Gặp hiệu trưởng biết luật vẫn làm bừa
Tại sao em vẫn phân công trực hè cho giáo viên ư? Cả tỉnh đều làm thế, một mình em không làm, cũng không được.
LTS: Đưa ra những góc nhìn của mình về vấn đề giáo viên trực trường ở một số trường hiện nay, thầy Sơn Quang Huyến tiếp tục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.
Theo thông tư 15/2017/TT-BGDĐT – Sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Quy định ở Điểm a, khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
Như vậy, trong suốt thời gian hè là thời gian nghỉ ngơi của giáo viên, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, giáo viên cũng không phải tham gia trực trường.
Thế nhưng, không ít nơi, Hiệu trưởng vẫn điều động giáo viên đến trực trường trong kì nghỉ hè, điều đáng nói giáo viên “được” cử đi trực hè không được thanh toán tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành.
Giáo viên có bắt buộc phải đi trực trường? (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn).
Sau khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Đã có luật, tại sao có hiệu trưởng vẫn làm bừa” ngày 09/06/2019 đã nhận được phản hồi của không ít thầy cô giáo trên cả nước.
Bạn TH. HÙNG phản ánh: “Lịch trực trường do chủ tịch Công Đoàn xếp, Hiệu trưởng kí duyệt, mấy chục năm nay vậy mà. Ai không trực cắt thi đua”. (Đồng Tháp).
Bạn NGUYỄN THẢO: “Trường tôi cũng phải trực hè này. Mấy năm trước thì phải đóng tiền trả bảo vệ trực thay. Sau này có chi theo nghị quyết 03 của Thành phố Hồ chí Minh để chấm thi đua thì bắt buộc mỗi giáo viên phải trực ít nhất 1 ngày trong tháng. Không trực cắt hết”.
Bạn có bí danh GIAO VIEN: “Trường mầm non Bãi Tranh, Như Xuân, Thanh Hóa. Hiệu trưởng bắt giáo viên trực hè để làm các công việc như tưới cây, trồng cây, nhổ cỏ, quét dọn vệ sinh. Nhà báo cho số điện thoại để tôi cung cấp thêm thông tin. Cảm ơn”.
Bạn GIÁO TRƯỜNG LÀNG: “Tôi dạy một trường trung học phổ thông ở Tiền Giang. Hàng năm, đến hè vẫn được phân công trực trường, lễ Tết cũng vậy. Nhằm đảm bảo “cơ quan an toàn”. Nhưng hỏi về phụ cấp thì…”.
Bạn có bí danh XIN GIẤU TÊN: “Em đang trực trường đây, em biết là hiệu trưởng sai nhưng không dám nói, cả trường không ai dám nói, công đoàn… có như không.
Viết thư không đề tên phản ánh với phòng… cũng không được. Có giáo viên gửi báo, khi phóng viên về hỏi không ai dám nói bị điều động, mà nói tình nguyện vì yêu trường lớp. PHÁP LUẬT THUA HIỆU TRƯỞNG THẦY ƠI!”
Có phải tại hiệu trưởng, chính sách nghỉ hè của giáo viên bị xâm hại không?
Video đang HOT
“Tôi hỏi thầy có biết luật không? Biết chứ, nói không thì xấu hổ quá, em cũng từng là giáo viên mà.Đích mục sở thị, người viết gặp một hiệu trưởng nhà trường, có phân công giáo viên trực hè để nghe tâm sự:
Tại sao em vẫn phân công trực hè cho giáo viên ư? Cả tỉnh đều làm thế, một mình em không làm, cũng không được.
Mà phân công giáo viên trực, cũng có cái lợi, trường luôn có giáo viên trực, cấp trên hay khách đến có giáo viên tiếp, mình cũng yên tâm.
Những năm trước, có “sếp” về trường nọ chỉ đạo “Sao trường vắng như chùa Bà Đanh thế này?” Hiệu trưởng trường nọ phân bua…, nhận được lời chỉ đạo “Phân công cho giáo viên, hè trực vài ngày, quét dọn trường cho sạch, có ai từ chối đâu”.
Từ đó đến nay thành lệ, hè giáo viên phải trực.
Em “dân chủ”, cho giáo viên đăng ký thời gian thích hợp, chọn cặp với nhau hoặc cho trực thay, trực giúp, không yêu cầu đóng tiền”.
Đúng là “oan” cho hiệu trưởng, thành thật xin lỗi! Lỗi giáo viên trực trường trong hè, không có chế độ, có thể thuộc về cấp cao hơn.
Chế độ nghỉ hè, giáo viên còn bị xâm hại như thế, những chế độ khác bị xâm hại chắc cũng là chuyện… thường ngày ở huyện.
Nguyên nhân ư, người viết xin trích dẫn lời của bạn đọc: “Em đang trực trường đây, em biết là hiệu trưởng sai, nhưng không dám nói, cả trường không ai dám nói, công đoàn… có như không.
Tiền trách kỉ, hậu trách nhân, chỉ có thể tự trách mình trước!Viết thư không đề tên phản ánh với phòng… cũng không được. Có giáo viên gửi báo, khi phóng viên về hỏi không ai dám nói bị điều động, mà nói tình nguyện vì yêu trường lớp”.
Như vậy, dù đã có luật, thế nhưng giáo viên vẫn chịu thiệt thòi, vì không dám bảo vệ quyền lợi của mình, các tổ chức trong trường học không nắm luật, không thực hiện chức trách của mình.
Dân ta có câu “con khóc mẹ mới cho bú”, để thực hiện đúng luật, không gì hơn, giáo viên phải “khóc”.
Gửi ý nguyện của mình lên trưởng Phòng, Giám đốc Sở. Tôi tin rằng, những người đứng đầu Phòng giáo dục, Sở giáo dục thừa hiểu luật, chỉ đạo cấp dưới làm cho đúng luật, thể hiện trách nhiệm, hiểu biết, tâm và tầm của một lãnh đạo.
Việc một số địa phương, giáo viên chịu thiệt thòi trực hè, do yếu tố “lịch sử” để lại, những người đứng đầu đương nhiệm, “bận trăm công, nghìn việc”, không biết nỗi khổ của giáo viên mà thôi.
Nếu biết giáo viên dưới các cơ sở đang phải trực hè, trưởng Phòng, Giám đốc Sở không chỉ đạo “bỏ trực hè cho giáo viên” ngay, thực ra họ đang thú nhận mình đang ngồi sai ghế.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Giám khảo kỳ thi THPT quốc gia: Áp lực cao, thù lao thấp
Tuổi Trẻ nhận được ý kiến của các thầy cô về việc tham gia kỳ thi THPT quốc gia ở vai trò giám khảo và giám thị với nhiều tâm tư, xem đây là những góp ý cho kỳ thi THPT quốc gia.
Cán bộ chấm thi làm việc tại hội đồng chấm thi THPT quốc gia năm 2019 ở TP.HCM sáng 2-7 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Chấm thi: "có thực mới vực được đạo"
Tôi có tên trong danh sách đi chấm thi môn văn. Nói thật lòng là "cực chẳng đã" - hiệu trưởng nhà trường cử đi thì đành phải đi, chứ tôi không muốn.
Mấy ngày hè, đáng lẽ được nghỉ ngơi bên gia đình hoặc tham gia một khóa học ngắn hạn nào đó để nâng cao tay nghề thì tôi phải lóc cóc chạy đi chấm thi.
Nhưng thù lao chấm thi thì thật đáng buồn: 10.500 đồng/bài thi. Mỗi bài thi văn sẽ có hai giám khảo chấm. Như vậy, mỗi giám khảo chỉ được hưởng thù lao 5.250 đồng/bài thi - quá thấp và quá bèo bọt so với thời giá hiện nay.
Ngày chủ nhật cũng phải đi chấm cho kịp tiến độ và ngày nghỉ này thì mức thù lao cũng chỉ có thế.
Tổng cộng trong bốn ngày chấm thi tôi nhận được hơn 1 triệu đồng. Đồng nghiệp của tôi, người nhiều nhất thì được 1,9 triệu đồng, người ít nhất thì chưa được 1 triệu đồng. Đó là chưa kể chúng tôi phải tự chi tiền xăng, tiền cơm trưa...
Mà chúng tôi làm việc trong môi trường như thế nào? Trong phòng chấm thi có ba cái camera, bên ngoài hành lang thì thanh tra các cấp đi qua đi lại liên tục.
Chúng tôi đi ra hay đi vào cũng đều bị các lực lượng có trách nhiệm giám sát rất chặt chẽ. Năm nay, Bộ GD-ĐT còn chỉ đạo phải chấm kiểm tra các bài thi đạt điểm cao nên chúng tôi càng bị áp lực.
Ngày nhận tiền thù lao, giáo viên chúng tôi xôn xao với mức thù lao quá thấp. Mọi người quay qua hỏi nhau: trách nhiệm thì cao mà sao thù lao thấp thế?!
Tính trung bình, mỗi giáo viên được gần 300.000 đồng/ngày - làm suốt từ sáng đến chiều - thu nhập như thế còn thấp hơn cả người giúp việc ở thành phố này. Trong khi chúng tôi là những cử nhân, thạc sĩ... văn chương.
Bạn tôi thắc mắc với cán bộ của hội đồng chấm thi thì được giải thích là Sở GD-ĐT TP.HCM làm theo quy định của Bộ
GD-ĐT. Hỏi kỹ hơn thì được biết cái quy định ấy đã được áp dụng tám năm nay. Tám năm - vật giá tăng lên rất nhiều lần - mức lương cơ bản cũng tăng lên nhiều lần. Thế mà mức thù lao dành cho giáo viên đi chấm thi vẫn không thay đổi.
"Có thực mới vực được đạo" - câu nói này ông bà ta đã dạy từ rất lâu. Trong bối cảnh ngành GD-ĐT kêu gọi giáo viên phải chấm bài tự luận có chất lượng mà trả thù lao như vậy liệu có thu hút được giáo viên giỏi, giáo viên có tâm (chấm bài không chạy theo số lượng) đi chấm thi không?
Coi thi: quan trọng là cách tổ chức
Chúng tôi là cán bộ coi thi, dẫu có bị áp lực đến đâu vẫn cố gắng tươi vui, nhẹ nhàng với các thí sinh vì chúng ta đều biết các em rất lo lắng.
Vì thế, đã nhận nhiệm vụ thì chúng tôi tâm niệm phải nhẹ nhàng với các em, dặn dò, nhắc nhở, chúc các em thi tốt, lắng nghe những câu hỏi và trả lời thắc mắc của các em, nâng đỡ tinh thần cho các em.
Kỳ thi vừa qua, tôi coi thi ở cụm thi có nhiều thí sinh từ Trung tâm GDTX Bình Định.
Ngay buổi chiều đầu tiên, khi đến làm thủ tục, đã có nhiều thí sinh rất lơ ngơ, có thí sinh đến rất trễ.
Khi chúng tôi hỏi lý do thì được trả lời "bận việc cơ quan"! Đến các môn thi văn và toán, nhiều thí sinh buông bút ngay từ những phút đầu tiên.
Trong buổi thi cuối cùng, khi được phân công làm cán bộ giám sát hành lang, tôi phải nhẹ nhàng nhắc nhở nhiều thí sinh lấy điện thoại tắt nguồn, để lại hành lang.
Quy định kỷ luật cán bộ coi thi nếu trong phòng thi có thí sinh mang điện thoại di động cũng thật oái oăm!
Chúng tôi chỉ có thể thông báo, nhắc nhở, chứ chúng tôi đâu thể lục túi quần túi áo thí sinh, trong khi không phải các điện thoại di động đều lộ ra sau lớp túi áo túi quần để cán bộ coi thi có thể thấy hết.
Có thêm một chi tiết là chuyện lãng phí số lượng cán bộ coi thi phải lưu lại ở điểm thi xấp xỉ 5 giờ đồng hồ vào các buổi thi môn tổ hợp.
Đối với các trưởng điểm thi mạnh dạn, linh động thì chủ động thông báo từ buổi thi hôm trước để một số cán bộ coi thi được ở nhà vào buổi thi môn tổ hợp.
Nhưng ở một số điểm thi, toàn bộ cán bộ phải có mặt, bốc thăm và nếu bốc trúng thăm không vào phòng nào thì phải ở lại phòng hội đồng... tám chuyện, ăn bánh kẹo hoặc ngủ gục trên các ghế.
Phải chờ đến hết giờ làm bài, cổng mở mới được rời điểm thi. Thời gian cứ thế lãng phí trôi qua, trong khi con cái thì chúng tôi phải đưa đi gửi từ sáng sớm để có mặt tại điểm thi trước 6h15.
Cứ nhân lên cho số lượng điểm thi trên khắp cả nước thì số lượng nhân lực lãng phí trong 2 buổi thi đó là bao nhiêu.
Vì số lượng nhân lực quá cồng kềnh nên số tiền thù lao cả đợt coi thi cho từng cá nhân là vô cùng khiêm tốn: 640.000 đồng/cán bộ cho tổng cộng 6 buổi coi thi.
T.N.M.T.
Theo tuoitre
Từng bị đuổi học vì đánh nhau, 12 năm sau chàng trai năm ấy quyết định tự xây trường mới để trở thành hiệu trưởng Vào năm 15 tuổi, Kierran Pearce đã từng tự sát không thành sau khi bị đuổi học vì đánh nhau. Sau 12 năm thì anh chàng ấy đang nuôi hy vọng trở thành hiệu trưởng cho một trường dành cho trẻ bị khuyết tật ở Essex (Anh). Theo tờ báo "Daily Mall" của Anh đưa tin vào ngày 4/7 thì người đàn ông...