Gặp gỡ sĩ tử 58 tuổi thi đại học
Mặc dù đã gần 60 tuổi (SN 1954) và đã có 2 cháu nội nhưng bà Nguyễn Thị Phong (trú tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn dự thi đại học năm 2012 tại cụm thi Vinh.
Một thời lỡ hẹn với giảng đường
Tiếp chúng tôi tại nhà trọ chiều 10.7, ngay sau khi hoàn thành môn thi cuối của đợt thi thứ 2, bà Nguyễn Thị Phong cho biết, bà sinh ra trong một gia đình hiếu học tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương. Những năm học phổ thông, bà luôn là học sinh giỏi xuất sắc, và đã thi đậu vào Trường Đại học Thuỷ lợi. Nhưng do giấy báo nhập học bị lưu lạc nên bà đành lỡ hẹn với giảng đường đại học.
Sau đó, bà lên Nông trường 3.2 (tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) làm công nhân rồi tham gia học thêm và được phân công làm kế toán của nông trường. Năm 1978 bà lập gia đình. “Chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc và có với nhau đứa con trai, nhưng rồi sau đó, những mâu thuẫn cuộc sống đã làm cho vợ chồng tôi chia xa” – bà Phong tâm sự.
Sau khi xong thủ tục ly hôn, bà một mình mang đứa con trai vào Đà Lạt sinh sống. Bà bảo muốn đi xa để cố quên đi chuyện buồn của chuyến đò đời bị đắm. Tại Đà Lạt, bà đã làm đủ thứ nghề: Rửa bát, trồng rau, làm thuê, làm mướn và làm gia sư để nuôi con ăn học.
Con trai của bà học rất giỏi, và đã 2 lần đoạt giải cao học sinh giỏi toán quốc gia năm lớp 9 và lớp 12. Hiện nay con trai của bà là giám đốc một công ty lớn ở TP. Hồ Chí Minh, đã lập gia đình và có 2 đứa con trai.
Đã qua rồi một thời gian khó, nhưng bà lại mắc chứng bệnh đau đầu, đi nhiều nơi mà chữa không khỏi. Bố bà là một thầy thuốc giỏi của vùng Thanh Chương nên bà về quê để chữa bệnh. Tại quê nhà, bà gặp một vị đại tá quân đội về hưu và 2 người đã kết hôn.
Cả 2 vợ chồng con cái đều đã thành đạt, họ làm bạn già vui cảnh điền viên, nhưng những khát khao và ước mơ được đến giảng đường đại học luôn thôi thúc trong bà. Và bà đã quyết tâm ứng thí kỳ thi đại học lần này. Khi nói với con cái về ý định của mình, bà Phong đã được các con nhiệt tình ủng hộ. Thậm chí, cô con dâu ở TP.HCM cũng đã gửi về 3 bộ đề khối C để bà ôn thi.
Bà Phong trò chuyện với các phóng viên
Tấm gương về sự hiếu học
Video đang HOT
Sáng 9.7, tại hội đồng thi Trường THCS Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An (địa điểm thi tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh), nhiều người ngỡ ngàng và bất ngờ khi thấy bà Phong đầu 2 thứ tóc “lều chõng” ứng thí.
Nhiều thí sinh và giám thị lúc đầu còn tưởng bà đưa con, cháu đi thi đã vào nhầm phòng. Nhưng sau đó sự xuất hiện của cụ bà ham học như “tiếp lửa” cho các sĩ tử làm tốt bài thi trong cái nắng như rang của miền Trung.
Sau mỗi buổi thi bà Phong đều được các thí sinh ngưỡng mộ vây quanh để hỏi chuyện. Bà tâm sự: “Về quyết định thi tuyển vào trường đại học là tôi muốn thử sức để không tụt hậu với lớp trẻ”. Bà bảo, bà đã làm đề thi địa lý được khoảng 80% còn môn lịch sử 60% và môn văn khoảng 50%.Thí sinh Phạm Hồng Tiến phát biểu: “Nhìn bác Phong đầu 2 thứ tóc đi thi đại học, chúng em rất khâm phục. Bác là tấm gương về sự hiếu học để cho thế hệ trẻ noi theo”.
Theo dân việt
Mùa thi, xót xa cảnh người mẹ nhường cơm cho con
Để bám trụ được với mấy ngày thi đại học tại TP.HCM, có khi người mẹ phải nhường cho con ăn để lấy sức làm bài, còn mình chấp nhận đói.
Trong dòng người đang tá túc tại khu vực làng ĐH Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi gặp hai mẹ con chị Đỗ Thị Vân (SN 1973), ngụ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đưa con gái Bùi Thị Tường Oanh xuống dự thi ĐH đợt 2.
Đây là hoàn cảnh rất éo le. Gia đình chị Vân có 4 người con, kinh tế dựa vào nghề nông nhưng nhiều năm trở lại đây, mấy người con liên tục đổ bệnh khiến kinh tế kiệt quệ.
Hơn 10 năm nay, bản thân Oanh mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình. Gia đình đã chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Dưới Oanh còn có 2 người em cũng đang phải gánh chịu căn bệnh lão hóa da sơ cấp, người con út bị viêm phổi.
Dù phải gánh chịu căn bệnh quái ác nhưng với tinh thần hiếu học, sự đam mê, Oanh đã cố gắng vượt qua tất cả để có thể đến với kỳ thi tuyển sinh năm nay.
Hành trang đi thi của hai mẹ con ngoài sách vở, tài liệu ôn thi còn có cả thuốc men phòng khi bệnh tái phát. Trong quá trình đi thi em thường xuyên phát bệnh khiến người mẹ đi cùng nhiều đêm trở giấc, nuốt ngược nước mắt.
"Điều kiện tài chính hạn hẹp nên lúc đầu hai mẹ con phải nương nhờ nhà chùa để tạm trú, ăn ở. Nhưng do căn bệnh này không thể ở chịu được tiếng ồn, sự đông đúc nên đành phải ra ngoài thuê trọ với giá 250000 đồng cho 3 ngày thi, để con có thể tránh tái phát bệnh"- chị Vân cho hay.
Mấy ngày nay, cả hai mẹ con đều tự túc ăn uống, đi lại. Cảm động nhất là hình ảnh chúng tôi bắt gặp, trước thời điểm Oanh chuẩn bị đi thi, vì lo cho con, chị vội vàng chạy ra ngoài mua hộp thức ăn về, bảo con ăn lót dạ, còn mình chấp nhận nhịn đói.
Đến buổi trưa, vừa kết thúc môn thi xong, cả hai mẹ con vội vàng về căn phòng trọ, chị Vân tranh thủ mua hộp cơm về, nhường con gái ăn trước, còn thừa bao nhiêu mình mới ăn lại.
Chị Vân buồn rầu thổ lộ: "Khổ mấy tôi cũng chịu đựng được vì thấy con quyết tâm vượt qua căn bệnh đang bám riết mình để ôn thi. Mai mốt nếu con bé có trúng tuyển ĐH thì gia đình cũng chưa biết sẽ xoay sở thế nào".
Chị Vân cho hay, dù con bị bệnh kinh niên nhưng vẫn cố gắng học tập, đó là điều chị rất vui mừng
Từ sáng sớm 9/7, Oanh đã thức giấc từ rất sớm, chuẩn bị đi thi.
Cả hai mẹ con cuốc bộ đến điểm thi.
Trên khuôn mặt của chị Vân và con gái hằn lên vẻ khắc khổ. Chưa biết trên đường đời sau này, chị cũng không biết con gái mình có theo đuổi được ước mơ vào giảng đường đại học hay không.
Ngồi chờ đợi con ngay trước cổng trường.
Và khi vừa kết thúc môn thi, chị vội vàng chạy đến hỏi han ngay con gái kết quả làm bài.
Và mừng thầm vì Oanh đã làm bài rất tốt
Hai mẹ con đều mang hai nỗi niềm khác nhau khi kết thúc môn thi.
GIANG UYÊN
Theo Infonet
Lên chức bà nội vẫn đi thi đại học Dù đã nghỉ hưu và có 2 cháu nội, năm nay 56 tuổi, bà Nguyễn Thị Phong vẫn quyết tâm đi thi đại học bởi lẽ, với bà, đây là cách để thấy mình không tụt hậu với lớp trẻ. Thí sinh Nguyễn Thị Phong: "Đi thi là để thử sức mình, để thấy mình không tụt hậu với lớp trẻ". Trường THCS...