Gặt thành công nhờ quyết định học nghề
Trong đợt thi tay nghề Quốc gia lần thứ X vừa diễn ra, phóng viên Báo NTNN đã ghi nhận được nhiều câu chuyện về thành công của những học sinh nông thôn thoát nghèo, đổi đời từ việc đi học nghề.
Tiếp nối con đường của bố
Tốt nghiệp Trường THPT Tạ Yên (Yên Mô, Ninh Bình) chàng trai trẻ Bùi Duy Kiệm (20 tuổi) không chọn vào đại học dù có mức điểm khá cao. Lý do là bố mẹ Kiệm đều là nông dân, kinh tế khó khăn. Để đủ tiền cho các con ăn học, bố mẹ Kiệm đi làm thuê ở xa. “Ở quê làm ruộng không thì không đủ ăn vì vậy, mẹ em làm thêm nghề phụ hồ mỗi lúc rảnh rỗi, bố thì đi làm thợ xây. Nhờ vậy hai anh em mới có tiền ăn học. Bố vẫn thường nói phải có nghề mới sống được, vì thế ông luôn hướng cho em lựa chọn con đường học nghề” -Kiệm kể.
Thí sinh dự thi tay nghề trong Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X. Ảnh: Thùy Anh
“Qua các kỳ thi tay nghề, điều đáng mừng không chỉ là trình độ kỹ năng nghề của các học sinh được rèn luyện mà còn giúp xã hội hiểu hơn về dạy nghề, học nghề. Nhờ vậy, công tác đào tạo nghề nói chung và dạy nghề cho cả lao động nông thôn nói riêng cũng bắt đầu có những khởi sắc, chất lượng giáo dục nghề vì thế cũng được nâng lên”. Ông Nguyễn Hồng Minh -
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
(Bộ LĐTBXH)
Mặc dù gia đình động viên, nhưng họ hàng, xóm giềng đều nuối tiếc. Ai cũng bảo, sao Kiệm học tốt, có thể học đại học để “đổi đời” mà lại đi học nghề thợ xây, lấm lem, vất vả? Lúc đầu, chàng trai trẻ cũng khá chạnh lòng, nhưng sau 3 năm học nghề, Kiệm thấy rằng mình đã lựa chọn đúng.
Video đang HOT
Trong kỳ thi này, Kiệm đạt huy chương vàng ở nghề xây gạch – đây cũng là minh chứng cho mọi người thấy quyết định của Kiệm và gia đình là hoàn toàn đúng đắn. “Dự định của em sau khi kết thúc Kỳ thi tay nghề Quốc gia sẽ tập trung ôn luyện để tham gia kỳ thi tay nghề ASEAN. Nếu được, sau này em muốn trở thành một thầy giáo giảng dạy cho các bạn học sinh” – Kiệm chia sẻ.
Mong xã hội thay đổi nhận thức về học nghề
Không có may mắn được gia đình ủng hộ, cô gái Nguyễn Thị Doan (ngành Thiết kế thời trang, Trường Cao đẳng Bách Khoa) từng phải nhập học trường nghề với rất nhiều những lo lắng, trăn trở.
Lúc đầu, gia đình không đồng ý vì muốn em vào đại học, nhưng từ nhỏ em thích nghề may vá nên Doan quyết tâm đăng ký theo học nghề thời trang. “Lúc đăng ký đi học gia đình còn phản đối. Bố mẹ em làm nông nghiệp nên chỉ thích em học các ngành liên quan tới quản trị kinh doanh hoặc kinh tế để sau này không phải làm nghề tay chân như bố mẹ. Sau một thời gian dài thuyết phục và tỏ thái độ kiên quyết không vào đại học, bố mẹ cũng đồng ý” – Doan kể lại.
Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm ấy mà dù mới chỉ là sinh viên năm 2 nhưng Doan đã giành huy chương Bạc trong Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X, ngành Thiết kế thời trang vừa qua.
Cô Phạm Thuỳ Trang (Giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Bắc Nam – Hải Phòng) – người trực tiếp hướng dẫn cho Doan cho biết, thiết kế thời trang là một nghề khá vất vả, đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì, chính xác rất cao. Trong quá trình đào tạo, huấn luyện cho các em, giáo viên thường phải trau dồi rất nhiều kỹ năng may vá. Không những thế, các thầy cô còn phải huấn luyện cho học sinh cả về thời gian và chuẩn bị tâm lý khi thực hiện bài thi.
Chia sẻ ngoài lề về chuyện học nghề, cô Trang cũng cho biết thêm, thực tế hiện nay đa phần học sinh học nghề là con em nông dân, những học sinh nghèo thường không có điều kiện theo học đại học vì vấn đề kinh phí. “Mặc dù xu hướng của xã hội đã bắt đầu có sự thay đổi, mọi người bắt đầu đánh giá cao hơn việc học sinh học nghề, làm nghề nhưng vẫn còn một bộ phận xem học nghề chỉ là bất đắc dĩ. Ở nhiều vùng quê, dù bố mẹ làm nông nghiệp nhưng lại muốn con học đại học với mong muốn con thoát khổ” – cô Trang nói.
Cũng như nhiều học sinh đang học nghề, em Doan mong muốn xã hội thay đổi suy nghĩ về việc học nghề. “Hy vọng của em là được xã hội nhìn nhận, đánh giá công bằng về việc học nghề và học đại học. Cá nhân em cho rằng, học gì, làm gì không quan trọng mà phải xem mình có đam mê với nghề, có góp ích gì cho xã hội hay không?” – Doan nói.
Theo Danviet
Huyện nghèo Đầm Hà phấn đấu cuối năm 2017 có 3 xã về đích NTM
Là huyện miền núi, ven biển còn nhiều khó khăn, với 80% dân số sống bằng nghề nông, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít. Nhưng trong 9 tháng đầu năm 2017, 3 xã: Dực Yên, Quảng Tân, Đầm Hà của huyện Đầm Hà được đánh giá "gần sát nút" đích NTM. Điều này cho thấy sự cố gắng, phấn đấu của các cấp chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện.
"Gần sát nút" đích NTM
Bắt tay vào xây dựng NTM, huyện Đầm Hà có xuất phát điểm thấp, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; hạ tầng kỹ thuật, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao còn thiếu thốn, không đồng bộ, thu nhập của người dân còn thấp; việc huy động nguồn lực chung tay xây dựng NTM khó khăn; xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả còn hạn chế...
Song với quyết tâm cao, quyết liệt, sâu sát địa bàn, sau nhiều năm triển khai, việc thực hiện chương trình xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến tốt. Các địa phương, các ngành, đoàn thể đã chủ động trong triển khai thực hiện; nhiều tiêu chí, nhiệm vụ đã đạt kết quả cao, những cách làm hay, sáng tạo được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở.
Sản phẩm OCOP củ cải Đầm Hà đã tạo nên thương hiệu, giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất.
Tiêu biểu, đã có nhiều hoạt động thiết thực được triển khai tổ chức thực hiện như vận động nhân dân dồn đổi ruộng đất, hiến đất, tham gia kinh phí, ngày công làm đường nội thôn, phát động phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm; thực hiện xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu; vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng các tổ chức đoàn thể cơ sở vững mạnh...
Trồng củ cải giúp người dân ổn định cuộc sống, cho thu nhập cao mỗi năm.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Bí thư huyện ủy Đầm Hà cho biết: Đầm Hà là một huyện còn rất nghèo, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, 3 xã trên địa bàn huyện đã đáp ứng được gần đủ 20 tiêu chí và 53 chỉ tiêu về nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020. Trong 3 tháng cuối năm, huyện sẽ tiếp tục phấn đấu đưa 3 xã này đạt chuẩn năm 2017.
Phấn đấu đưa 3 xã đạt chuẩn năm 2017
Tính đến nay, toàn huyện đã giải ngân được 1.820 triệu/15.676 triệu bằng 12% so với nguồn vốn được phân bổ. UBND huyện đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số tiền 2.159.604 triệu đồng.
Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào các vùng quy hoạch tập trung về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản và dược liệu trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện chương trình 135 năm 2017 ngay sau khi có quyết định phân khai nguồn vốn của tỉnh, trong đó tập trung hướng dẫn thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với đề án đưa các xã thoát 135 và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo đúng trình tự với kinh phí thực hiện 5.475 triệu đồng; điều chuyển nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình xây dựng nông thôn mới cho 2 thôn đặc biệt khó khăn (Tân Đức, Yên Sơn) chưa được phân bổ nguồn vốn 135 để thực hiện hợp phần phát triển sản xuất theo chương trình 135 là 1.395 triệu đồng.
Nông dân Ty Văn Bích (xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà) giới thiệu chiếc máy thái củ cải mới đầu tư.
Tập trung phát triển sản phẩm OCOP về số lượng và chất lượng. Quy mô sản lượng, trữ lượng lưu trữ các sản phẩm OCOP duy trì ổn định. Đăng ký sản phát triển 2 sản phẩm OCOP mới; Phê duyệt dự án đầu tư thiết kế lôgô, nhãn mác, bao bì và đánh giá chứng nhận sản phẩm trong chương trình OCOP. Tổ chức Hội thi đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.
Để đạt mục tiêu phát triển sản xuất hoàn thành chương trình 135 vào cuối năm, góp phần quá trình đưa 9/9 xã phấn đấu "về đích" giai đoạn 2017- 2020, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần tiếp tục thể hiện quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa. Huyện cần tập trung sản xuất, thu hút đầu tư, nâng cao thu nhập và làm thay đổi căn bản đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; nâng cao hạ tầng kỹ thuật nông thôn theo hướng đồng bộ; tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng nếp sống văn minh.
Mục tiêu của huyện đến hết năm 2017 là phấn đấu đưa 3 xã về đích nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm 2017 huyện Đầm Hà đã chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Cụ thể: Xã Dực Yên đạt 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu (tăng 8 tiêu chí, 10 chỉ tiêu so với đầu năm); Xã Quảng Tân đạt 16/20 tiêu chí, 47/53 chỉ tiêu (tăng 5 tiêu chí, 9 chỉ tiêu so với đầu năm); Xã Đầm Hà 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu (tăng 5 tiêu chí, 8 chỉ tiêu so với đầu năm). Đến thời điểm hiện tại, xã cao nhất đạt 17/20 tiêu chí, 46/53 chỉ tiêu; xã thấp nhất đạt 6/20 tiêu chí, 24/53 chỉ tiêu.
Theo Danviet
Lần thứ 2 Việt Nam giành huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giới Nhờ chủ trương đúng đắn xã hội hoá công tác huấn luyện nghề cho các thí sinh mà năm nay, một lần nữa đoàn Việt Nam lại giành được tấm Huy chương Đồng trong kỳ thi tay nghề thế giới. Có kỹ năng là có tự tin Tiếp nối thành công từ cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 43 năm 2015,...