Gặp gỡ Phó giáo sư 35 tuổi vừa được công nhận
Tân Phó giáo sư 35 tuổi đang công tác tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng con đường nghiên cứu khoa học rất chông gai, nhưng sẽ là quả ngọt cho những ai có nhiều quyết tâm.
Anh Võ Thanh Sang (35 tuổi), đang công tác tại Viện Kỹ thuật Công nghệ cao (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) vừa được công nhận Phó Giáo sư (PGS) ngành Sinh học (chuyên ngành Hóa sinh) năm 2020, là Phó Giáo sư trẻ nhất của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Ảnh: NVCC
Mới đây, Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 đã công bố danh sách Giáo sư, Phó giáo sư năm 2020.
Theo đó, anh Võ Thanh Sang (35 tuổi), đang công tác tại Viện Kỹ thuật Công nghệ cao (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) vừa được công nhận Phó Giáo sư (PGS) ngành Sinh học, đồng thời là PGS trẻ nhất của Trường Đại học nơi mình công tác.
Anh Sang vừa có những chia sẻ về hành trình học tập, nghiên cứu nhiều năm liền của mình.
Chúc mừng anh, được biết anh là PGS trẻ nhất Trường Đại học Nguyễn Tất Thành hiện nay?
- Việc là PGS trẻ nhất của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vừa là vinh dự nhưng cũng tạo cho tôi chút áp lực vì mình phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để xứng đáng với chức danh này.
Chắc gia đình anh rất vui mừng khi có một Tân Phó Giáo sư trẻ tuổi?
- Thú thật gia đình tôi còn không biết Phó Giáo sư là chức danh hay là “nghề” gì nữa kìa. Tuy nhiên, mọi người đều vui mừng và tự hào, điều này tiếp thêm động lực cho tôi trên con đường phía trước.
Để có được kết quả như hôm nay hẳn anh đã phải nỗ lực rất nhiều. Vậy anh có thể chia sẻ thêm về quá trình phấn đấu của mình trong thời gian vừa qua?
- Niềm đam mê và kiên trì đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để đạt được kết quả như hôm nay. Niềm đam mê nghiên cứu được hình thành khi còn nhỏ, được ươm tạo khi bước chân vào cánh cửa đại học và được phát triển khi học tập sau đại học tại Hàn Quốc.
Sau khi về Việt Nam, tôi được Đại học Nguyễn Tất Thành khuyến khích và hỗ trợ nhiều mặt để tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu mà bản thân đang theo đuổi.
Ở tuổi 35 đã là Phó Giáo sư, anh có suy nghĩ thế nào?
- Nói thật là tôi cũng không nghĩ gì nhiều, việc học tập và nghiên cứu là một quá trình dài và luôn tiếp diễn, mình đang đi trên một con đường dài và không được phép dừng lại. Mọi chuyện cứ diễn ra một cách tự nhiên, cảm thấy đủ các điều kiện để đăng ký hồ sơ ứng viên Phó Giáo sư thì đăng ký thôi. May mắn là tôi được công nhận đạt chuẩn chức danh này.
Video đang HOT
Nói về cảm tưởng thì cho đến hôm nay, tôi vẫn còn hơi bỡ ngỡ với mấy từ “Tân Phó Giáo sư” (cười).
Sau khi được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư, anh có kế hoạch gì cho tương lai?
- Tôi vẫn sẽ tiếp tục học tập để trau dồi thêm kiến thức, tiếp tục nghiên cứu khoa học để có thêm nhiều công bố khoa học có giá trị. Tôi muốn cống hiến và đóng góp cho hoạt động khoa học công nghệ của Trường.
Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học?
- Bất kể con đường nào tới thành công cũng đầy chông gai và thử thách, đặc biệt là đối với những bạn đam mê nghiên cứu khoa học, tuy nhiên chỉ cần các bạn nuôi dưỡng ước mơ và quyết tâm thực hiện nó thì một ngày nào đó các bạn sẽ thành công.
Xin cảm ơn anh!
PGS Võ Thanh Sang tốt nghiệp cử nhân Sinh học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM; tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Hóa sinh tại Trường Đại học Quốc gia Pukyong, Hàn Quốc.
Hướng nghiên cứu chủ yếu: Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm dị ứng và kháng đái tháo đường của các hợp chất thiên nhiên từ tảo và thực vật trên các mô hình thí nghiệm in vitro và in vivo.
Tính đến thời điểm này, PGS Võ Thanh Sang đã xuất bản 11 chương sách tham khảo thuộc Nhà xuất bản quốc tế có uy tín; công bố 63 bài báo khoa học, trong đó có 54 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI/SCOPUS.
Anh Võ Thanh Sang từng vinh dự đạt giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng toàn quốc 2017 – lĩnh vực Công nghệ sinh học; Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo do Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.
Một nền giáo dục đại học có thể sẽ bật gốc vì quả bong bóng ISI/Scopus
Chúng ta - những nhà khoa học chân chính - không ai muốn nhìn thấy quả bong bóng ISI/Scopus đâu đó đang lên hình lên khuôn. Thật quá nguy hiểm.
Tiến sĩ Phạm Long - Giảng viên Đại học Louisiana (Mỹ) bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ có thể xảy ra bong bóng ISI/Scopus.
Tòa soạn xin chia sẻ bài viết của Tiến sĩ Phạm Long đến độc giả để có cái nhìn tổng quan hơn nhằm hướng tới tự chủ đại học thành công ở Việt Nam.
Những năm gần đây, việc xét danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư tại Việt Nam đề cập rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà khoa học; chất lượng giáo dục đại học. Đặc biệt là giải pháp bắt buộc các Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bài đăng ISI/Scopus.
Tiến sĩ Phạm Long. Ảnh: Tác giả cung cấp
Nghe thì rất đúng và hay, nhưng xin thưa, phải có một chiến lược tổng thể để cho Hệ thống giáo dục đại học phát triển bền vững và hội nhập, chứ không phải là một hệ thống chắp vá.
Tôi lo, một khi cái ung nhọt của kinh tế thị trường mà di căn sang giáo dục thì có rất nhiều điều để quan ngại.
Cái gốc cái nền không có thì ISI/Scopus làm sao? Không cẩn thận, chỉ trong thời gian rất ngắn một thị trường ISI/Scopus hình thành và tăng trưởng giống như Thị trường Chứng khoán Việt Nam lên đỉnh và nổ tung vào năm 2008; hay Thị trường Bất động sản lên dốc và trượt không phanh vào năm 2011.
Chúng ta - những nhà khoa học chân chính - không ai muốn nhìn thấy quả bong bóng ISI/Scopus đâu đó đang lên hình lên khuôn. Thật quá nguy hiểm.
Tôi cảm nhận không ít cơ quan truyền thông đang dẫn dắt dư luận quá tập trung vào một khía cạnh. Tại sao phải bắt tất cả Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bằng phát minh sáng chế?. Theo tôi, đó là sai lầm! Thứ 2 là tại sao lại so sánh Giáo sư/Phó Giáo sư với các Bác nông dân? Theo tôi, điều này cũng là sai lầm.
Các Bác nông dân (rất thiểu số) một ngày đẹp trời nào đó hứng khởi công bố các phát minh về máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm rất đáng được nhận lời khen nhưng có tờ báo còn đề nghị phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư cho các Bác nông dân - thì thật nguy hiểm quá mức!
Những sáng kiến cải tiến hay những ý tưởng hay có thể áp dụng trên đồng ruộng của gia đình hay cộng đồng nơi mình sinh sống và đều rất đáng được hoan nghênh, nhưng không nên được tung hứng lên trời xanh. Bởi sứ mệnh của 2 đối tượng rất khác nhau.
Những gì các Bác nông dân chế tạo ra như là máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm sẽ không bao giờ mang lại một lợi thế cạnh tranh cho đất nước của chúng ta. Hãy làm đúng bổn phận "một nắng hai sương" của mình, tạo ra những hạt lúa thơm ngon và những nông hải sản có giá trị gia tăng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sứ mệnh của Giáo sư/Phó Giáo sư là giảng dạy và (hoặc) nghiên cứu khoa học. Tôi dùng và (hoặc) để nhấn mạnh rằng:
(1) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể chỉ tập trung vào một việc là nghiên cứu khoa học;
(2) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vừa giảng dạy và vừa nghiên cứu khoa học;
(3) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vào một việc là giảng dạy.
Nếu trọng tâm là nghiên cứu thì những đòi hỏi sẽ khắt khe hơn dành cho Giáo sư/Phó Giáo sư, và có thể phải có ISI/Scopus, bằng phát minh hay sáng chế nào đó, tất nhiên tùy lĩnh vực, tùy ngành và việc bằng phát minh sáng chế đó có được ứng dụng vào cuộc sống hay không lại là chuyện khác.
Cái tôi muốn truyền tải ở đây đó là tại sao lại bắt tất cả các Giáo sư/Phó Giáo sư phải đều là những nhà nghiên cứu? Có phi lý không khi bắt các giảng viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, hay một số Đại học thiên về giảng dạy phải có công trình đăng Tạp chí Quốc tế tốt? Thật không cần thiết và không hiệu quả chút nào.
Các giảng viên ở các trường này chỉ cần tập trung giảng tốt đã là thành công và xứng đáng được phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư rồi, không nhất thiết phải có bài báo khoa học ở Tạp chí ISI/Scopus, mà chỉ cần một tạp chí có uy tín tốt ở trong nước hoặc Tạp chí tàm tạm cũng ổn rồi.
Xã hội là một sự phân công lao động mà ở những trường "nhẹ nhàng" với những sinh viên "nhẹ nhàng" thì chúng ta chỉ cần hoàn thành tốt vai trò giảng dạy, sao cho các em học hỏi được kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết, có thể làm việc được ngay khi tốt nghiệp là thành công rồi. Sao bắt các giảng viên ở những trường này phải ISI/Scopus? Để làm gì?
Để có một giai tầng tinh hoa với những công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín thì chúng ta cần phải sắp xếp lại một cách hệ thống toàn bộ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hiện nay.
Nếu chưa có tái cấu trúc triệt để hệ thống này thì tiến hành kiểm định nội bộ hay kiểm định quốc tế đều không có giá trị thực sự. Tuy nhiên, tái cấu trúc thế nào thì lại là bài toán con gà và quả trứng, vì rất khó để xác định được việc gì làm trước và việc gì làm sau? Cái sai của chúng ta chính là lỗi "hệ thống" - vì đã xây dựng các Trường đại học đơn ngành: Kinh tế là Kinh tế; Kỹ thuật là Kỹ thuật; Y là Y; Dược là Dược; Giao thông là Giao thông, Âm nhạc là Âm nhạc; Nông nghiệp là Nông nghiệp; Sư phạm là Sư phạm, v.v.
Tầm nhìn hội nhập là phải tạo ra các trường "tổng hợp" với đa ngành và đa nghề. Bài toán đã rõ, phải biến các trường thành đa ngành và đa nghề. Nhưng làm sao mà ông kinh tế lại có thể xây dựng được trường kỹ thuật, trường nông nghiệp hay trường y trực thuộc mình được? Rất khó. Theo tôi, để tái cấu trúc được hệ thống đại học thì cần một bàn tay "sắt", cần giải quyết ở cấp độ Chính phủ, chứ bản thân Bộ Giáo dục không làm được, các Bộ khác cũng không làm được.
Cái đích hướng tới là phải cấu trúc thành 3 nhóm trường và đều đa ngành đa nghề: (1) nhóm trường tinh hoa của xã hội ở đó các Giáo sư/Phó Giáo sư luôn lấy trọng tâm là nghiên cứu; (2) nhóm trường tốt và tiệm cận ở mức tinh hoa, ở đó các giáo sư vừa phải giảng dạy tốt và đồng thời cũng phải chú trọng nghiên cứu ở một chừng mực nào đó; và (3) nhóm trường lấy trọng tâm là giảng dạy, ở đó giảng dạy tốt và trang bị được các kỹ năng ứng dụng thực tiễn cho sinh viên để sinh viên tốt nghiệp có thể hoà nhập và làm việc hiệu quả ngay là thành công rồi.
Xã hội là một tổng thể và trong chính cái tổng thể đó là sự đa dạng của các thành viên. Người giầu không thể sống được nếu xung quanh mình toàn người giầu; Người thông minh sẽ cảm thấy cô đơn khi xung quanh mình toàn người thông minh; Sinh viên ưu tú chẳng có gì mà hãnh diện nếu xung quanh mình toàn sinh viên ưu tú; Giáo sư nghiên cứu cũng buồn tẻ khi xung quanh mình ông nào cũng nghiên cứu và lúc nào nhìn cũng ngơ ngơ ngác ngác; Giáo sư giảng dạy sẽ thấy chả có động cơ phấn đấu khi xung quanh mình toàn ông giảng dạy; Các trường đại học tinh hoa sẽ không thấy mình thực sự tinh hoa khi xung quanh mình toàn trường tinh hoa; Các trường đơn thuần giảng dạy sẽ chả thấy mình có cái thực sự riêng khi xung quanh mình toàn trường đơn thuần giảng dạy.
Sự sống và khát vọng đòi hỏi phải đa dạng, liên tục chuyển hóa để thăng hoa và tiến hóa. Nhưng ở bất cứ cấp độ nào cũng đều có không gian và dưỡng khí cho sự cống hiến và mỗi sự cống hiến cũng đều đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và luôn được ghi nhận.
Vì thế, cá nhân tôi cho rằng, để cho quả bong bóng ISI/Scopus không bị nén căng và xì hơi thì đòi hỏi phải có sự tái cấu trúc triệt để Hệ thống giáo dục đại học theo 3 nhóm trên. Cần một quyết định hành chính.
Đến lúc đó, ai cũng có thể được phong Giáo sư/Phó Giáo sư trong 3 nhóm đề cập ở trên, miễn là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hãy đưa các Hội đồng phong tặng về với các trường.
Giáo sư/Phó Giáo sư chẳng qua cũng chỉ là một "Promotion (sự đề bạt)" và thuộc trường đó mà thôi. Về hưu, đi làm chính trị hay không còn giảng dạy/nghiên cứu nữa thì trả lại cho trường.
Một thị trường việc làm thúc đẩy sự linh động chuyển hóa giữa 3 nhóm trường trên có nghĩa là giảng viên nhóm 3 có thể phấn đấu lên nhóm 2 hay 1; nhóm 1 hay 2 có thể xuống nhóm 3 sẽ làm cho hệ thống giáo dục luôn đổi mới, hội nhập và có tính cạnh tranh.
Tất nhiên như tôi đã phân tích, xã hội là một sự đa dạng, là tổng hòa của các mối quan hệ mà nếu mất đi sự đa dạng thì nguy cơ tàn lụi là rất cao. Đừng nghĩ một người học ở Havard ra thì phải làm ở MIT, không nhất thiết, hoàn toàn có thể về một Đại học thiên về giảng dạy để cống hiến; Tương tự, cũng đừng nghĩ một người học ở một trường XYZ lại không có cơ hội về Havard hay MIT. Tất cả do sự phấn đấu của họ thôi, cơ hội luôn rộng mở với tất cả mọi người, nỗ lực và khát vọng vươn lên luôn biến giấc mơ thành hiện thực.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Nữ PGS trẻ tuổi nhất VN 2020: Giảng viên tuổi hổ đam mê bất tận về rừng Được công nhận Phó giáo sư (PGS) năm 2020 khi mới chỉ 34 tuổi, cô giảng viên tuổi hổ đã gặt hái được rất nhiều thành công chính bởi niềm đam với những cánh rừng. Nữ PGS trẻ tuổi nhất VN 2020: Giảng viên tuổi hổ đam mê bất tận về rừng Có hơn 100 bài viết được công bố trên các tạp...