Gặp thầy giáo trẻ ở Trường Sa

Theo dõi VGT trên

“Làm thầy giáo dạy học ở Trường Sa có nhiều điều để khắc cốt lắm. Vất vả có, thiếu thốn có nhưng thiêng liêng lắm, chẳng nơi đâu có được” – Trương Xứ Long chia sẻ.

Gác lại con đường học vấn, khép lại giấc mơ của mối tình đầu hai năm, chàng thanh niên Trương Xứ Long viết đơn tình nguyện ra Trường Sa làm một công chức xã. Gần 5 năm gắn bó với quân, dân xã đảo, anh kiêm nhiệm thêm chức vụ “chú nuôi dạy trẻ” rồi thầy giáo trẻ xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa (Khánh Hòa).

Gặp thầy giáo trẻ ở Trường Sa - Hình 1

Thầy giáo Trương Xứ Long trong lớp học với bộ đồng phục của Đội Dân quân tự vệ biển.

Bỗng dưng được làm thầy

Lang thang ở Song Tử Tây chụp ảnh, ghé vào một lớp học được tận dụng từ hội trường của Ủy ban nhân dân xã đảo, người viết chợt bồi hồi khi nhìn người thầy giáo trẻ tay cầm viên phấn trắng tỉ mẩn, nắn nót từng chữ trên bảng xanh với lớp học có sĩ số 2 học sinh.

Anh đang đặt câu hỏi để học sinh trả lời rồi từ đó hiểu được bài. Câu hỏi không đánh đố, cách đặt vấn đề dí dỏm, dễ hiểu cộng với cái giọng trầm ấm và nước da ngăm đen đặc trưng của biển là những phác thảo đầu tiên về bức chân dung thầy giáo Trương Xứ Long.

“Thời gian trôi xa quá, nhìn lại cứ nghĩ mới hôm qua mình làm đơn tình nguyện gửi lên Tỉnh đoàn Khánh Hòa để xin được ra đảo. Đợt đó tỉnh chỉ tuyển có 12 công chức xã đảo ra huyện Trường Sa mà có 70 bộ hồ sơ nộp lên. May mắn là mình đã vượt qua tất cả các vòng xét hồ sơ, phỏng vấn” – Long nhớ lại.

Chàng thanh niên 21 tuổi nhưng đã có 3 năm kinh nghiệm là đội viên đội thanh niên tình nguyện xã Sơn Lâm (Khánh Sơn, Khánh Hòa) thuộc biên chế của Tỉnh đoàn Khánh Hòa.

Quen với những chuyến đi, quen với những vùng đất mới cho nên khi nghe tin tỉnh tuyển công chức cho Trường Sa anh liền xung phong. Tháng 4/2008, Long cùng với 11 thanh niên ra Trường Sa và được phân công về xã đảo Song Tử Tây cùng với 3 người bạn.

Video đang HOT

“Trước khi lên đường tôi đang học trung cấp tin học nên phải bỏ giữa chừng, tỉnh cho tôi học một lớp sơ cấp về kỹ năng giảng dạy, không ngờ lớp sơ cấp đó là cơ duyên đưa tôi tới cái nghề “gõ đầu trẻ” hôm nay” – Long hào hứng kể.

Nhớ lại ngày đầu bước chân đến lớp anh không kìm được tiếng cười vang: “Ba người cùng đi với mình cũng là nam, mình trẻ nhất nên được phân công dạy các cháu đang học lớp mầm, lớp lá. Nhận lớp, nhận cháu mà người mình cứ ngớ ra. Cháu cười, ngủ thì sung sướng rồi, cháu mà khóc lên thì bối rối lắm. Các cháu đi vệ sinh thì hốt hoảng như… cháy nhà. Loay hoay cả buổi mà không biết làm thế nào, thế là chạy xuống nhà dân, kêu phụ huynh lên xử lý giúp. Nhìn mẹ bé thay tã, lau dọn mình bắt chước, sau lần đó mình thấy chăm em bé, dạy mẫu giáo cũng không khó lắm”.

“Làm chú nuôi dạy trẻ được một năm, khi các cháu lớn thì mình cũng được vượt cấp lên dạy lớp 1 rồi lớp 2, lớp 3… Thầy cứ được dạy tăng lớp theo trò. Có nhiều cháu lớn đi vào đất liền học lên cấp 2 thì mình cũng thất nghiệp. Khi đó, tôi lại đợi lớp mầm, lớp lá mới, sẽ bắt đầu với tiếng trẻ con khóc, nhưng lần này chắc sẽ không bỡ ngỡ như cái ngày đầu tiên đi làm chú nuôi dạy trẻ” – Long cười hóm hỉnh.

Chỉ thầy giáo ở Trường Sa mới có!

“Bỗng dưng được làm thầy giáo, rồi lại làm thầy giáo ở huyện Trường Sa, xã đảo Song Tử Tây, có gì khác biệt? Anh có cảm thấy thiệt thòi so với thầy cô giáo ở đất liền không?” – trả lời câu hỏi này, Long không giấu vẻ tự hào: “Dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng được làm thầy giáo ở Trường Sa là một điều may mắn và thiêng liêng, tôi không thấy gì thiệt thòi cả mà tôi luôn xem việc mình làm hôm nay là món quà mà tôi dành tặng cho tuổi trẻ của mình”.

Gặp thầy giáo trẻ ở Trường Sa - Hình 2

Long bên vườn rau tăng gia của mình.

Nói là nói vậy nhưng vẫn có những khó khăn, năm đầu đi dạy, các phụ huynh không tin tưởng những thầy giáo “tay ngang” như anh bởi anh không tốt nghiệp đại học hay cao đẳng chuyên về sư phạm.

“Phụ huynh hay lên lớp xem thầy dạy thế nào? Kiến thức có chuẩn không? Hơn nữa mình lại không soạn giáo án vì đặc thù của lớp, cứ thấy sách giáo khoa có gì thì mình dạy đó, có thể mình giống một gia sư chuyên nghiệp hơn là một thầy giáo. Nhưng khi phụ huynh thấy các con hiểu bài, hỏi đâu cũng biết, thầy hỏi gì cũng trả lời được thì họ yên tâm. Hơn nữa khi các em vào đất liền để học lên nữa các em học rất giỏi”.

Long liệt kê những cựu học sinh của mình như em Huỳnh Thị Tố Ngân, đang là học sinh giỏi cấp trường và là thành viên đội tuyển chuyên toán lý của trường cấp 2 Cam Ranh; em Phan Thị Thu Quyền, học sinh giỏi, thành viên đội văn nghệ của trường; Huỳnh Thị Bảo Trâm, em ruột của Tố Ngân đang học lớp 4 ở đảo, học rất khá…

“Vui là vui vậy nhưng mình cũng có rất nhiều cái để lo. Đảo rất đẹp nhưng không đủ để trí tưởng tượng của các em bay bổng. Ví dụ khi nói về cánh đồng lúa mình lên mạng tìm những bức ảnh đẹp về đồng lúa cho các em xem, các em biết mạ màu xanh, lúa chín màu vàng nhưng các em không thể tưởng tượng ra tiếng chim hót, tiếng côn trùng kêu trong cánh đồng, các em không biết mùi thơm của lúa trổ… Ngay cả xe cộ, nhà cửa, một trường học lớn, một lớp học với sĩ số lớp 30, 40 học sinh là như thế nào.

Ở đây có 1 thầy, 2 trò cũng có lớp 1 thầy 1 trò, mình vui vì có điều kiện được giảng cho các em tỉ mỉ hơn, thầy hỏi, trò trả lời, không cần đưa tay phát biểu nhưng khi vào đất liền thì muốn phát biểu phải đưa tay, xung phong.

Các em cứ giữ thói quen ở đảo, chỉ chờ thầy cô gọi nên trở thành thụ động, thầy cô trong đất liền phàn nàn lắm, sinh hoạt lớp phê bình rằng các em học giỏi nhưng lười phát biểu.

Các em buồn, gọi điện về cho thầy, thầy phải an ủi, phải mất một năm hoặc hơn các em mới bắt nhịp được với cách học của đất liền. Sau những lần đó, trong giờ học mình bắt phải giơ tay xin phát biểu để cho các em quen đi” – Long bộc bạch.

“Thiếu thốn về vật chất, thiếu thốn về trang thiết bị phòng học, nhưng không đáng sợ bằng việc thầy cô trên đảo thiếu thốn về kiến thức đâu. Trong đất liền các em có thể đọc thêm sách báo, lên mạng để tìm kiếm thông tin, nhưng ở trên đảo các em chỉ biết trông cậy vào thầy” – thầy giáo trẻ trầm ngâm.

Long kể, trong giờ tự nhiên học sinh hỏi về hệ mặt trời, về vũ trụ, ngân hà… hoặc ai đó nhờ các em giải một bài toán hình học, các em lại mang lên lớp hỏi thầy.

“Có những câu hỏi bất ngờ, “làm khó” thầy, thầy phải mang về nhà, không làm được thì cầu cứu đất liền, cầu cứu Internet, mình phải trả lời cho bằng được. Không như ở đất liền, thầy giáo ở Trường Sa phải biết hát, biết múa, kiêm luôn cả giáo viên thể dục, phụ trách trang thiết bị lớp học… bởi không ai có thể làm thay mình những việc đó” – anh Long tâm sự.

Ngoài nhiệm vụ là một công chức xã kiêm thầy giáo, Long và 3 người bạn của mình đều là đội viên thuộc tiểu đội dân quân tự vệ biển, cũng ra thao trường, diễn tập, tập luyện theo kế hoạch của cấp trên. Những năm trước, anh cùng với đội vẫn gác đêm bảo đảm an toàn cho dân.

Hiện nay hệ thống đèn pha, đèn điện được trang bị, bao quanh đảo nên bây giờ anh và đội chỉ đi tuần tra theo ca. “Làm sao tìm được thầy giáo nào vừa là lính, vừa là công chức xã, vừa là anh nông dân thứ thiệt như mình, chỉ có ở Trường Sa mới được vậy thôi!” – Long cười tươi.

Hiện nay, ở nhà, bố mẹ đã bước qua tuổi 60 mà đứa con út vẫn cứ mải miết ở đảo xa, một chút chạnh lòng, Long bồi hồi: “Gần 5 năm đến với Song Tử Tây, đến vớiTrường Sa, 4 lần đón tết, những lúc giao thừa gọi điện về nhà, dù đã cố gắng nhưng nước mắt cứ chảy ra. Ông bà muốn mình về để còn kiếm người yêu, cưới vợ nhưng cứ nghĩ đến những đứa trẻ, nghĩ đến Song Tử Tây lúc nào cũng xanh ngắt những hàng cây bàng vuông, phong ba… mình lại xin bố mẹ cho con ở với đảo một thời gian nữa. Bố mẹ nghe rồi cũng đồng tình, sự đồng tình của bố mẹ chính là món quà to lớn dành cho mình trong suốt những năm tháng gắn bó với Song Tử Tây, với Trường Sa. Nếu được chọn lại mình vẫn sẽ xung phong điTrường Sa” – anh khẳng định.

Theo Lao Động

Sách giáo khoa môn Văn xa lạ với học trò

Một loạt hạn chế về việc dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông đã được Bộ GD-ĐT thừa nhận, trong đó có nội dung "nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của học sinh hiện nay".

Sách giáo khoa môn Văn xa lạ với học trò - Hình 1

Nhiều tác phẩm văn học trong trường phổ thông không phù hợp với tâm lí học sinh hiện nay. Ảnh internet.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: "Chương trình dạy Ngữ văn hiện nay chưa nhất quán theo một trục qua các cấp học, nội dung còn nhiều trùng lặp, tính tích hợp giữa các hợp phần càng lên các lớp trên càng mờ nhạt.

Việc tách biệt các hợp phần Tiếng Việt và Làm văn là không hợp lý. Chương trình và SGK vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh, nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo".

Nhiều bài học trong SGK, nhất là ở các lớp trên, theo Bộ còn nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Một số nội dung còn cao đối với khả năng tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh nông thôn, miền núi và những học sinh có ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

Thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý. Hầu hết tác phẩm dạy trong SGK THCS, THPT tuy có vị trí trong lịch sử văn học nhưng đã ra đời quá lâu, nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của học sinh hiện nay, do đó không khơi gợi được hứng thú học tập của các em.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu.

Chất lượng đầu ra của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn mặc dù điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Đội ngũ giáo viên thụ động trong việc đáp ứng những đòi hỏi của việc thay đổi của chương trình, sách giáo khoa do ý thức tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Công tác bồi dưỡng giáo viên tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, hiệu quả thấp.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?Tóm dính cặp đôi Vbiz bí mật chờ nhau ra về ở sự kiện, "bà hàng xóm" khui tin đã về ra mắt gia đình?
07:19:30 27/01/2025
Vụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gáiVụ 2 con theo bố lên rẫy rồi mất tích: Tìm thấy thi thể bé gái
06:15:43 27/01/2025
Đôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ AnĐôi nam nữ bị sát hại vào tối 27 Tết ở Nghệ An
07:44:26 27/01/2025
Sau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu traiSau 4 mối tình thất bại, Lý Băng Băng để lại tài sản khổng lồ cho cháu trai
07:56:47 27/01/2025
Đi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theoĐi bộ 70km về quê ăn Tết trong 17 tiếng, cô gái quê Đồng Nai tiết lộ 2 ngày rợn người, không khuyến khích làm theo
09:02:27 27/01/2025
Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?Mối quan hệ của HIEUTHUHAI và Tăng Mỹ Hàn hiện thế nào?
07:12:33 27/01/2025
Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?Ô tô 5 chỗ nhưng chở 7 người sẽ bị phạt như thế nào?
06:25:24 27/01/2025
Mỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trangMỹ nhân cổ trang đẹp phong thần nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện tại: 10 tạo hình hoàn mỹ biến phim trường thành sân khấu thời trang
05:58:30 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hôn

Xuất hiện thông tin 1 cặp đôi nổi tiếng đã có con nhưng chưa cưới đang làm thủ tục ly hôn

Netizen

12:12:29 27/01/2025
Được biết, đây là lần chia tay thứ 3 của cặp đôi. Cặp đôi này Hana Cẩm Tiên và chồng - rapper Lê Gia Quân. Hiện tại cả hai đang trong quá trình làm thủ tục.
Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Đây là món ăn cực dễ nấu mà rất ngon lại làm "bừng sáng", nâng cấp mâm cơm ngày Tết

Ẩm thực

11:36:20 27/01/2025
Chỉ cần bạn làm theo các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây là sẽ có món ngon, đẹp mắt trong bữa cơm ngày Tết. Chế biến một lần, ăn được trong nhiều ngày.
Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Sức khỏe

11:33:23 27/01/2025
Theo tài liệu cổ, cúc hoa trắng có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, minh mục, hạ áp. Liều dùng có thể từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Huyền thoại game thế giới mở bất ngờ có khuyến mại "khủng", mức giá thấp nhất từ trước tới nay trên Steam

Mọt game

11:32:57 27/01/2025
Các game thủ không nên bỏ lỡ mất siêu phẩm đầy chất lượng này. Các tựa game thế giới mở luôn có tính chơi lại rất cao vì ở đó, có vô số những điều thú vị chờ đợi các game thủ khám phá.
6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

6 món đồ tôi ưng "hết nước chấm", Tết năm sau xin hứa tiếp tục mua

Sáng tạo

11:32:18 27/01/2025
Dịp Tết năm nay, tôi thấy nhà nào cũng trang hoàng nhà cửa rất bắt mắt. Đây là cách mà đỗ nghèo khỉ là tôi trang trí nhà cửa chơi Tết: Đẹp ngất ngây lại còn rất sang!
Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Bắt giữ 7 đối tượng cưỡng đoạt tài sản dưới hình thức bảo kê bán đào Tết

Pháp luật

11:26:57 27/01/2025
Mỗi ngày các nhóm đối tượng thu được khoảng 500 - 1.000 trường hợp (tính trên đầu gốc đào). Tổng số tiền bọn chúng thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 27/1: Kim Ngưu phát triển, Bọ Cạp thuận lợi

Trắc nghiệm

10:52:47 27/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 27/1 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy tự tin thể hiện khả năng, Bọ Cạp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội.
Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Va chạm với ô tô tải, xe chở khách lật nghiêng bên quốc lộ

Tin nổi bật

10:34:51 27/01/2025
Vụ va chạm giữa xe khách và ô tô tải trên quốc lộ 1A đoạn qua Đèo Ngang (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến tài xế và một số hành khách bị thương.
28 Tết, mẹ chồng bỗng đưa tôi 20 triệu, nói 5 từ làm tôi rớt nước mắt

28 Tết, mẹ chồng bỗng đưa tôi 20 triệu, nói 5 từ làm tôi rớt nước mắt

Góc tâm tình

09:50:14 27/01/2025
Cầm số tiền bố mẹ chồng đưa cho, tôi vẫn không khỏi bồi hồi. Tôi lấy chồng xa quê 500km. Cũng may tôi gặp được nhà chồng tốt.
Cầm hơn 650 triệu mua đứt căn nhà đất 8 phòng ngủ mà không cần xem trực tiếp: Chuyện 'cổ tích' có thật ở nền kinh lớn thứ 4 thế giới

Cầm hơn 650 triệu mua đứt căn nhà đất 8 phòng ngủ mà không cần xem trực tiếp: Chuyện 'cổ tích' có thật ở nền kinh lớn thứ 4 thế giới

Lạ vui

09:48:12 27/01/2025
Erik Buhrow, 39 tuổi, điều hành một doanh nghiệp xây dựng tại Mỹ. Ông đã mua một ngôi nhà ở tỉnh Niigata của Nhật Bản thông qua AkiyaMart vào tháng 7 năm ngoái.
Khung cảnh tuyệt đẹp khi tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan

Khung cảnh tuyệt đẹp khi tuyết rơi phủ trắng đỉnh Fansipan

Du lịch

08:49:56 27/01/2025
Tuyết rơi trên đỉnh Fansipan ngày giáp Tết Nguyên đán tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, nhiều du khách thích thú ghi lại từng khung hình.