Gặp người đàn ông 11 vợ, từng là đại gia một thời ở Hà Nội: Sử dụng 10 điện thoại với 20 cái sim
Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông Chuốt khá minh mẫn, khỏe mạnh. Ông Chuốt nổi tiếng vì có 11 vợ, 30 người con, nhà cửa, đất đai từ Bắc vào Nam.
Từng là người giàu nhất huyện Sóc Sơn ( Hà Nội)
Lâu nay, xuất hiện câu chuyện đồn thổi về người đàn ông hơn 70 tuổi 11 vợ ở Hà Nội khiến nhiều người bán tín, bán nghi. Thậm chí, họ cho rằng đó là chuyện phiếm trên mạng xã hội.
Một ngày giữa tháng 4, lần theo địa chỉ, chúng tôi tìm về thôn Thắng Chí, (xã Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội). Và đúng như lời đồn, xung quanh bán kính vài km, chỉ cần hỏi nhà ông “Chuốt 11 vợ” thì nơi đây ai ai cũng biết, mọi người đều chỉ về ngôi nhà “to nhất thôn Thắng Chí”.
Bước vào nhà, thứ đập vào mắt chúng tôi là khoảng sân lát gạch đỏ, cơ ngơi đồ sộ, rộng hàng nghìn mét vuông. Ông Dương Văn Chuốt mặc bộ quần áo “lao động” ra đón khách với tinh thần niềm nở.
Ngôi nhà của ông Dương Văn Chuốt
Nền gạch đỏ được lát từ ngoài ngõ vào nhà, xung quanh tường được ông Chuốt lắp camera an ninh
“Trà chứ nhể, nhà tớ chỉ có loại này”, ông nói rồi nhanh tay bóc gói trà thảo mộc mời khách. Ông Chuốt có dáng người nhỏ, săn chắc, nhanh nhẹn và làn da nâu. Ở nhà, ông ăn mặc khá đơn giản. Thế nhưng, ông rất khéo chuyện, mồm miệng ông liến thoắng giống như “cái gì ông cũng biết”.
Vừa nói chuyện, ông vừa bấm điện thoại, iPad và khoe mình sử dụng 10 điện thoại với 20 cái sim. Hiện tại dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hi nhưng ông vẫn nhớ khoảng 200 số điện thoại mà chả cần tìm danh bạ.
Ông Dương Văn Chuốt
Nói rồi ông dẫn chúng tôi đi dạo một vòng quanh ngôi nhà. Phía trong là căn nhà to đồ sộ với thiết kế khá cổ điển, trước nhà là khoảng sân rộng nhất trong cơ ngơi. Bên trái mặt tiền căn nhà là một xưởng cơ khí, ông thường làm việc, tự chế tạo các sản phẩm của mình. Trong xưởng có khá nhiều loại máy móc, ông cũng chẳng nhớ tất cả mua sắm hết bao nhiêu, chỉ nhớ là “khá nhiều”.
“Đây là cái động cơ xe máy cũ tôi chế lại thành cái máy bơm nước, còn đây là máy phun thuốc sâu… chả ai dạy tôi cả, tôi cứ mày mò tôi làm, cứ cái gì ra tiền là tôi làm”, ông Chuốt tự hào giới thiệu.
Bên trong có sân sau để vợ ông nuôi gà và trồng một số loại cây. Bên phải căn nhà là nơi tiếp khách. Phía trước nhà gần với đường lớn và cổng có khoảng sân để trồng cây.
Xưởng máy móc của ông Chuốt. Ông chia sẻ bản thân phải bươn trải, làm rất nhiều nghề mới có được thành quả như ngày hôm nay
“Bác cái gì cũng làm được thế thì tiền để đâu cho hết? Người ta đồn bác giàu lắm”, tôi hỏi và nhận được câu trả lời của ông Chuốt đã có thời điểm ông là người giàu nhất huyện Sóc Sơn.
Video đang HOT
Trong nhà, ông Chuốt cũng không ngần ngại chi tiền mua các đồ công nghệ như máy tính, điện thoại, máy tính bảng các loại ghế massage thư giãn thậm chí cả flycam. Những thiết bị, công nghệ của ông mua đều thuộc dòng xịn nhất, mới nhất.
Ông Chuốt sử dụng rất thành thạo máy tính, flycam…
Bên cạnh việc chính là thợ cơ khí, ông còn làm ruộng và xoay sở đủ nghề để sinh sống. “Tôi làm nhiều nghề lắm, cứ cái gì ra tiền là tôi làm, từ bất động sản đến thợ cơ khí. Không ai dạy tôi cả, tôi cứ mày mò tôi làm”.
Hơn 70 tuổi, 11 vợ, vẫn khẳng định mình là “trai tân”
Nhắc đến câu chuyện 11 vợ, 27 con, ông Chuốt cho biết đó là thông tin cũ, giờ ông đã có 30 người con rồi. Mặc dù đang ở cùng vợ thứ 6 và con trai ở ngôi nhà rộng hàng nghìn mét vuông nhưng ông Chuốt vẫn khẳng định ở một mình.
“Mỗi người một việc, nhà tôi độc lập, tự do, không ai quản ai”, ông Chuốt cho hay.
“Tôi bây giờ vẫn “trai tân” ấy chứ, không có đăng ký kết hôn với ai đâu. Bà đầu tiên là bà cả, khi ấy tôi 18 tuổi, bà ấy 17 tuổi, lấy nhau thì làm gì có đăng ký đâu. Cứ ở với nhau rồi sinh con đẻ cái, sau đó tôi mới đi công tác khắp nơi từ Móng Cái đến mũi Cà Mau rồi mới chỗ này chỗ kia”, ông Chuốt kể.
Ông Chuốt chụp ảnh cùng những người vợ
Ông Chuốt cho hay, tất cả các bà đều chủ động, ông không tán tỉnh, những người trong gia đình ông đều một vợ hoặc một chồng, không hiểu sao ” cái số của tôi lại như vậy”.
“Họ đều chủ động rồi nói với tôi là cho “em xin đứa con”. Tính đến thời điểm hiện tại, ông có 11 vợ, 30 người con, trong đó vợ trẻ nhất SN 1998.
Nhớ lại hành trình đến với những bà vợ, ông Chuốt kể, sau khi đến với người vợ cả năm 18 tuổi, năm 1980, khi đã có với bà cả 5 mặt con, ông Chuốt gặp người vợ thứ 2, quê Lý Nhân (Hà Nam), là một phụ nữ sinh năm 1960.
Hai năm sau đó (năm 1982), ông Chuốt lại phải lòng người phụ nữ ở Quảng Ninh, người này sau đó sinh cho ông hai người con. Do công việc ông phải đi lang bạt nhiều nơi vào cả miền Nam, ông tiếp tục có bà tư, bà năm, rồi có tới 11 bà. Trong đó có 3 bà ở cùng xã Minh Trí.
Hiện tại, ông Chuốt đang ở cùng ngôi nhà với người vợ thứ 6
Giờ đây, 30 người con của ông Chuốt, trong đó có 1 người con nuôi, nhiều người đã có gia đình riêng và sự nghiệp thành đạt. Người con cả của ông năm nay 51 tuổi, trong khi người con út mới chỉ có vài tuổi. Ông cũng khoe những dòng tin nhắn thường chuyển tiền đều đặn phụ giúp nuôi con còn nhỏ.
Theo lời ông Chuốt, mỗi dịp lễ Tết hàng năm, con cháu của ông khắp nơi đều ùa về nhà ông thăm hỏi, vui chơi. Do đông con, đông cháu nên ông Chuốt làm hẳn một dãy nhà riêng, kê bàn ghế cho vợ, con về có chỗ ăn uống. Nơi đây cũng được làm thành phòng tiếp khách.
Ông Chuốt cũng khoe có rất nhiều nhà rộng rãi ở các tỉnh khác để cho các con. Cuộc sống có nhiều vợ nhưng ông Chuốt cho rằng không trói buộc, áp đặt gì những người này phải ở với ông.
“Mình ở với người ta thì gọi là vợ chứ thực ra mình có đăng ký kết hôn đâu”, ông Chuốt nói và cho chúng tôi thêm những dòng thư rất “lâm ly, mùi mẫn” của ông và những người vợ.
Ông Chuốt có vẻ ngoài rất khỏe mạnh, minh mẫn, nhanh nhẹn
Thậm chí, ông cũng nhớ rất nhiều những bức thư tình trước đây gửi cho vợ. Mỗi tháng, bà vợ nào cần tiền hay yêu cầu gì cứ gọi điện, ông sẽ chuyển khoản chu cấp. “Như vậy cho đơn giản, thoải mái, chuyện tiền nong với tôi không phải là vấn đề”, ông Chuốt khẳng định.
Giờ đây, hàng ngày ông vẫn lao động, làm việc tại nhà. Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông Chuốt có vẻ ngoài rất khỏe mạnh, minh mẫn, nhanh nhẹn.
Bên cạnh những công việc của mình, ông Chuốt cũng khoe thời gian qua cứ có ai gặp khó khăn trong việc kiện tụng, cần trợ giúp pháp lý là ông tình nguyện làm đơn khiếu nại hộ. Hoặc ai tranh chấp ông lại đứng ra hòa giải, làm quan tòa bất đắc dĩ, không cần trả công cáng gì.
Đại gia Hà Nội cưỡi Rolls Royce, bỏ 410 triệu mua tổ chim non đột biến, hơn 10 tỷ sắm lồng
Tổ chim đột biến mới nhất được đón về nhà anh Chương Tailor có 4 con non, đều là hoàng khuyên mắt đỏ ruby.
Doanh nhân Dương Văn Chương (Chương Tailor) không chỉ nổi tiếng trong giới thời trang, mà còn được chú ý bởi thú chơi chim cảnh độc đáo. Người ta gọi Chương Tailor là "ông vua chim màu" vì anh sở hữu một bộ sưu tập chim đột biến toàn những con siêu quý hiếm.
Tổ chim đột biến được đón về Hà Nội bằng Rolls Royce
Thành viên mới nhất của "gia đình" được Chương Tailor đón về là tổ chim vành khuyên đột biến. Thay vì có màu xanh đặc trưng, tổ chim này có 4 con đều là hoàng khuyên (bông vàng, bụng trắng), màu sắc vô cùng nổi bật. Tổ chim này được bắt ở vùng núi Bắc Giang.
"Ông vua chim màu" Chương Tailor và tổ chim 4 con đột biến
Anh Chương hào hứng kể, hôm 4/4, khi đang ở London, Anh để xem bóng đá, anh nhận được tin báo có tổ chim khuyên đột biến có 4 con, anh đã nôn nao không thể ngủ nổi.
Anh vội vàng báo chốt ngay giá cả, nhắn người bắt được giữ cho mình tổ chim ấy.
Anh hào hứng: "Trước đây mình đã nuôi nhiều tổ có 1 con hoàng khuyên đột biến, nhưng 1 tổ có tới 4 con thì vô cùng hiếm, lần đầu được thấy. Các bé đẹp vô cùng, tất cả màu vàng và trắng, mắt đỏ ruby.
Ở Việt Nam, mình biết từng có 2 tổ 2 con ở Lạng Sơn và Nghệ An nhưng người khác bắt được, mình bị hụt.
Có duyên nuôi cả tổ 4 con hoàng khuyên, mình rất hạnh phúc. Ở sân bay về là mình đến Bắc Giang đón luôn các bé về.".
"Ông vua chim màu" hy vọng tổ hoàng khuyên của mình sẽ có 2 trống 2 mái. Trong cách dòng chim đột biến đang nuôi, Chương Tailor mê nhất là hoàng khuyên vì chúng có vẻ đẹp kiêu sa, ngắm hoài không chán.
" Mình muốn nuôi chúng cùng nhau, chứ không tách ra, khi chim trưởng thành chắc sẽ đẹp lắm. Để có được tổ chim này, mình gần như phải "đấu giá", vì trước đó có người trả 400 triệu rồi. Sau khi mình chốt, cũng có người trả 450 triệu, nhưng người bắt vẫn giữ lời hứa.".
Tổ chim
Từ khi đón 4 "siêu sao" về, anh Chương hào hứng khoe cách chăm sóc chúng. Thức ăn của hoàng khuyên là lòng đỏ trứng gà, cám trứng, chuối tây, châu chấu cốm, trứng kiến, sâu lột. Anh lý giải: " Chim đột biến thường có sức khỏe yếu, do mắt kém, khó tìm mồi, màu lông lại rực rỡ, gây chú ý, dễ trở thành con mồi của các loài chim lớn. Chúng may mắn vì được con người phát hiện và chăm sóc. Nếu để ngoài tự nhiên, chim đột biến thường không sống được.".
Anh khẳng định với kinh nghiệm chơi chim của mình, anh sẽ chăm sóc được tổ chim hoàng khuyên này, dự kiến trong khoảng 10 - 15 ngày có thể chim sẽ biết bay và biết hót. Có những con chim đột biến đã làm bạn với anh Chương được 12 - 15 năm, khỏe mạnh, lanh lợi.
Tổ chim đột biến được đi xe Rolls Royce về Hà Nội.
Tổ 4 chim hoàng khuyên này được đón về trước sinh nhật Chương Tailor 1 ngày. Anh coi như quà sinh nhật tự dành cho mình. Những chú chim lớn có bảo mẫu riêng chăm sóc, còn 4 bé mới, anh Chương tự cho ăn, chăm bẵm như con mọn. Anh hy vọng mình có thể ghép đôi, sinh sản chim khuyên đột biến thành công để những người có cùng thú chơi có cơ hội được sở hữu chim quý.
Chơi cầu kỳ, đầu tư hàng chục tỷ cho BTS chim "tri kỷ"
"Ông vua chim màu" sưu tầm nhiều loại chim đột biến tự nhiên, nhiều con rất lạ như: Chim ngũ sắc đột biến, chào mào mắt đỏ ruby, chòe than đột biến có màu trắng, mắt đỏ, nữ hoàng hoàng mào (chào mào núi)... Nhưng những chú hoàng khuyên mới làm anh mê mẩn nhất.
Như một cái duyên lạ, lần nào mua được hoàng khuyên, anh cũng đều đang đi đâu đó, không ở Hà Nội. Có lần, cả nhà đang đi resort ở Đà Nẵng nghỉ dưỡng thì nghe tin có tổ chim đột biến 1 con, anh bay ngay ra, bắt taxi cho người nhà về nhà còn mình và lái xe đi Tuyên Quang bắt chim. Đi từ 4h chiều, 1h sáng hôm sau mới về đến Hà Nội.
Hay như lần mua hụt hoàng khuyên ở vùng núi Nho Quan, Ninh Bình, anh cũng vừa từ Sài Gòn về. 12h đêm thấy tin báo, anh vội vàng lên đường. 2h sáng mới tìm thấy đường vào núi. Đến nơi, chủ nhà nấu nồi cháo gà, chủ và khách vừa ăn vừa ngồi nói chuyện chim. Họ cứ thế chờ đến sáng để xem chim trống hay mái. Con hoàng khuyên ấy là mái, không đúng ý nên anh lại trở về.
Một trong những bé hoàng khuyên mắt đỏ của Chương Tailor.
Trong "gia tài" 76 con chim đột biến thuộc 15 loài khác nhau của Chương Tailor, có 30 con hoàng khuyên các loại và 8 hoàng khuyên mắt đỏ ruby - loại đột biến hiếm nhất.
" Đột biến ở chim vành khuyên có các cấp độ cao - thấp khác nhau, ít nhất là vành khuyên màu cốm, rồi hoàng khuyên chân đen mỏ đen, mắt đen hoặc mỏ chì, mỏ ghi... Đột biến cao nhất là hoàng khuyên mắt đỏ, lông vàng và bụng trắng. Đột biến càng nhiều thì chim càng giá trị; nếu nó còn hót hay, chăm hót nữa lại càng quý." - anh lý giải.
Riêng tiền chim, anh Chương đã bỏ ra hơn 10 tỷ đồng, còn lồng, khay ăn... theo bộ khoảng 10 tỷ nữa. Đó là chưa kể mỗi loại chim lại có thức ăn riêng, chế độ chăm sóc công phu. Có con mua ở Trung Quốc, Singapore, riêng tiền thuê người vận chuyển đã là vài ba chục triệu.
Chào mào đột biến mắt đỏ.
Mỗi chú chim đến với anh, anh đều coi như tri kỷ, nên chỉ mua về chơi chứ không bán cho ai. Bầy chim có "bảo mẫu" riêng chăm sóc hằng ngày. Chủ cũng nhớ được tính cách, đặc điểm của từng "đứa", đặt tên Hoàng Tử Gió, Bạch Vương, Đại Liên...
" Có con lúc đầu mình mua chỉ hơn 100 triệu mà nuôi 3 năm sau, có người mê quá trả hơn 1 tỷ đòi mua lại. Mình không bán, nhưng bộ sưu tập có khi hao hụt do chết hoặc lạc mất. Bọn chim đột biến này rất yếu. Mình bị chết mất chừng 10 con, sáng ra mở cửa thấy chim chết thôi, chẳng biết lý do vì sao.
Chương Tailor dành nhiều tâm huyết cho thú chơi đắt đỏ của mình.
Hay như năm ngoái, mình bị sổng mất một con. Cái lồng gãy mất 1 nan mà mình không biết, vừa cho chim đi tắm thì nó bay vọt ra, đậu trên cây. Mình đưa lồng ra đón chim bậu vào rồi lại bay xuống. Chim vành khuyên chỉ bay được ở tầm thấp cỡ ngọn cây, mà nhà mình tầng 10, chắc nó bay xuống rồi thì không lên được nữa.
Mình treo giải ai bắt được cho mình chuộc 250 triệu, nhưng từ bấy đến giờ chưa có ai liên lạc. Đồng tiền chỉ là một con số ước lượng thôi, để ai bắt được thì biết nó không phải chim thường, chứ nuôi mấy năm rồi, con chim ấy với mình là vô giá.", Chương Tailor kể.
Đôi nam nữ giật điện thoại trên phố, pha giấu "hàng" của người phụ nữ bị tóm gọn Toàn bộ khoảnh khắc giấu nhẹm chiếc điện thoại vào sau quần của người phụ nữ được hai cô gái ngồi bên đường quay lại. Tối ngày 20/10, tại ngã 4 Bà Triệu, Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội xảy ra sự việc đôi nam nữ có hành vi giật điện thoại ngay giữa phố. Toàn bộ diễn biến vụ việc được...