Gặp gia đình người lính biên phòng hiếu học trên vùng quê nghèo
Ở một vùng quê nghèo khó lắm núi nhiều đồi, đời sống còn nhiều khó khăn như xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) nhưng khi nhắc đến sự học thì ai cũng biết đến và không ngớt lời trầm trồ thán phục một gia đình hiếu học ở thôn gò đồi Văn Hà.
Đó là gia đình ông Nguyễn Ngọc Chồi (57 tuổi) và bà Mai Thị Định (47 tuổi) ở thôn Văn Hà, xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông bà Chồi ở thôn Văn Hà, anh cán bộ văn hóa xã tự hào: “Ở cái vùng quê nghèo khó này, nói đến ông Chồi, bà Định thì ai ai chẳng biết. Họ biết đến bởi, ông bà là một gia đình hiếu học có tiếng ở mảnh đất Quảng Bình”.
Con đường làng ngoằn ngoèo dẫn vào nhà ông Chồi những ngày sau Tết vắng vẻ đến lạ. Hỏi ra mới biết, ở vùng đất được mệnh danh là “chó ăn đá gà ăn sỏi” này cứ sáng sáng là người lớn lại vào rừng hái củi kiếm cơm, người già ở nhà đan nón lá kiếm ngày vài chục ngàn đong gạo, còn lũ trẻ thì ngày ngày đến trường gieo ước mơ học chữ thoát nghèo.
Quá trưa, ngồi trò chuyện với chúng tôi trong ngôi nhà cấp bốn chất đầy bằng khen, huân huy chương và bảng thành tích học tập, nhấp ngụm trà nóng, ông Chồi bắt kể về cuộc đời mình. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất anh hùng Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), tháng 6 năm 1974, người lính trẻ Nguyễn Ngọc Chồi nhập ngũ vào Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình.
Video đang HOT
Năm 1986, ông xây dựng gia đình với bà Mai Thị Định. Ông bà có với nhau hai người con là Nguyễn Tiến Lập (SN 1987) và Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1989). Lớn lên những người con của ông bà đều ngoan hiền, học giỏi. Những năm theo học ở Trường Tiểu học và Trường THCS Quảng Tiến các em đều là học sinh khá giỏi, xuất sắc của trường.
Học xong bậc THCS, Lập và Hương đều vào học Trường THPT Chuyên Quảng Bình. Năm học 2003 – 2004, em Lập thi học sinh giỏi vượt lớp môn Vật lý cấp Quốc gia và đạt giải Nhì. Năm đó em vinh dự được chọn vào đội tuyển Quốc tế môn Vật lý. Năm học 2004 – 2005, Lập tiếp tục đạt giải Ba quốc gia môn Vật lý và được tuyển thẳng vào Học viện Quân sự. 6 năm học ĐH, năm nào em cũng đạt danh hiệu sinh viên ưu tú của khoa Kỹ thuật quân sự. Tốt nghiệp ĐH với tấm bằng xuất sắc, Lập vinh dự được trao bằng khen và chụp tấm ảnh chung với Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tốt nghiệp trường Học viện quân sự với tấm bằng xuất sắc, em Nguyễn Tiến Lập vinh dự được chụp chung tấm hình với Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong ngày nhận bằng.
Chẳng chịu thua kém anh trai, người em gái Nguyễn Thị Thu Hương cũng rất chăm ngoan và học giỏi. Nếu như Lập là một học sinh đam mê tài năng về Khoa học tự nhiên thì Hương lại là cây bút xuất sắc về mảng Khoa học xã hội. Từ năm từ lớp 1 đến lớp 9, Hương đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường và huyện. 3 năm học ở Trường THPT Chuyên Quảng Bình, Hương đều đạt giải Ba môn Văn trong các kỳ học sinh giỏi tỉnh. Tiếp đó, 4 năm theo học ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Hương đều là sinh viên ưu tú của trường và được chọn vào học lớp Cử nhân tài năng của trường.
Tấm hình chụp chung của gia đình ông Chồi treo bên những tấm bằng khen sáng ngời của các con.
Hiện tại, Lập và Hương đã ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Lập hiện đang làm ở Trung tâm kỹ thuật Thông tin công nghệ cao, thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc Hà Nội, còn Hương đang làm biên tập viên cho một công ty ở TPHCM. Nói về thành tích học tập đáng nể phục của Lập và Hương, bà Định tự hào: “Để có được thành tích ngày hôm nay, ngoài việc khuyên răn dạy bảo của bố mẹ là cả một quá trình phấn đấu học tập không biết mệt mỏi của các cháu. Tết vừa rồi dù mới ra trường nhưng hai đứa đều đưa tiền cho ba mẹ ăn Tết. Thấy con cái thành đạt và gặt hái được những quả ngọt đầu tiên, vợ chồng tôi rất vui mừng và hạnh phúc”.
Nói về tấm gương gia đình hiếu học giữa vùng quê nghèo, ông Phan Đức Chiêu, Chủ tịch Hội khuyến học xã Quảng Tiến phấn khởi: “Ngoài công việc ở cơ quan và chăm lo cuộc sống gia đình, ông Chồi còn rất nhiệt tình với công tác khuyến học của xã, ủng hộ xây dựng Quỹ Khuyến học và tích cực tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của xã nhà, khơi dậy truyền thống hiếu học của bà con Quảng Tiến. Gia đình ông Nguyễn Ngọc Chồi và bà Mai Thị Định xứng đáng là tấm gương sáng ngời cho bà con Quảng Tiến noi theo”.
Theo DT
Chàng sinh viên từ quê nghèo đến đất Mỹ
Là một trong hai sinh viên Việt Nam hiện theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh tiếng thế giới, Phạm Thành Thái khiến bạn bè quốc tế thán phục bởi thành tích học tập. Cậu có tham vọng sẽ lấy được bằng tiến sĩ khi bước sang tuổi 25.
Thái sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo yên bình thuộc huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương), nơi mà cách đây hơn 10 năm, nhà trẻ mẫu giáo vẫn là thứ gì đó xa xỉ. Tuổi thơ của Thái là những chiều thả diều-đá bóng-bắt cá giữa đồng cùng lũ trẻ con trong xóm. Những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu đó đã nuôi dưỡng ý chí và tâm hồn chàng trai xứ Đông.
"Chuyên gia" săn học bổng
Ngày bé, điều kiện gia đình không mấy khá giả khiến "sự học" của Thái gặp không ít khó khăn. Thậm chí, ngày bước vào lớp 6, Thái suýt chút nữa phải chuyển từ lớp "chọn" sang lớp "thường" chỉ vì gia đình không có nổi... 40.000 VNĐ đồng tiền học thêm cho cậu hằng tháng.
Kể từ khi học lớp 8 cho tới lúc lên Hà Nội theo học tại trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Thái luôn đứng đầu lớp. Danh sách học bổng chưa khi nào thiếu vắng tên cậu. Và có lẽ không ít người còn nhớ, Phạm Thành Thái chính là chủ nhân của tấm huy chương vàng Giải Toán Quốc tế và Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm năm 2007.
Phạm Thành Thái (áo đỏ) cùng bạn bè.
Không chỉ học hành đâu ra đấy, Thái còn rất tích cực tham gia các hoạt động Đoàn Hội và tình nguyện. Khi còn học cấp III, Thái từng vinh dự là đại diện tiêu biểu của tỉnh Hải Dương dự Đại hội Đoàn toàn quốc. Từng là Chủ tịch CLB Tài năng trẻ của FPT (FYC) chuyên tổ chức các chương trình vui chơi, tặng quà, chăm sóc, dạy chữ cho trẻ em khuyết tật tại Hà Nội, Hà Tây (cũ), Sơn La, Bắc Giang,...
Theo học tại MIT, Phạm Thành Thái khiến không ít bạn bè quốc tế phải thán phục vì kết quả học tập xuất sắc: Cả 6 học kỳ gần nhất đều đạt điểm tổng kết tuyệt đối 5.0/5.0. Thái cũng là một trong những sinh viên vinh dự giành được MIT Sloan và Paul E. Gray Research Grant, những giải thưởng hết sức cao quý tại MIT. Đây là những học bổng có giới hạn và số sinh viên châu Á giành được giải thưởng này hằng năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thành tích học tập xuất sắc đã giúp Thái liên tiếp giành được những học bổng có giá trị để tự trang trải chi phí cá nhân.
Trải nghiệm từ sự học không độ tuổi
Là học sinh tỉnh lẻ, lại chưa từng được tiếp xúc từ trước nên việc rèn luyện tiếng Anh đối với Thái thực sự khó khăn. Tuy nhiên, cũng chỉ mất khoảng 09 tháng để cậu bạn vượt qua các kỳ thi chứng chỉ TOEFL, SAT và GMAT quốc tế và sẵn sàng cho việc nộp đơn xin học bổng của MIT.
"Các trường đại học tốt ở Mỹ thường chọn những sinh viên mà họ cho là phù hợp với môi trường học tập ở đó và có tiềm năng phát triển sau này", Phạm Thành Thái chia sẻ.
Những trải nghiệm của Thái tại MIT hầu hết xoay quanh chuyện học. Do nộp hồ sơ muộn nên kỳ đầu tiên, Thái phải học cùng các em sinh viên kém tuổi. Sang kỳ thứ hai, Thái quyết định học các môn khó hơn dành cho sinh viên năm trên. Không những vậy, hiện tại, cậu lại tiếp tục nhảy cóc lên học các môn dành cho chương trình tiến sĩ cùng các anh chị lớn tuổi hơn với tham vọng sẽ lấy được bằng tiến sĩ khi bước sang tuổi 25. Cũng phải nói thêm rằng, chỉ những sinh viên đạt kết quả học tập nhất định mới được phép đăng ký học song song hai bằng cử nhân và nghiên cứu tiến sĩ.
"Sự học không độ tuổi là một trong những điều thú vị nhất ở MIT. Ngôi trường này đã dạy chúng tôi luôn phải nỗ lực để tiến bộ, vì chỉ chốc lát không tiến bộ, chúng tôi sẽ bị vượt qua bởi vô số nhân tài", Phạm Thành Thái chia sẻ.
Hiện tại, dù đang theo học năm thứ tư tại MIT nhưng Phạm Thành Thái đã có những kế hoạch hướng tới quê nhà. Cậu hiện đang là Giám đốc Công nghệ và kinh doanh của Công ty NES. Sau khi lấy được bằng tiến sĩ Toán học, cậu sẽ trở về Việt Nam tìm kiếm cơ hội để có thể phát triển và ứng dụng những điều đã học được phục vụ nước nhà.
Theo Lâm Tùng
VTC News
Chàng sinh viên nghèo hiếu học ở bản Pà Cà Không ngại khó khăn gian khổ, luôn phấn đấu cao vì sự nghiệp của mình, chàng sinh viên con nhà nghèo ở rẻo cao làm mọi người phải kính nể vì tinh thần và nghị lực phi thường. Đó là Nhang Văn Ma, chàng trai dân tộc Khơ Mú, hiện học lớp K2C - Khoa giáo dục tiểu học Trường cao đẳng sư...