Gấu Bắc Cực đói ăn giành nhau túi nhựa bẩn
Bức ảnh đau lòng lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hai chú gấu Bắc Cực đói khát đang giành nhau chiếc túi nhựa bẩn.
Gấu Bắc Cực đói ăn giành nhau túi nhựa bẩn
Hình ảnh đáng lo ngại do trưởng nhóm thám hiểm Bắc Cực Jens Wikstrm, từ Gothenberg, Thụy Điển ghi lại trong một chuyến đi.
Những bức ảnh đau lòng cho thấy khoảnh khắc hai chú gấu Bắc Cực con chơi trò kéo co, giành nhau chiếc túi nhựa chúng tìm thấy trong tuyết, trước khi ăn một cách ngon lành. Jens Wikstrm cho biết những con gấu trắng Bắc cực tranh tranh giành nhau trong khoảng 15 phút sau đó ăn luôn trong khi nhà thám hiểm không thể làm gì để ngăn cản hành động này.
Bức ảnh do nhà thám hiểm chia sẻ nhằm nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng gia tăng về tình trạng ô nhiễm nhựa và những hậu quả đối với động vật trong tự nhiên.
Gấu Bắc Cực nhặt được túi nhựa bẩn trong tuyết trắng
Jens Wikstrm, 30 tuổi, có 9 năm kinh nghiệm đi thuyền, đã chụp ảnh các động vật có vú tại Lifdefjorden ở Svalbard, Na Uy, từ khoảng cách gần 30 mét.
Video đang HOT
Anh tiếp tục giải thích rằng những con gấu Bắc Cực đã tìm thấy túi nhựa đen sau khi đào tuyết ở bờ biển. Chúng xé nát như một món đồ chơi trước khi nhai ngấu nghiến. Jens Wikstrm nói: “Chúng chơi đùa bất cứ thứ gì có thể chạm tay vào.”
Được biết, trên những hòn đảo xa xôi của Bắc Cực, Jens Wikstrm từng chứng kiến những con gấu và cáo tò mò ăn phải rác thải nhựa trôi dạt vào bờ theo dòng chảy từ Bắc Băng Dương, Đông Bắc Svalbard hoặc Hải Lưu Gulf Stream từ Châu Âu.
Gấu Bắc Cực chơi đùa sau đó ăn túi nhựa bẩn
Các chuyên gia lo ngại rằng vi nhựa đang ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của cá và hải cẩu, do vậy nhựa cũng xuất hiện trong thức ăn của gấu Bắc Cực khi chúng bắt cá. Và khi nó đi vào hệ tiêu hóa, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cả nguồn sữa của gấu mẹ.
Jens Wikstrm chia sẻ: “Tôi chỉ hy vọng mọi người sẽ suy nghĩ kỹ trước khi để lại túi ni lông hoặc tàn thuốc trên mặt đất, bạn sẽ không bao giờ biết chúng sẽ trôi về đâu”.
Các cuộc điều tra vào năm 2017 cho thấy chỉ còn khoảng 250 con gấu lang thang ở khu vực ven biển xung quanh Svalbard.
10 điều chỉ có ở Bắc Cực
Bắc Cực, lục địa lạnh giá ở Bắc bán cầu, luôn ẩn chứa những hiện tượng kỳ lạ mà đôi khi giới khoa học cũng khó có thể giải thích.
1. Có 2 Bắc Cực: Có 2 địa điểm thực sự đều có thể gọi là Bắc Cực. Điểm thứ nhất là vùng đất liền nằm ở trên đỉnh phía bắc mà con người nhìn thấy. Điểm thứ 2 là điểm "cực từ" phía bắc theo góc nghiêng của Trái Đất, luôn thay đổi tùy thuộc những gì xảy ra bên dưới lớp vỏ hành tinh.
2. Không có đất liền: Vùng đất Bắc Cực rộng lớn thực chất là tảng băng khổng lồ bị đất liền bao quanh trong vùng biển của Bắc Băng Dương. Do vậy, Bắc Cực thực tế không có đất liền.
3. Người đầu tiên khám phá Bắc Cực: Năm 1909, một người đàn ông tên Robert Peary tuyên bố mình đã khám phá Bắc Cực, đồng thời cắm một lá cờ Mỹ giống như khi khám phá Mặt Trăng. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về độ chính xác của tuyên bố này, những tranh cãi diễn ra tới tận ngày nay.
4. Nhiệt độ không quá lạnh: Nhiều người nghĩ rằng Bắc Cực vô cùng lạnh giá. Sự thật không phải như vậy. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè ở Bắc Cực khoảng 0 độ C, trong khi mùa đông nhiệt độ sẽ xuống khoảng âm 40 độ C.
5. Nơi lạnh thứ 2 trên Trái Đất: Bắc Cực không phải nơi lạnh nhất Trái Đất, mà là Nam Cực. Nhiệt độ của Nam Cực vào mùa đông có thể xuống tới âm 70 độ C.
6. Bắc Cực là một mỏ vàng: Theo nhiều khảo sát địa lý, khoảng 22% trữ lượng dầu mỏ trên Trái Đất chưa được khám phá nằm dưới các vùng biển lạnh giá của Bắc Cực. Ngày nay, khi băng dần tan, việc khai thác những mỏ dầu này hoàn toàn có thể thực hiện.
7. Bắc Cực không thuộc quốc gia nào: Lãnh thổ Nunavut phía bắc Canada nằm gần Bắc Cực nhất, trong khi Greenland đứng thứ 2. Dù vậy, Bắc Cực thực sự lại nằm trên vùng biển quốc tế, do đó không thuộc sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, nhiều quốc gia gần Bắc Cực vẫn tuyên bố yêu sách và một phần chủ quyền.
8. Sét đã tới Bắc Cực: Trong lịch sử, sét không xuất hiện ở Bắc Cực. Tuy nhiên, do hiện tượng nóng lên toàn cầu, Bắc Cực đang dần đón những cơn bão. Vào mùa hè năm 2019, một cơn bão đi kèm với sấm sét đã xuất hiện ở Bắc Cực và đánh xuống 48 lần.
9. Mặt Trời mọc và lặn mỗi năm một lần: Do độ nghiêng của trục Trái Đất, Bắc Cực sẽ đón bình minh thực sự vào tháng 3 và hoàng hôn vào tháng 9. Điều này khiến mùa đông mãi mãi tối và mùa hè luôn nhìn thấy Mặt Trời.
10. Có hệ sinh thái đa dạng: Dù con người không thể sống và thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực, nhưng tại đây vẫn tồn tại một hệ sinh thái đa dạng. Cá voi xanh, cá voi sát thủ cùng rất nhiều loài cá sống dưới nước, trên bờ là hải cẩu, hải mã và gấu trắng Bắc Cực...
Theo news.zing.vn
Ảnh thiên văn đẹp nhất năm 2020 tiết lộ bí mật của vũ trụ Tác phẩm chụp dải Ngân hà lung linh đẹp như mơ được bình chọn là bức ảnh thiên văn đẹp nhất 2020. Insight Investment Astronomy Photographer of the Year là cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế lớn nhất tôn vinh vẻ đẹp của thiên văn vũ trụ cũng như kích thích sự sáng tạo của các nhiếp ảnh gia khắp thế giới. Hàng...