Gặp gỡ thầy giáo 9X của ĐH Bách khoa
Dân trí Vừa tốt nghiệp đại học được vài tháng nhưng Dương Văn Lạc đã quen với vai trò giảng viên tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và gần hoàn tất chương trình thạc sĩ của mình. Với anh, để có kết quả như hiện tại, đó là cả một quá trình nỗ lực và không ngại khó khăn, thất bại.
Dương Văn Lạc hiện là giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thông tin cá nhân: Họ và tên: Dương Văn Lạc Ngày sinh: 9/2/1991 Hiện đang học thạc sĩ chuyên ngành Cơ điện tử tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Thành tích: – Học bổng khuyến khích, trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ năm 2009 – 2014. – Đoạt 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 2 giải Ba trong các kỳ thi Olympic cơ học toàn quốc các môn thi: ứng dụng tin học trong cơ học, cơ lý thuyết, thủy lực… qua các năm 2010 – 2014. – Học bổng Vallet của tổ chức khoa học và giáo dục “Gặp gỡ ViệtNam” trong ba năm 2011, 2013 và 2014 – Được trao các học bổng: Học bổng TOYOTA năm 2011 – 2012, Học bổng PVFC của Tổng công ty dầu khí Việt Nam năm 2012 – 2013, giải thưởng KOVA 2013 và học bổng KOVA năm 2014, học bổng PACIFIC năm 2014. – Giải thưởng KOVA dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc năm 2013-2014 – Thủ khoa trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2014 với điểm học tập toàn khóa: 3,66 – Một trong 10 gương mặt xuất sắc được nhận Giải thưởng dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam lần thứ 9 (Honda Y-E-S Award 2014).
Dương Văn Lạc trong một lần nhận bằng khen.
Không có gì khó, chỉ sợ mình không làm
Như nhiều bạn bè khác, ban đầu Văn Lạc chọn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ vì sự hứng thú đối với đồ điện tử và mong muốn có công việc trong tương lai. Thi vào lớp kĩ sư tài năng với Lạc cũng là một sự tình cờ. Lúc đó, anh cảm thấy khá áp lực khi bước vào môi trường quá nhiều người giỏi.
Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian ấy, Văn Lạc đã phát huy được tư duy độc lập và giữ cho mình sự kiên trì, không nản chí nên hai năm sau đó liên tục giành được các kết quả xuất sắc: học bổng các tập đoàn lớn, giải nhất, nhì Olympic toàn quốc…
Anh chia sẻ: “Ngay từ ngày cấp 2, mình đã tự học tập, nghiên cứu qua sách vở mà không đi học thêm hoặc được ai kèm cặp. Những năm đại học, mình cũng luôn học hỏi, độc lập làm việc, độc lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy, mà sự sáng tạo của bản thân được khơi nguồn và phát huy rất tốt”.
Bên cạnh đó, Văn Lạc cũng học cách phân tích vấn đề để xác định được hướng đi, mục tiêu và phương pháp. “Đối với mọi công việc, mục tiêu, mình đều coi nó như một đối tượng để mổ xẻ, phân tích từ các góc độ, khía cạnh nên thường đạt kết quả nhanh chóng”, anh nói.
Văn Lạc không nhắm vào một mục tiêu, ngành nghề duy nhất để theo đuổi mà luôn muốn được khám phá, thử sức ở nhiều lĩnh vực. Anh bày tỏ: “Khi đã làm và biết về nó rồi sẽ có thể thảo luận, tranh biện trong bất kỳ cuộc giao lưu nào. Không làm cứ nghĩ là nó cao siêu lắm nhưng thực ra là không. Mình quan niệm không có gì khó, chỉ sợ bản thân không làm”.
Trong quá trình nỗ lực, phấn đấu, không ít lần Lạc gặp khó khăn nhưng anh luôn giữ sự kiên trì và nhìn nhận được giá trị đằng sau đó bằng tâm thế tích cực. “Mình luôn nghĩ thất bại dạy cho nhiều bài học kinh nghiệm nên phấn đấu hết mình với niềm tin sẽ thành công”.
Như lần đăng ký Giải thưởng dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ ViệtNam lần thứ 8 năm 2013, Văn Lạc đã bị loại. Nhưng qua đó, anh đã rút ra được những hạn chế của bản thân và trưởng thành hơn trong lần tuyển chọn năm 2014. Do đó, trong năm nay, bài luận của Lạc đã được điểm gần như tuyệt đối: 9.5, với sự đánh giá rất cao của giám khảo về khả năng mạch lạc.
Cuối năm tư, học môn Dao động kỹ thuật với GS. Nguyễn Văn Khang, Văn Lạc luôn coi đây là cái “duyên”, đồng thời cũng là may mắn của mình. Không chỉ vì thầy đề nghị anh ở lại trường, mà hơn hết, là sự tin tưởng, coi trọng năng lực và tạo cho Văn Lạc những cơ hội nghiên cứu.
Video đang HOT
“Làm khoa học nghĩa là tìm ra cái mới và thầy Khang rất thích điều đó trong mỗi một nghiên cứu. Trong khi điểm mạnh của mình là sự sáng tạo nên thường xuyên được thầy khích lệ, ủng hộ”, Văn Lạc chia sẻ.
Giảng viên 9X cho biết, bất cứ vấn đề gì cũng suy nghĩ, chuẩn bị rất kỹ mới bắt tay vào làm nên thường hoàn thành rất nhanh. Với Lạc, sự cập nhật kiến thức là điều không thể thiếu trong công tác nghiên cứu, đặc biệt là học hỏi từ tài liệu nước ngoài. Trong quá trình đó, cái gì không có thì anh đều tự sáng tạo ra theo cách thức của mình. Cũng nhờ vậy mà năng lực, kinh nghiệm làm việc của Văn Lạc ngày một tốt hơn.
Dương Văn Lạc giành giải thưởng KOVA 2013.
Mong muốn được cống hiến
Văn Lạc luôn mong muốn được cống hiến sức mình trong nghiên cứu khoa học. “Mình luôn coi cống hiến là mục tiêu, nguyện vọng, chứ không nghĩ rằng đó là trách nhiệm. Chỉ cần được cống hiến, sự đãi ngộ hoặc mức lương không hề quan trọng. Với mình, được làm điều gì đó cho mọi người đã là rất hạnh phúc, ý nghĩa”, anh nói.
Sau khi hoàn thiện chương trình thạc sĩ trong nước, Văn Lạc dự kiến sẽ du học tại Nhật Bản nhằm trau dồi, học hỏi tri thức ở nền giáo dục hiện đại để có thể áp dụng và cống hiến cho nền khoa học nước nhà.
Với cương vị là người thầy đứng trên giảng đường, Văn Lạc đã truyền cảm hứng đến các em, đồng thời tạo cho sinh viên một môi trường tốt để phát huy được tư duy độc lập.
Văn Lạc cho biết: “Vì kiến thức thay đổi hằng ngày nên mình luôn để cho sinh viên bày tỏ ý kiến bản thân, càng mới, càng lạ càng tốt, càng được khích lệ. Việc dạy học, mình cũng không quan tâm đến điểm số và thường khuyến khích cho sinh viên không phụ thuộc vào các thầy cô, hãy cứ thỏa thích sáng tạo. Mình từng chia sẻ với sinh viên rằng: Làm bài, nếu tự mình thấy đúng thì cứ tự tin chứng minh điều đó, không nên lệ thuộc vào ý kiến người khác”.
Theo Dantri.com.vn
"Con đau lắm, đau lắm...bố mẹ ơi...!"
Mắt nhắm nghiền, trán rịn mồ hôi, 2 tay bấu chặt thành giường, em cong mình lên, miệng kêu la thảm thiết: "Con đau lắm, đau lắm...bố mẹ ơi...". Những âm thanh như xé lòng đấng sinh thành, ở bên, người xoa lưng, người bóp đầu cho con, mà như đứt từng khúc ruột.
Một lần vào thăm các bệnh nhi ở viện Huyết học truyền máu TƯ, tôi được các mẹ kể cho nghe về hoàn cảnh đáng thương của em Lê Hồng Sơn (10 tuổi), ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Xếp công việc lại,tôi vội đến thăm em, khác biệt hẳn với không khí tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết của xóm làng. Trong căn nhà nhỏ tối om, lặng lẽ nằm khuất sau rặng tre cuối xóm, là không khí buồn thảm thê lương đến não lòng.
Mắc ung thư hạch rồi ung thư máu, hiện Sơn rất đau đớn.
Vì chưa xoay đâu được tiền, nên dù mấy hôm nay Sơn liên tục đau đớn kêu la, nhưng đôi vợ chồng nghèo khó Trương Thị Hạnh -Lê Văn Tuất, dẫu thương con đến đứt từng khúc ruột, cũng đành phải để con nằm nhà, bởi đã lực bất tòng tâm. 4 năm nay cùng con đi hết viện này đến viện khác, nay anh chị đã hoàn toàn khánh kiệt.
Theo dòng nước mắt của người mẹ đã chịu quá quá nhiều đau khổ, tôi được biết. Tháng 8 năm 2011, khi Sơn chuẩn bị vào lớp 1, thì phát hiện em bị ung thư hạch. Các khối u to mọc trong đại tràng gây đau đớn, để cứu tính mạng em, các bác sĩ phải làm phẫu thuật gấp. Lúc đó vừa hết bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ riêng gần nửa năm nằm viện không có bảo hiểm y tế, chi phí lên đến hơn 200 triệu. Bố mẹ em phải chạy vạy khắp nơi, cầm sổ đỏ, vay họ hàng, vay lãi ngày mới gom đủ. Chưa kể suốt 3 năm trời đằng đẵng trông con ở Viện Nhi TƯ.., có lẽ, chỉ có trời cao mới thấu nỗi cơ cực mà anh chị phải gánh chịu. Rồi bệnh tình của Sơn có phần thuyên giảm, những tưởng anh chị đã giành lại được con lại từ lưỡi hái của tử thần, vậy mà...
Cho dù đau đớn nhìn con chết dần chết mòn, thì đôi vợ chồng nghèo này cũng đã lực bất tòng tâm...
Tháng 2 năm 2014, Sơn lại có biểu hiện sốt, em kêu đau nhức xương, chảy máu mũi, xuất huyết dưới da. Khi bác sĩ cho biết em mắc bệnh ung thư máu, chị như chết đứng, đến nỗi phải nằm viện tâm thần điều trị hơn1 tháng. Lại một lần nữa, anh chị phải giành giật đứa con dứt ruột đẻ ra với tử thần, dù làm mọi cách, đến bán cả máu của mình, cũng chẳng thể có đủ tiền cho ca ghép tủy, hy vọng duy nhất để cứu con.
Người mẹ nghèo khó này, hằng ngày chỉ biết vỗ về, chăm sóc đứa con bé bỏng, hy vọng con bớt đi đau đớn.
Chị Hạnh đau đớn: "Nhà em giờ chẳng còn gì để bán nữa, nếu trên người vợ chồng em bán được thứ gì để cứu con...em cũng cam lòng..". Không khí nặng nề u ám quá, quay sang anh Tuất, tôi hy vọng tìm thấy một được một điểm tựa để gia đình này có thể vượt cơn bĩ cực. Nhưng anh cũng đã khóc, tôi hiểu anh cũng đã gục ngã trước cơn "sóng dữ" này.
Đứa con gái đang học lớp 8 có nguy cơ phải thôi học, hàng ngày em phải miệt mài khâu nón, mong có chút tiền theo học tiếp.
"Em mồ côi bố mẹ từ nhỏ, phải cố gắng lần hồi, làm thuê làm mướn nuôi 2 em rồi dựng vợ gả chồng cho chúng nó. Vợ em thương em rồi về ở cùng, chứ cũng chẳng có tiền làm đám cưới, rồi 4 đứa con ra đời. Không có tiền cho các cháu ăn học nên 2 cháu đầu chỉ học hết lớp 5, đủ 18 tuổi rồi cho đi lấy chồng. Ở nhà bây giờ chỉ có cháu Thư đang học lớp 8 và cháu Sơn. Con Thư cứ xin em cho học tiếp, nó bảo sẽ chăm chỉ đan nón lấy tiền để đi học, nhưng tình cảnh này em phải cho cháu nghỉ thôi ạ...Nhìn thằng Sơn như vậy, em đau lắm...Nhưng em cũng chẳng biết phải làm thế nào nữa...", anh nói rồi, vội đưa tay quệt mắt, như muốn giấu đi giọt nước mắt của mình.
Đau đớn, kiệt sức lịm đi, Sơn vẫn ứa nước mắt, có lẽ tâm hồn non nớt của em cũng đã cảm nhận được sự đắng cay mà gia đình em đang phải gánh chịu?
Bác sĩ Vũ Hồng Nhung, trực tiếp điều trị cho Sơn tại Viện huyết học truyền máu TƯ cho biết: "Sơn bị ung thư máu (Lơxêmy thể M2), cháu được chuyển từ Viện Nhi TƯ sang Viện huyết học từ tháng 3/2014. Hiện tại cháu đang được đi duy trì đợt 2. Thể trạng cháu rất yếu, trong thời gian này, nếu có gì bất thường thì gia đình phải cho cháu vào viện ngay."
Vẻ mặt hiện rõ sự đau đớn tột cùng của người mẹ nghèo khó.
"..Nếu có gì bất thường thì gia đình phải cho cháu vào viện ngay.", lời bác sĩ vẫn văng vẳng bên tai, vậy mà...Sơn lại đau, tiếng kêu la thảm thiết nhỏ dần, em đã lịm đi rồi, tôi vẫn thấy một dòng lệ chảy dài trên má em. Có lẽ nỗi đau thể xác quá lớn ngập tràn cả trong mộng mị, hay sự tủi hờn, oán trách đã xâm lấn tâm hồn non nớt của em!?...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1698: Chị Trương Thị Hạnh, địa chỉ thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. ĐT 0985 239 903 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Thầy giáo sinh năm 1997 của các cao thủ HSG quốc gia Sau khi đạt Huy chương đồng cuộc thi Olympic Tin học Quốc tế, Nguyễn Tiến Trung Kiên được thầy giáo cho đứng lớp đội tuyển HSG quốc gia, trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Dạy đội tuyển HSG quốc gia của trường chuyên Nguyễn Tiến Trung Kiên (sinh năm 1997, Hoài Đức) là học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Khoa học Tự...