Gặp Tiến sĩ chữa trầm cảm đầu ngành của Việt Nam
Được xem là Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp đầu ngành trong lĩnh vực trầm cảm ở Việt Nam, Thầy thuốc ưu tú Tô Thanh Phương, Phó GĐ kiêm Trưởng khoa 6, Viện Tâm thần TW1 luôn có những nhiệt huyết không ngừng trong công việc…
PGS.TS Tô Thanh Phương, sau khi tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội năm 1982 ông thực hiện nghĩa vụ quân sự, là bác sĩ quân y của trường sĩ quan Tên lửa – ra đa (nay là Học viện Phòng không – không quân). Từ tháng 1-1986 đến nay, ông chuyển ngành về công tác tại BV Tâm thần Trung ương I. Trong cuộc sống, có nhiều người chọn hướng đi rõ ràng ngay từ đầu nhưng cũng có những người chỉ đến với nghề một cách tình cờ, như một cái duyên. Con đường đưa PGS.TS Tô Thanh Phương đến với chuyên ngành trầm cảm là một “ngã rẽ” không hẹn trước. Đó là thời điểm năm 1989 khi ông đang là Phó trưởng khoa 5 của BV Thần kinh.
Có một bệnh nhân người Lai Châu, đang được điều trị tại khoa khi đó. Mặc dù đã được bác sĩ trưởng khoa tiêm liều thuốc khá cao trong 1 tuần là Aminazine 25 mg ngày 6 ống, Haloperidol 5 mg ngày 4 ống, bệnh nhân vẫn kích động dữ dội. Thấy vậy, bác sĩ Tô Thanh Phương đã bỏ thời gian vài ngày theo dõi và thấy bệnh nhân có biểu hiện mắt đỏ, vẻ mặt u buồn, có lúc sụt sùi khóc, ngồi ở góc buồng.
Nhận định trường hợp này là trầm cảm, ông đã mạnh dạn xin nhận điều trị cho bệnh nhân. PGS.TS Tô Thanh Phương kể: “Cũng may trưởng khoa đồng ý và bảo tôi viết đơn chịu trách nhiệm. Sau khi GĐ ký đồng ý thì tôi điều trị bằng công thức riêng của mình. Ngay ngày hôm sau, bệnh nhân đã thấy dễ chịu. Sau 1 tuần, bệnh nhân chuyển biến tốt. Từ đó tôi quyết tâm đi theo hướng điều trị trầm cảm.
Thầy thuốc ưu tú Tô Thanh Phương, Phó GĐ, kiêm Trưởng khoa 6, Viện Tâm thần TW1 đang thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh: T.Yên)
Năm 1995, khi sang Pháp nghiên cứu lần 1, tôi thấy họ chỉ dùng thuốc chống trầm cảm đơn thuần cho bệnh nhân và họ nặng về liệu pháp tâm lý nên ít hiệu quả. Tôi mua nhiều sách đem về nghiên cứu. Năm 2000 tôi bắt đầu làm luận án điều trị trầm cảm bằng thuốc an thần kinh phối hợp với thuốc chống trầm cảm.
Thời điểm đó, an thần kinh là chống chỉ định điều trị trầm cảm. Năm 2002, tôi sang Pháp lần 2 và hỏi ý kiến các giáo sư. Các thầy thấy khả thi nên động viên tôi. Kết quả, tôi đã báo cáo thành công luận án Tiến sĩ điều trị trầm cảm bằng an thần kinh phối hợp với chống trầm cảm đã đem lại hiệu quả rất cao. Hiện nay biện pháp chữa bệnh này đã thành phổ biến. Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm đã khỏi bệnh”.
Video đang HOT
Là một bác sĩ điều trị trầm cảm cho bệnh nhân, công việc của PGS.TS. Tô Thanh Phương gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó nhất là việc chẩn đoán bệnh bởi nếu chẩn đoán không đúng thì điều trị không hiệu quả. “Việc tiếp xúc với bệnh nhân trầm cảm không dễ dàng và đòi hỏi người bác sĩ phải có chuyên môn, sự kiên nhẫn, tâm huyết với công việc, thấu hiểu, chia sẻ với người bệnh. Nhiều khi để làm được tốt công tác tư tưởng, những bác sĩ như tôi phải ngồi trò chuyện với bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân hàng giờ liền. Đôi khi chỉ nghe họ kể những câu chuyện vụn vặt không đầu không cuối và phải tự chắp vá lại để phán đoán hướng điều trị và động viên họ”, PGS.TS Tô Thanh Phương chia sẻ.
PGS.TS Tô Thanh Phương luôn tâm niệm rằng, là bác sĩ thì quan trọng nhất phải có cái tâm với nghề. Khi đó, bạn sẽ thăm khám cho người bệnh bằng cả trái tim và khối óc mới ra được bệnh. Bởi rất nhiều người bệnh mà các triệu chứng không điển hình, rất khó để xác định 1 ca trầm cảm. Ngược lại, phải khám tỉ mỉ, khám lâu, hỏi kỹ và đồng cảm với người bệnh mới được. Nếu như nhiều bác sĩ khám cho bệnh nhân qua loa, thậm chí quát nạt thì không bao giờ chữa được trầm cảm.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trầm cảm, PGS.TS Tô Thanh Phương không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, áp dụng những phương pháp điều trị mới. Ông chính là người đem kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ – kỹ thuật mới nhất trong điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt từ Pháp về áp dụng ở Việt Nam. Hiện nay nhiều BV tâm thần trong cả nước đã sử dụng kỹ thuật này trong điều trị bệnh trầm cảm.
PGS.TS Tô Thanh Phương đã nghiên cứu đề tài dùng kích thích từ xuyên sọ điều trị chứng ảo thanh kéo dài đạt hiệu quả cao, 63,33% hết ảo thanh. Bên cạnh đó là phương pháp trắc nghiệm về tâm lý cho kết quả nhanh, chính xác. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, PGS.TS Tô Thanh Phương không nhớ hết mình đã điều trị cho bao nhiều người bệnh, chỉ biết rằng, ông chưa từng bó tay trước bất kỳ bệnh nhân trầm cảm nào. Với cách làm đó, nhiệt huyết đó, PGS.TS Tô Thanh Phương âm thầm xoa dịu nỗi đau tâm hồn cho bệnh nhân để giúp họ có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Ông cũng dự định sẽ viết một cuốn sách về các phương pháp chữa một số bệnh trầm cảm rất đặc hiệu mà nhiều bác sĩ hiện nay còn lúng túng. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan và áp lực khiến nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm như hiện nay, công việc của những bác sĩ chuyên khoa tâm thần như PGS.TS Tô Thanh Phương cũng áp lực và căng thẳng hơn nhưng họ vẫn là điểm tựa tin cậy của những người không may bị bệnh trầm cảm. Sự cống hiến vì cộng đồng của ông đã được ghi nhận xứng đáng. Năm 2014, 2015, ông đã vinh dự được nhận hai phần thưởng cao quý do Nhà nước trao tặng, đó là được ghi danh vào bảng vàng tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám và trở thành cá nhân ưu tú trong lễ vinh danh “Nhân tài đất Việt”.
Thái Yên
Theo PLXH
Ăn trứng thường xuyên giúp chống mù lòa do tuổi tác
Ăn trứng thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) - nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi - theo một báo cáo trên tạp chí Clinical Nutrition.
Trứng là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu lutein và zeaxanthin.
Các nhà nghiên cứu Australia đã theo dõi 3.654 người trong 15 năm và phát hiện ra rằng những người báo cáo ăn 2-4 quả trứng mỗi tuần giảm được 49% nguy cơ bị "AMD muộn" trong thời gian đó, so với những người ăn chưa đến một quả trứng mỗi tuần.
Trứng là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu các carotenoid lutein và zeaxanthin, có thể làm thay đổi tiến triển của AMD.
Liệu pháp từ trường điều trị trầm cảm
Theo nghiên cứu từ Đại học Cornell, Mỹ, liệu pháp từ có hiệu quả đối với trầm cảm không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Tờ The Journal of Affective Disorders báo cáo rằng những bệnh nhân điều trị ba buổi bằng liệu pháp từ liều thấp cải thiện gần gấp đôi so với những bệnh nhân điều trị giả.
Việc điều trị, trong đó bệnh nhân nằm ngửa với đầu đặt trong một thiết bị phát ra sự kích thích, cho thấy sự cải thiện sau hai ngày điều trị.
Các nhà nghiên cứu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh tác dụng cải thiện tâm trạng của liệu pháp này trong điều trị trầm cảm kháng trị. Người ta cho rằng liệu pháp này phát huy tác dụng nhờ làm cho các tế bào thần kinh hoạt động mạnh hơn và cải thiện các kết nối não.
Điều trị loét bằng...giòi
Một nghiên cứu từ Iran đã xác nhận khả năng chữa lành của giòi đối với các vết thương bị nhiễm trùng.
Năm mươi bệnh nhân bị loét chân không lành trong ít nhất ba tháng được chia thành hai nhóm. Cả hai đều được điều trị bằng kháng sinh và được làm sạch vết thương; một nhóm cũng được điều trị bằng giòi, trong đó ấu trùng ruồi sống được đặt vào vết thương.
Kết quả trên tờ Journal of Wound, Ostomy, and Continence Nursing cho thấy số vết thương nhiễm trùng giảm đáng kể sau 48 đến 96 giờ ở những người được điều trị bằng giòi so với những người được chăm sóc thường quy.
Giòi ăn các mô chết làm chậm quá trình lành vết thương, và giải phóng các chất chống nhiễm trùng.
Cẩm Tú
Theo DM
Mỹ 'bật đèn xanh' cho thuốc xịt mũi điều trị trầm cảm Thuốc xịt mũi Esketamine có tác dụng khôi phục kết nối tế bào thần kinh được kỳ vọng trở thành bước tiến quan trọng trong điều trị trầm cảm. Ảnh minh họa Hội đồng tư vấn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) ngày 12/2 đã bỏ phiếu cho sản phẩm thuốc xịt mũi điều trị trầm cảm esketamine của...