Gặp người thanh niên dũng cảm cứu người trong dòng nước lũ
Sáng 4-8, gặp gỡ anh Phạm Bá Huy (26 tuổi) – người dũng cảm lao xuống dòng nước lũ trên sông Luồng ở xã Na Mèo, huyện vùng cao, biên giới Thanh Hóa) để cứu người chiều 3-8 và tự giải thoát cho mình khỏi nguy hiểm.
Theo tuổi trẻ
Tục lệ bảo vệ cá trên khúc sông cấm của người Thái ở biên giới Thanh Hoá
Nếu không phải dịp lễ Tết, bản làng không có khách quý, không ai được phép ra khúc sông cấm đánh cá.
Bản Ngàm (xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn) là một bản người Thái nằm cách trung tâm TP Thanh Hoá hơn 180 km. Đồng bào vùng này có một tục lệ rất đặc biệt để bảo vệ đàn cá tự nhiên sinh sống trên sông Luồng.
Theo các cụ cao niên trong bản, trước nguy cơ các loài thuỷ sản cạn kiệt do nạn đánh bắt bừa bãi, người Thái ở bản Ngàm đã nhóm họp và đi đến thống nhất, "cấm đánh cá trên sông Luồng". Khúc sông có chiều dài khoảng 3 km được bảo vệ nghiêm ngặt nhiều năm nay bằng lệ làng.
"Kể từ khi có luật tục, người dân bất kể lúc thiếu thốn thực phẩm đến mấy cũng không được phép xâm phạm khúc sông cấm này", cụ Vi Văn Thâm nói.
Chỉ đến dịp lễ, tết hoặc có khách quý, dân bản Ngàm mới được phép ra sông bắt cá và họ cũng chỉ dùng dụng cụ đánh bắt thô sơ như chài, lưới...
"Các hình thức đánh bắt huỷ diệt như kích điện hay nổ mìn đều bị ngăn cấm", cụ Lò Văn Sáng nói.
Do được bảo vệ nên đàn cá trên sông Luồng đoạn chạy qua bản Ngàm còn lại rất nhiều, với đủ loại cá trôi, trắm, lăng... Chỉ cần quăng chài vài tiếng, dân bản có thể thu về cả tạ cá để làm cỗ.
Thanh niên trai tráng ở bản Ngàm được người lớn huấn luyện từ khi lên 13-14 tuổi nên rất thạo nghề đánh cá dù nước ở đây chảy khá xiết và nhiều ghềnh đá.
Mỗi khi đi đánh bắt, trai bản Ngàm thường chèo bè mảng đến những vụng nước sâu để săn những con cá lớn.
Sinh sống trong môi trường tự nhiên, ít chịu tác động của con người nên cá trên sông Luồng rất ngon, thịt dai và chắc.
Món cá nướng, chả cá hay cá nộm hoa chuối được coi là đặc sản của đồng bào Thái ở bản Ngàm.
Bản Ngàm có 74 hộ dân sinh sống trên một vùng đất bằng phẳng. Đây là một trong hai bản làng rộng và có vị trí đẹp nhất ở huyện biên giới Quan Sơn. Các cụ cao niên cho hay, bản được thành lập cách đây hàng trăm năm trước. Dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng an ninh ở vùng này rất tốt, ngoài ra môi trường ở bản Ngàm cũng rất sạch sẽ, trong lành.
Người Thái ở bản Ngàm cũng còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt, lao động sản xuất độc đáo. Trong ảnh là một guồng nước được dân bản dựng dưới sông Luồng để đưa nước về nhà, lên đồng ruộng hoặc giã gạo...
Trai tráng bản Ngàm đánh cá trên sông Luồng dịp lễ hội lớn.
Lam Sơn
Theo ngoisao.net
Lý tưởng của thanh niên Hà Nội ngày ấy Có một thời, thanh niên cả thành phố hừng hực lý tưởng cống hiến, đóng góp và xây dựng cho đất nước. Khẩu hiệu "Sẵn Sàng" đã là biểu tượng của lớp thanh niên ngày ấy. Cùng xem để hiểu về cuộc sống và tư tưởng của những người thanh niên Hà Nội thuở bấy giờ. Theo vtv