Gặp thủ khoa là con trai người bán cá
Lâm đi thi, bố mẹ đều tin con sẽ “ vượt vũ môn” nhưng không ngờ em lại đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương HN với số điểm thật ấn tượng: Tổng điểm 28, cụ thể các môn: 9,75 điểm Toán, 8,5 điểm Văn, 9,5 điểm tiếng Anh
Tên đầy đủ của chàng thủ khoa khối D (D1) kỳ thi tuyển sinh ĐH vào ĐH Ngoại thương Hà Nội năm nay là Nguyễn Kim Lâm, học sinh lớp 12H, Trường THPT Chuyên ngữ, ĐHQG Hà Nội. Bố em hiện đang làm ở nhà máy in. Mẹ em trước cùng làm ở nhà máy với bố, sau về nhà bán cá cảnh ở đầu ngõ.
Kim Lâm chụp chung với mẹ, cô Nguyễn Thị Vân Lan trên đường đẩy xe bán cá cảnh về nhà.
Từng trượt thi chọn đội tuyển tiếng Anh
Em có bất ngờ trước thành tích này không?
Bất ngờ anh ạ. Em không nghĩ mình được 28 điểm. Thi xong, em chấm thấy chỉ được 26-27 điểm thôi.
Lâm có thể kể thêm về thành tích học tập?
12 năm liền em là học sinh giỏi. Lớp 9 em đạt giải Ba, môn tiếng Anh toàn thành phố. Chỉ thế thôi ( cười). Vừa qua, thi vào vòng 2 ở trường, chọn học sinh đi thi tiếng Anh em bị loại. Cũng hơi buồn một chút.
Lớp chuyên Anh của em nhiều bạn điểm cao như em không?
Video đang HOT
Cũng khá cao anh ạ (rụt rè). Nhiều bạn tiếng Anh học giỏi hơn em nhưng điểm 2 môn còn lại không cao. Em chủ trương phải học đều các môn, không quá thiên về môn này, bỏ môn kia.
Đỗ Ams nhưng môi trường ở đó không hợp với em Kim Lâm bên các bạn cùng học cấp III.
Vì sao em lại chọn thi, học ở Trường THPT Chuyên ngữ, ĐHQG Hà Nội?
Cấp II em học THCS Lô-mô-lô-xôp. Thi cấp III em có đỗ lớp tiếng Anh 2, Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam nhưng không học vì thấy môi trường ở đó học sinh năng động và chủ yếu con gia đình khá giả, không hợp với tính cách cũng như điều kiện kinh tế nhà em. Học ở Ams ngày trước cũng xa nhà hơn so với Trường THPT Chuyên ngữ nữa (cười).
Và em hài lòng với quyết định đó?
Vâng. Em thấy mình thực sự may mắn khi học trong ngôi trường này. Các bạn trong lớp đều tương đồng tính cách và giúp đỡ nhau rất nhiều. Không khí nơi đây thật sự ấm áp như ở gia đình vậy.
Bật mí cách đạt điểm cao
Đạt 28 điểm ở khối D1, phương pháp học tập của em như thế nào?
Toán em là nhiều dạng bài khác nhau để không ngợp trước các dạng đề. Thi em làm câu dễ trước, câu khó để sau. Thật tiếc là em lại mất điểm ở câu dễ nhất (phần lượng giác), chỉ sai sót nhỏ là mất 0,25 điểm.
Kim Lâm bên cây đàn ghi-ta mới được bố mẹ mua cho để theo học trong thời gian chờ nhập học.
Môn Văn em đọc nhiều sách, dạng đề sau đó ghi vào một quyển sổ theo ý hiểu của mình. Thầy dạy em nên làm câu 5 điểm trước vì câu này nếu làm tốt sẽ tạo ấn tượng với người chấm thi. Ở những câu sau các thầy cô có thể nhẹ nhàng hơn với bài làm của mình. Câu nghị luận 3 điểm em để làm cuối cùng để tránh viết lan man, dài dòng.
Môn Ngoại ngữ vì bọn em học chuyên nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày em học từ 10-15 từ mới, dùng từ điển Anh – Anh để hiểu bản chất, ý nghĩa của từ. Học môn này không thể nhanh được, phải “mưa dầm thấm lâu”. Ngoài ra em có đi học thêm ở trung tâm.
Một tuần em học thêm bao nhiêu buổi?
Lịch học thêm của em gần như kín tuần. 3 buổi học thêm Toán, 2 buổi học thêm Văn, 2 buổi học thêm Tiếng Anh. Mỗi ngày em chỉ có 4-5 tiếng tự học.
Đi học thêm giúp ích nhiều cho em không?
Em thấy có nhiều cái lợi. Ví dụ bạn nào khả năng tự học chưa tốt, đi học cũng nâng cao tinh thần học. Đến lớp những thầy cô có kinh nghiệm sẽ kèm cặp, giúp đỡ mình rất nhiều. Tất nhiên mỗi người phải tự thân phấn đấu nữa.
Học nhiều như thế, em còn thời gian để chơi không?
Cũng không nhiều lắm. Chủ yếu em nghe nhạc và gấp giấy kiểu origami. Thời gian này khi thi xong em xin bố mẹ cho theo học ghi-ta.
Muốn du học nhưng chưa có điều kiện
Bạn bè học cấp III của em du học nhiều không?
Cũng nhiều anh ạ. Em cũng mong muốn nhưng nhìn vào gia đình: bố làm trong nhà máy in, mẹ bán cá cảnh nếu có kiếm được học bổng thì sang đó tiền sinh hoạt cũng là gánh nặng lớn với gia đình rồi. Hiện nhà em còn có anh trai cũng đang là sinh viên báo chí nữa. Thu nhập của bố mẹ, nuôi hai anh em cũng chỉ đủ sống thôi
Ước mơ trong tương lai của em là gì?
Em đăng ký vào chuyên ngành Tài chính quốc tế. Ước mơ sau này của em là được làm trong ngành Kiểm toán, có thu nhập cao. Nhưng trước mắt em sẽ cố gắng học tốt để sau đó kiếm được học bổng đi du học. Khi ấy bố mẹ em có thêm thời gian để chuẩn bị về tài chính, em cũng chin chắn hơn để đi nước ngoài học tập.
Cảm ơn em! Chúc em sớm đạt được mơ ước của mình!
Theo VNN
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thị sát chấm thi cao đẳng
Hôm nay 21/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Trưởng ban chỉ đạo thi tuyển sinh ĐH, CĐ kiểm tra đột xuất công tác chấm thi cao đẳng tại Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội và Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra chấm thi cao đẳng.
Trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải vừa được nâng cấp lên thành từ trường Cao đẳng Giao thông vận tải. Năm nay trường có hơn 20 nghìn thí sinh dự thi. Giám khảo Trần Văn Lộc chấm tự luận môn Toán của trường trường đại học Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết, mặt bằng chung các bài chi của thí sinh đạt điểm có phần cao hơn năm 2010 nhưng số thí sinh đạt điểm tuyệt đối rất ít cho thấy đề thi năm nay khá sát với năng lực, trình độ thí sinh và có có sự phân hoá cao.
Trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội năm nay có hơn 12 nghìn thí sinh dự thi vào trường. Ban chỉ đạo thi tuyển sinh đã huy động 20 giám khảo chấm các môn tự luận (các môn thi trắc nghiệm hợp đồng chấm với Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng).
Giám khảo Nguyễn Hữu Thịnh chấm thi tại trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội cho biết, có cả những bài thi được điểm rất thấp hoặc sát với điểm tuyệt đối nhưng điểm phổ biến tập trung vào khoảng từ 3-7 điểm.
Theo thứ trưởng Bộ GD và ĐT Bùi Văn Ga, qua kiểm tra công tác chấm thi cho thấy các trường đều đã tuân thủ đúng quy chế chấm thi. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và hạn chế thấp nhất những sai sót có thể xảy ra, các trường cần rà soát kỹ các tiêu chuẩn của giám khảo chấm thi, nhất là trình độ chuyên môn và bảo đảm không có bất kỳ người thân nào dự thi trong kỳ thi năm nay. Các trường cũng tổ chức tốt chấm hai vòng độc lập ở hai phòng khác nhau nhằm bảo đảm kết quả thi của thí sinh đúng với đáp án của Bộ GD-ĐT và khách quan nhất.
Sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ để nộp vào trường khác, các trường tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được rút hồ sơ ĐKXT.
Theo Dân Trí
Sẽ không có thủ khoa điểm tuyệt đối 30/30? Cho đến chiều 21/7, nhận định ban đầu từ 14 trường đã công bố, so với năm trước kết quả điểm thi năm nay đạt thấp hơn. Một số trường top đầu hứa hẹn có nhiều điểm tuyệt đối thì năm nay cũng giảm đáng kể. Cac trương "dôi dao" lương thu khoa điêm bai thi 30/30 như ĐH Bach khoa Ha Nôi,...