Gặp hiện tượng này khi ngủ, mau đi khám bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường thường là ‘kẻ săn mồi’ lén lút – tấn công khi ít ngờ nhất.
Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện trong khi ngủ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân là do tác động của lượng đường trong máu cao có thể mất nhiều năm mới xuất hiện.
Và khi các triệu chứng xuất hiện, có cả những dấu hiệu trong khi ngủ, theo Express .
Rất nhiều trường hợp bệnh tiểu đường không được phát hiện một phần là do thiếu các triệu chứng đi kèm với tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu.
Có thể mất nhiều năm để các triệu chứng xuất hiện nhưng khi chúng xuất hiện, là bệnh có thể nghiêm trọng.
Sở dĩ có sự chậm trễ trong các triệu chứng là do lượng đường trong máu không ổn định – xâm lấn cơ thể một cách từ từ.
Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách và một số dấu hiệu có thể xuất hiện trong khi ngủ.
Như tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh – Diabetes.co.uk – giải thích, có thể là mức độ đường huyết cao khiến người bệnh không thoải mái khi ngủ: có thể khiến cảm thấy quá nóng hoặc bứt rứt bồn chồn, theo Express.
Một dấu hiệu khác là đi tiểu đêm nhiều hơn.
Diabetes.co.uk giải thích: “Đối với những người có lượng đường huyết cao thường xuyên, điều này có thể phá hỏng giấc ngủ. Ngược lại, thiếu ngủ có thể thúc đẩy lượng đường trong máu cao”.
Tại sao tiểu đường lại ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Video đang HOT
Hoóc môn insulin thường có nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng kháng insulin, nghĩa là các tế bào không hấp thụ insulin.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ và kháng insulin có thể liên quan đến nhau, theo Express .
Các dấu hiệu chung của lượng đường trong máu cao
Các dấu hiệu chung của lượng đường trong máu cao bao gồm:
Khát nước nhiều hơn và khô miệng
Đi tiểu nhiều lần hơn
Mệt mỏi
Nhìn mờ
Sụt cân
Nhiễm trùng tái phát, như tưa miệng, viêm đường tiết niệu và nhiễm trùng da tái phát, theo Express.
Đau bụng
Cảm thấy không khỏe
Hơi thở có mùi trái cây.
Phải làm sao?
Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường là một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên đi khám nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường hoặc cảm thấy lo lắng mình có thể mắc bệnh tiểu đường.
Cơ quan này giải thích, bệnh tiểu đường được chẩn đoán và bắt đầu điều trị càng sớm thì càng tốt.
Hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, như bánh mì và khoai tây
Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng.
Chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường là một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, theo Express .
Sai lầm cần tránh
Một quan niệm sai lầm phổ biến là nhiều người ăn kiêng quá nghiêm ngặt.
Điều này là không chính xác – về nguyên tắc, không có gì mà người mắc bệnh tiểu đường không thể ăn, nhưng cần phải hạn chế một số loại carbohydrate.
Carb được phân giải thành đường trong máu tương đối nhanh và do đó làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Những thực phẩm cần tránh nhất là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao nhất.
Thực phẩm GI cao bao gồm đường và thực phẩm có đường, nước ngọt, bánh mì, khoai tây, cơm, theo Express .
Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, gần 35% bệnh nhân khỏi Covid-19 phải điều trị sức khỏe lâu dài. Trong số đó, nhiều người tử vong vì các biến chứng của bệnh.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Leicester và Văn phòng Thống kê Quốc gia tại Anh vừa công bố phát hiện cho thấy nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19. Giáo sư Kamlesh Khunti, Đại học Leicester, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo chúng ta cần chuẩn bị cho những ảnh hưởng lâu dài của Covid-19.
Đồng thời, ông bày tỏ sự khó hiểu về tình trạng này. Bởi ngay cả những bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp bảo vệ như aspirin và statin vẫn khó cải thiện tình hình sức khỏe. "Dường như họ đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải sống chung với nó, buộc phải quay trở lại bệnh viện và khó tránh khỏi cái chết", chuyên gia này chia sẻ.
Một bệnh nhân đang điều trị hồi phục sau khi mắc Covid-19 tại Surrey, Anh. Ảnh: NY Times.
Nghiên cứu này được Giáo sư Khunti mô tả là lớn nhất từng thực hiện trên những bệnh nhân khỏi Covid-19 tại Anh. Đặc biệt, điều khiến giáo sư Khunti băn khoăn đó là các bệnh nhân Covid-19 thường mắc tiểu đường sau khi khỏi bệnh.
"Chúng tôi đặt giả thuyết có thể SARS-CoV-2 đã phá hủy các tế bào beta tạo insulin và khiến các bệnh nhân mắc tiểu đường type I. Trường hợp khác là nó gây kháng insulin và dẫn đến tiểu đường type II. Những chẩn đoán mới này rất đáng ngờ", ông nhận định.
Theo Telegraph , nghiên cứu được thực hiện trên 47.780 trường hợp mắc Covid-19 tại Anh và đã xuất viện. Sau 140 ngày khỏi bệnh, 29,4% trường hợp phải tái khám, nhập viện vì các tình trạng liên quan. Đặc biệt, 12,3% bệnh nhân tử vong do các biến chứng. Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 65.
Theo số liệu gần đây do Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cung cấp, 1/5 bệnh nhân tại Anh vẫn có triệu chứng của Covid-19 sau 5 tuần. 50% trong số đó gặp phải di chứng của bệnh trong 12 tuần tiếp theo.
Nhiều người chịu ảnh hưởng lâu dài của SARS-CoV-2 và gặp phải các vấn đề về tim, tiểu đường, bệnh mạn tính ở gan, thận. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ càng cao hơn ở nhóm người dưới 70 tuổi và dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, tiến sĩ Charlotte Summers, giảng viên Đại học Cambridge, Anh, lưu ý một số người trẻ cũng gặp phải biến chứng nguy hiểm khi mắc Covid-19. Tín hiệu này cảnh báo chúng ta có nhiều vấn đề phải đương đầu khi đối phó với đại dịch này.
Trước đó, nghiên cứu quy mô lớn tại Trung Quốc cho thấy 76% bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Jin Yin-tan, Vũ Hán, đều gặp phải những vấn đề lâu dài về sức khỏe sau 6 tháng. Đặc biệt, gần 35% bệnh nhân có dấu hiệu suy thận, tồn ứ chất thải trong cơ thể và tăng nguy cơ rối loạn chức năng sinh dục.
Ngoài việc gây ra các triệu chứng như tích tụ chất thải trong máu, phù nề mặt, ảnh hưởng chức năng thận còn tác động xấu tới đời sống tình dục của người bệnh. Giáo sư thận học của Viện Nghiên cứu Mario Negri Institute for Pharmacological Research, Italy, đánh giá đây là phát hiện bất ngờ.
Những nguyên nhân bất thường khiến nước tiểu nặng mùi Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi nồng bất thường, từ những nguyên nhân vô hại đến những vấn đề sức khỏe đáng lưu ý. Thực phẩm mà bạn ăn: Thủ phạm gây ra tình trạng nước tiểu nặng mùi có thể là những thực phẩm như măng tây, hành, tỏi, cá hồi, cà ri, cải brussels, hay một số loại...