Gập ghềnh Thỏa thuận Xanh châu Âu
Để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2045, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm.
Nhưng, nỗ lực đó có thể là không đủ.
Bà Teresa Ribera trở thành lựa chọn hàng đầu của Tây Ban Nha trong việc có được một vị trí quan trọng tại Ủy ban châu Âu (EC). Bà có tầm nhìn về danh mục đầu tư khác với người tiền nhiệm, một danh mục thậm chí còn quan trọng và gây tranh cãi hơn trong nền chính trị EU.
Bà muốn lãnh đạo khối 27 quốc gia thành viên tới một tương lai xanh hơn trên cương vị Phó Chủ tịch EU phụ trách Thỏa thuận Xanh châu Âu – tập hợp các sáng kiến chính sách được EC khởi xướng hướng tới mục tiêu lượng khí thải trung tính vào năm 2050.
Bà Ribera nhận được sự tôn trọng rộng rãi trong cộng đồng các nhà hoạt động môi trường quốc tế kể từ khi nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái Tây Ban Nha vào năm 2018. Trong một bài đăng gần đây trên mạng xã hội X, bà cho biết cảm thấy rất vinh dự khi đứng đầu danh sách các ứng viên của Tây Ban Nha tại EC, đồng thời mong muốn một châu Âu “công bằng và xanh” hơn.
Nông dân biểu tình tại thành phố Larissa, Hy Lạp. Ảnh: Eurokinissi
Giám đốc chính sách về hệ thống nông nghiệp và thực phẩm tại Cơ quan Môi trường châu Âu Celia Nyssens-James cho rằng bà Ribera “xứng đáng” được giao trách nhiệm thực thi Thỏa thuận Xanh châu Âu. “Điều quan trọng với chúng ta là có ai đó trong ủy ban tận tâm với Thỏa thuận Xanh, như Frans Timmermans”, bà nói, đề cập đến chính trị gia Hà Lan, người được coi là đã có công trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự ủng hộ khí hậu của EU. “Nhưng, chúng tôi cũng đặt ra một câu hỏi lớn là liệu bà ấy có đủ cứng rắn đối với ngành trồng trọt hay không. Tây Ban Nha sở hữu ngành công nghiệp lớn và hoạt động vận động hành lang của nông dân ở đó cũng rất mạnh mẽ”, bà nhấn mạnh.
Chịu nhiều chỉ trích
Video đang HOT
Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vào tháng 6, nông dân tại một số quốc gia thành viên đã chặn nhiều tuyến đường phố và đổ chất bẩn trước các văn phòng chính phủ nhằm phản đối thứ mà họ coi là chính sách môi trường thất bại đang đè nặng lên người nông dân EU. Các cuộc biểu tình đã buộc Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phải dịu bớt quan điểm của mình về lượng khí thải carbon liên quan đến nông nghiệp và thậm chí đảo ngược một quy định quan trọng về cắt giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, đối phó với nông dân sẽ chỉ là một trong nhiều thách thức khó khăn mà bà Ribera có thể phải đối mặt nếu thực sự lãnh đạo nhóm chuyển đổi xanh của EU.
Chính trị gia Carlo Fidanza thuộc đảng Anh em Italy cực hữu cho biết nhóm Bảo thủ và Cải cách châu Âu theo chủ nghĩa dân tộc trong EP có ý định “đàm phán lại” những phần quan trọng nhất của Thỏa thuận Xanh, “bắt đầu bằng lệnh cấm sử dụng nhiên liệu thông thường và động cơ diesel vào năm 2035″. Ông nói: “Chúng ta cần ít nghiên cứu tư tưởng và nhiều chủ nghĩa thực dụng hơn, sao cho bền vững về môi trường phải đi kèm với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chúng ta”.
Bên cạnh các thành viên cực hữu theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu thuộc EP, ngày càng có nhiều nhà lập pháp trung hữu – chiếm nhóm nghị viện lớn nhất – chuẩn bị phản đối các điều khoản quan trọng trong Thỏa thuận Xanh.
Các nhà hoạt động vì môi trường lo ngại rằng đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm có ảnh hưởng nhất trong EP, cũng có thể chịu áp lực phải đảo ngược các chính sách xanh. Trả lời hãng tin DW, chính trị gia người Đức Anna Cavazzini thuộc nhóm đảng Xanh/Liên minh Tự do châu Âu tại EU cho rằng có những lo ngại về việc EPP đang “tụt lùi” những bảo đảm của mình đối với Thỏa thuận Xanh.
Đảng Xanh chưa sẵn sàng thảo luận về sự đảo ngược nào đối với bất cứ luật nào đã được thông qua, bà nói, nhưng lãnh đạo EPP Manfred Weber cho biết sẽ thúc đẩy việc hủy bỏ lệnh cấm sử dụng động cơ đốt trong được lên kế hoạch cho năm 2035 của EU.
Tính đến nay, EPP đã ủng hộ các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh, nhưng một vài thành viên lại không đồng tình với tất cả các khía cạnh mà luật quy định. Mối quan tâm chính của họ là làm thế nào thu hút đủ nguồn tài trợ chuyển đổi xanh, cũng như giảm thiểu tác động của chính sách đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Chật vật với chi phí xã hội của quá trình chuyển đổi xanh
Cơ quan Môi trường châu Âu ước tính việc triển khai Thỏa thuận Xanh đòi hỏi khoản đầu tư lên tới 520 tỷ Euro/năm trong giai đoạn từ năm 2021-2030. Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey&Co. cho biết khoản đầu tư cần thiết sẽ lên tới tổng cộng 6.000 tỷ Euro để đạt mức trung hòa carbon vào năm 2045, bao gồm “5.000 tỷ Euro là các khoản đầu tư thay thế”.
Trong khi đó, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) định giá các khoản đầu tư thuộc Thỏa thuận Xanh ở mức 72 tỷ Euro/năm, khoảng 1.500 tỷ Euro tính đến năm 2045.
Trước quyết tâm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh của EU, giới chuyên gia đang chỉ trích rằng hiện trọng tâm chỉ là đầu tư vào công nghệ xanh mà không tập trung nhiều tới việc giảm thiểu tác động xã hội lên các cộng đồng dễ bị tổn thương. Do đó, EU gần đây đã công bố Quỹ Chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá 17,5 tỷ Euro nhằm “giảm bớt chi phí kinh tế xã hội gây ra bởi quá trình chuyển đổi khí hậu”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng số tiền này vẫn còn quá nhỏ.
Nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Công đoàn châu Âu Bela Galgoczi mô tả JTF là “hoàn toàn không đủ”. Ông lập luận rằng, ngay cả nguồn tài trợ, được tăng lên 19,3 tỷ Euro gần đây, chủ yếu “dành riêng để giúp đỡ các vùng than quản lý tình trạng mất việc làm” vốn chỉ là “một bộ phận rất nhỏ người dân” chịu ảnh hưởng từ quá trình khử carbon. “Nhiều lĩnh vực như ô tô và các ngành sử dụng nhiều năng lượng không có công cụ hoặc quỹ chuyên dụng”, ông nói.
Trước những lời chỉ trích, Brussels hiện đang lên kế hoạch cung cấp thêm nguồn vốn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương qua Quỹ Khí hậu xã hội (SCF). Quỹ sẽ gộp doanh thu từ việc bán đấu giá các khoản phụ cấp từ Hệ thống giao dịch phát thải châu Âu. Cùng với khoản đóng góp bắt buộc 25% từ các quốc gia thành viên, Brussels hy vọng SCF sẽ huy động ít nhất 86,7 tỷ Euro trong giai đoạn 2026-2032
Hungary cảnh báo về tham vọng viện trợ Ukraine của EU
Trước thông tin EU lên kế hoạch thiết lập quỹ viện trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro cho Ukraine, quan chức ngoại giao Hungary cảnh báo điều này có thể sẽ chỉ kéo dài tình trạng chiến tranh ở Kiev.
Theo Reuters, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell ngày 20/7 (giờ địa phương) đã đưa ra đề xuất về một quỹ viện trợ quân sự trị giá 20 tỷ euro (22,4 tỷ USD) để thanh toán vũ khí, đạn dược và viện trợ quân sự cho Ukraine trong vòng 4 năm tới.
"Chúng tôi đã đề xuất thành lập một quỹ chuyên biệt thuộc Cơ chế Hòa bình Châu Âu (EPF) để cung cấp tới 5 tỷ euro mỗi năm trong 4 năm tới cho nhu cầu quốc phòng của Ukraine", ông Borrell thông tin tới phóng viên sau cuộc họp của các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjarto Peter. Ảnh: AP
"Đây là đánh giá dựa trên nhu cầu và chi phí cho các cam kết an ninh lâu dài của chúng tôi với Ukraine", ông nói thêm.
Cơ chế Hòa bình Châu Âu (EPF), được thành lập vào năm 2021 nhằm tài trợ cho các hành động ngăn chặn xung đột, xây dựng hòa bình và củng cố an ninh quốc tế. Ban đầu EPF trị giá 5,7 tỷ euro, nhưng sau đó đã tăng lên 12 tỷ euro.
Cũng theo ông Borrell, các cuộc thảo luận chi tiết của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng EU về quỹ này sẽ diễn ra trong cuộc họp cấp bộ trưởng vào cuối tháng 8 tới tại Tây Ban Nha.
Song, không phải Ngoại trưởng EU nào cũng đồng thuận với đề xuất này.
Theo TASS, bình luận về cuộc họp vừa qua của các Ngoại trưởng EU, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjarto Peter nói: "Tóm lại, tôi có thể chia sẻ rằng họ không thực sự muốn nói về hòa bình. EU nói gì? Đó sẽ là vùng chiến sự [ở Ukraine] trong 4 năm".
Nhận định về khoản tài trợ lên tới 20 tỷ euro, quan chức Hungary cho rằng một đề xuất như vậy "thật sự gây sốc". "Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người sẽ chết trong 4 năm này, trong khi chúng tôi tài trợ cho việc cung cấp vũ khí với giá 20 tỷ euro", ông bày tỏ quan ngại.
Theo ý kiến của ông, 500 ngày qua đã chứng minh rằng cuộc xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trên chiến trường và càng có nhiều vũ khí được chuyển đến đó thì càng có nhiều người chết. "Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Brussels, Berlin, Paris và Washington mang lại hòa bình chứ không phải vũ khí cho quốc gia láng giềng của chúng tôi", ông Szijjarto nói.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 4/7, ông Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không đồng ý thông qua bất kỳ khoản viện trợ nào của EU cho Ukraine, trừ khi Kiev đưa Ngân hàng OTP của Hungary ra khỏi danh sách "tài trợ chiến tranh"
WHO kêu gọi gấp rút hành động khi số ca tử vong vì nắng nóng tăng mạnh ở châu Âu Với số liệu ước tính 60.000 ca tử vong trong năm ngoái do nắng nóng cực đoan tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh cần gấp rút hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Khách du lịch tránh nóng bên đài phun nước tại Rome, Italy, ngày 18/7/2023....