Gặp cô gái từng bị coi là “Tiểu Tam” phá hoại hạnh phúc gia đình và quan điểm: Đánh ghen làm gì để gia đình tan vỡ
Thúy sinh năm 1989, lúc nào cũng thấy Thúy cười, năng lượng tích cực toát ra đến độ đối phương cũng ngơ ngác “Ơ, hóa ra xưa nay mình đã quá phung phí thời gian vào nỗi buồn?”. Thế nhưng, trước đây Thúy cũng từng bế tắc trong hôn nhân, thậm chí bị gắn mác “kẻ thứ 3″…
“Mắc kẹt” trong cái mác kẻ thứ 3 và bế tắc với tất cả mọi người xung quanh
Nguyễn Thu Thúy (Đông Anh, Hà Nội) từng bị gọi là kẻ thứ 3, bị ám ảnh với sự nhiếc móc vì cướp chồng, cướp cha của những đứa trẻ. Nhưng ở hiện tại Thúy cho rằng, chuyện ai đúng ai sai đã không còn quan trọng nữa, vì mọi chuyện xảy ra trước đây đều có lý do của nó, nếu nó ổn, đã chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Nhưng nó không ổn thì sau trải nghiệm đó, mỗi người trong cuộc nhận ra được điều gì để làm mới cuộc đời mình và sống tốt hơn mới là điều quan trọng hơn cả.
Thuý bảo: “Nói cướp chồng, cướp cha là một sự nhân danh người sở hữu thôi. Khi coi người chồng là một vật sở hữu vô tri vô giác nó mới dễ dàng bị “cướp” mất. Chứ một con người thì không, tất cả đều tự do trong từng quyết định. Và một mối quan hệ có được sự kết nối tốt đẹp giữa hai người, người thứ ba chẳng bao giờ có cơ hội. Huống hồ, vốn dĩ mình cũng chưa từng nỗ lực làm gì để sống cùng với ai. Mọi thứ cứ tự nhiên xảy đến như nó cần xảy đến mà không cần nỗ lực nào cả. Trật tự cũ thay đổi, trật tự mới được lập ra mà người trong cuộc nhiều khi cũng khó lý giải được vì sao khi đó họ lại cư xử như vậy, bao gồm cả người từng là vợ”.
Thúy không cảm thấy rằng hôn nhân là điều gì đó quan trọng, họ đến với nhau rất lâu sau mới đăng ký kết hôn và chẳng có đám cưới nào xảy ra theo lẽ đời. Đối với cô, tờ giấy đăng ký kết hôn hay đám cưới chẳng có nghĩa lý gì nếu như hai người không thể trở thành bạn đồng hành hay thấu cảm được với nhau. Kể cả khi có bầu, sinh con sau đó, nhận được lời ra tiếng vào xung quanh rằng cô “âm mưu trói chân người đàn ông” cô cũng chỉ cười: “Đời mình mình sống mà cứ đi giải thích với hết thảy xung quanh thì vất vả quá!”. Mãi sau này, khi đi làm giấy khai sinh cho con, họ mới cùng nhau đăng ký kết hôn để… đỡ lằng nhằng về thủ tục.
Tưởng rằng suy nghĩ thoáng như vậy là đủ, ấy thế mà Thúy cũng đã từng phải loay hoay với đời sống hôn nhân mệt mỏi như bất kỳ người phụ nữ nào. Hơn nữa, Thúy có 1 cuộc sống khá phức tạp. Cô đang là mẹ đơn thân từ một mối quan hệ cũ cho đến khi gặp người đàn ông này. Điều tiếng cũng đã quá nhiều. Trong khi Thúy tửng tưng mà yêu mà sống nhưng cũng có nhiều lúc bị tổn thương bởi những tin đồn và mối quan hệ vốn dĩ đã khó khăn ngay từ đầu.
Thúy mâu thuẫn với tất cả từ mẹ chồng, con chồng, con mình và thậm chí là chính mình. Cô từng luôn mặc cảm với việc mình đến sau, điều đó làm cho mối quan hệ nào cũng trở nên sai ngay từ khi bắt đầu. Duy chỉ có người chồng, dù cô đúng hay sai vẫn luôn cho phép cô được làm điều mình muốn.
Sau khi đến với mối nhân duyên mới, mọi thứ cứ bình thường xảy ra. Mỗi ngày quẩn quanh cùng đủ mọi nỗi lo từ cơm áo, gạo tiền, hâm nóng tình yêu, đối đãi với gia đình ba bên bốn bề… Quá nhiều vai trò như một tấn kịch lớn khiến cuộc sống trở nên ngột ngạt, nhàm chán. Thúy cảm nhận thấy có điều gì đó rất sai, khi cô cứ càng muốn tốt, mọi thứ lại càng trở nên tồi tệ. Càng cố gắng, càng căng thẳng hơn nữa. Càng mong trở thành dâu hiền, mẹ đảm, vợ ngoan, mọi thứ lại càng bị đẩy đi xa hơn. Thúy nghĩ: “ Dường như sai lầm lớn nhất của cuộc đời mình là kí giấy đăng ký kết hôn, giờ làm đơn ra toà thì… thật sự lười, mà để đó thì cảm giác như có sợi dây vô hình trói buộc vậy”.
Luẩn quẩn, mỗi ngày Thúy đều viết nhật ký bỏ chồng để trút giận, vì cảm thấy kết hôn là một điều gì đó vô cùng thừa thãi, tẻ nhạt, chẳng bao giờ đạt như điều mình mong muốn. Hết lần này đến lần khác Thúy muốn chấm dứt việc chung sống. Thúy viết: “Ngày… tháng… năm… Hôm nay mình ghét lão quá! Nhất định phải bỏ mới được. Ngày… tháng… năm…Chồng con gì mà nhạt nhẽo, lần này quyết định phải bỏ thôi. Ngày… tháng… năm… Chả nhẽ mình nhất định phải bỏ chồng? Hôn nhân ý nghĩa gì? Lão không tệ, tốt là đằng khác nhưng sao vẫn ngấy thế?…”.
Dường như những niềm vui mà người ta mô tả về hôn nhân đều sẵn có nhưng vẫn không đủ. Nó như chiếc áo chật vậy. Huống hồ với người bản năng và mong muốn cuộc đời rực rỡ, tràn trề nhựa sống, cuồng nhiệt nhưng hiện tại lại luôn bình bình, thường thường kiểu “sáng kiếm ăn chiều đi về tổ”, sống mòn. Tình yêu ấy không đủ, bế tắc thì lại… quá đủ.
Qua quá nhiều lần cứ như vậy, Thuý nhận ra mình rất hèn và cái mà Thuý muốn bỏ không phải là chồng, mà thực sự muốn từ bỏ sự tẻ nhạt mà mình đang sống. Dù to mồm đòi bỏ chồng là thế, dù mệt mỏi là thế nhưng nhìn lại chồng luôn cưng chiều mọi thứ theo ý mình, chăm chỉ, hiền lành, coi sóc con cái. Đó đúng là những gì Thuý mong mỏi từ cuộc đời. Cô chợt nhận ra, bỏ chồng không phải là cách, người ta cần tìm ra cách để đi cùng với nhau mới là quan trọng. Phải duyên lắm mới có bạn đi chung cơ mà.
Video đang HOT
Cô chia sẻ: “Qua ba vạn chín nghìn lần đẫm nước mắt, nhòe giấy, nát chữ. Lão vẫn ở đây, tôi thì chưa bỏ chồng. Vì tôi phế truất lão từ vị trí cao nhất xuống vị trí bạn đồng hành. Và tôi cho phép tôi cưới lại mình, yêu lại mình, thương lại mình, hiểu lại mình và đặt tờ giấy đăng ký kết hôn xuống. Sau khi trở về với mình, tôi không cần bỏ ai nữa. Hành trình chỉ còn lại sự cộng hưởng. Không cần vật vã bỏ ai nữa”.
Hành trình yêu lại… chính mình, trả cho hôn nhân 2 chữ tự do
Đầu tiên quyết định từ bỏ mọi danh hiệu theo tiêu chuẩn của xã hội. Ngừng luôn mưu cầu làm dâu đảm, vợ hiền, mẹ tốt, Thúy quay lại để yêu… chính mình, sống theo những gì bản thân muốn, không làm người tốt nữa. Và thật lạ, khi Thúy thay đổi thì mọi mối quan hệ xung quanh cũng thay đổi. Khi ngừng mong cầu thì đời lại nở hoa.
Bí quyết hạnh phúc của Thúy rất đơn giản, đó là ngừng đòi hỏi người chồng hay người vợ thay đổi theo ý mình. Cô cho rằng tình yêu chỉ xuất hiện khi người ta là chính họ, mối quan hệ lâu ngày dần đồng hóa cái màu sắc riêng biệt đó thì mới không còn gì hấp dẫn nhau nữa. Một cây táo mà bắt nó ra quả xoài là điều không thể. Táo phải nảy nở trái táo để cây xoài làm tốt phận sự sinh sôi quả xoài. Nếu cứ muốn cây xoài thành cây táo, điều đó cũng có thể xảy ra, nhưng hoa trái sẽ rất khó đỡ và quan trọng là mất rất nhiều công sức cho sự khó đỡ đó. Từ suy nghĩ ấy, cô cũng ngừng đòi hỏi chồng mình phải là người thế này hay thế khác. Cô chấp nhận bạn đời toàn bộ như anh vốn là.
Thúy sẵn sàng ngừng theo đuổi cả vị trí ngoài xã hội dù nó cho cô mức lương đủ để sống khá thoải mái. Ngừng làm việc, ngừng chạy theo tiêu chuẩn thành đạt mà ở nhà để lắng nghe chính mình. Không còn áp lực công việc, không còn deadline, Thúy hiểu sâu hơn những mâu thuẫn bên trong mình. Cô dần bước ra khỏi việc làm mọi thứ mà không hiểu vì sao phải làm, phải sống, phải nỗ lực, phải cố gắng.
Thúy tâm sự: “Khi dừng làm việc theo những cái “phải” đó, mình nhận ra hầu hết mọi người đều đang sống như một con robot được lập trình để nỗ lực, cố gắng chuẩn bị cho ngày chết được đẹp đẽ. Tiết kiệm được một món tiền để chết dễ chịu trong khi từng ngày đang sống đều rất khổ sở, vất vả. Và từ giây phút đó, mình thà chấp nhận chết luôn chứ không sống theo lập trình hay trái với sự thôi thúc bên trong nữa. Vì mình nhận ra, nếu sống như vậy chẳng khác gì sống thực vật để chờ chết rồi lên Thiên Đàng. Với mình, đây là Thiên Đàng rồi! Nếu không sinh hoa trái bây giờ thì chờ đến bao giờ nữa?”.
Khi quyết định sống lại từ đầu, cô ưu tiên cho việc sống thật mà đầu tiên là sự thật thà trong cảm xúc. Không giấu diếm để được yêu hơn, ngược lại, bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra, diễn biến cảm xúc nào không tiêu hoá được, cô tâm sự với chồng mình như một người bạn. Kể cả việc cảm thấy mất kết nối với chồng hay bỗng một ngày đẹp trời bị thu hút bởi chàng trai nào đó. Việc cô rất sẵn sàng hoá thú khi ai đó động chạm tới những vấn đề nhạy cảm của riêng cô hay đơn giản chỉ là một ngày buồn không rõ lý do. Cái thật thà này có một khả năng kết nối cực kì kì lạ, khi dám nhìn nhận những điều mà bản thân luôn không cho phép hay gạt bỏ nhân danh đạo đức hay vị trí, thì ngay tức thì không cần nỗ lực nào cả, nó tự tan đi. Và người bạn đời nhờ thế cũng hiểu hơn, thả lỏng hơn, chấp nhận cô như cô vốn là vậy.
Kết hôn, người ta nghiễm nhiên coi vợ/chồng làm vật sở hữu, họ không cần tưới tẩm cho nó lớn lên nữa. Và trách nhiệm gìn giữ hạnh phúc luôn đặt lên vai người vợ. Nếu hôn nhân tan vỡ, người ta sẽ chỉ trích người vợ đầu tiên. Nhưng như cái cây, tình yêu muốn đơm hoa kết trái thì cũng cần chăm bón, cần có kết nối. Đối với vợ chồng thì đó là sự kết nối cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu tâm sự thật thà mang lại sự đồng điệu về tâm hồn thì thể xác cần sự ôm ấp, vuốt ve, va chạm. Những cái chạm đó đem đến sự kết nối sâu sắc không kém gì việc làm tình. Nếu cuộc sống cứ thiếu những cái chạm, thứ mà người ta đang nói với nhau và tưởng là tâm sự vốn dĩ chỉ là mưu cầu thay đổi bạn đời, là bạo lực ngôn ngữ với nhau. Đó không phải là tình yêu, có thể, đó là hôn nhân.
Hôn nhân không quan trọng, nhưng tình yêu thực sự quan trọng
Và với cô, hôn nhân không quan trọng, chưa bao giờ là quan trọng thật sự cả. Nhưng tình yêu thì thực sự quan trọng.
Dù đã sinh nở 2 lần, nhưng Thúy vẫn luôn yêu cơ thể mình, nâng niu nó ngay cả khi phần mỡ có dư thừa. Cô có ngoại hình không hề đẹp theo chuẩn của xã hội, nhưng ở cô luôn khiến người ta ngỡ ngàng và bị cuốn hút theo. Cô chụp ảnh nude lưu lại những khoảnh khắc của hiện tại bất chấp chiều cao hay hình thể không hoàn hảo, cô trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều chị em muốn trở nên trân trọng bản thân mình và tìm kiếm niềm vui sống, muốn làm gì làm nấy, sống bản năng, yêu mình để biết yêu người.
Chồng Thúy không ghen hay phản ứng khi vợ muốn đăng ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội. Thuý kể: “Ban đầu anh ấy cũng ngại, vì sợ mọi người bàn tán. Mình cười cười trêu là chúng ta không theo đạo thờ ông bà tổ tiên mà là thờ hàng xóm, vì chúng ta rất quan tâm xung quanh nói gì về cuộc đời mình. Thế rồi thôi, mình thích mình cứ up, anh yên lặng quan sát và dần dần không còn bận tâm việc vợ chụp ảnh nude nữa. Ngược lại còn là người chụp cho vợ và chọn ảnh cho vợ rồi ngắm duyệt “tác phẩm” trước khi vợ đăng lên facebook”. Cả hai hiểu rõ thứ “trói” nhau thực sự không phải là tờ giấy đăng ký kết hôn mà là vì còn cảm thấy muốn ở bên cạnh nhau hay không. Càng thả lỏng, càng buông nhau ra lại càng thấy thiết tha.
Thúy biết học cách sống nhìn sâu vào bên trong mình hơn là “nhận rác” từ người khác ném lại. Điều tiếng không thể làm phiền Thúy.
Khi được hỏi về quan điểm về kẻ thứ 3, thứ cô đã từng bị mang, Thúy cười: “Trải qua quá nhiều chuyện, mình học được cách chấp nhận mọi thứ mà chẳng phán xét gì cả. Mình rất tâm đắc với 2 câu thơ có lần đọc được khi mạng xã hội ào ào chuyện đánh ghen: Em ơi đừng trách mỹ nhân/ Biết đâu lối ấy có lần phải qua. Người ta đánh ghen vì cho rằng chồng là vật sở hữu và khi người kia thay lòng, họ cảm thấy mình bị tổn thương. Bạo lực vì bất lực, và vì thấy mình bị thua thiệt.
Mình bình tĩnh xem và nhận ra, kịch bản tiếp theo sau đánh ghen rất có thể gia đình tan vỡ, người vợ bỏ chồng xong đến một ngày lại cũng biến thành… kẻ thứ 3 trong một mối quan hệ khác. Rất nhiều người từng thế rồi.
Mình bây giờ cảm thấy giữ mình còn đang khó thì hơi sức đâu mà đi lo… giữ chồng. Nên tình yêu của mình đúng nghĩa là đôi bạn… thân ai nấy lo. Nếu 1 trong 2 ngoại tình thì đơn giản là kết nối đó không còn đủ tốt nữa. Giống như trò chơi vợ chồng ngày nhỏ, bỗng dưng 1 ngày đứa chơi cùng chọn chơi với đứa khác thì mình cũng đâu lấy thế làm buồn, có thể chọn người khác để chơi cùng mà hoặc tự vui. Cuộc đời là ý nghĩa nhưng nếu nghĩ nó như 1 cuộc chơi mà bạn thì biết mình chỉ đang nhập vai sâu, sau mỗi cuộc chơi ấy bạn nhận ra điều gì thì nỗi buồn không có cửa mà ở lại”.
Với bí quyết cực kỳ đơn giản là yêu chính mình, ngừng suy nghĩ, bớt kỳ vọng, không quan tâm đến điều thiên hạ nghĩ, ấy thế mà cuộc sống thay đổi.
Hiện vợ chồng Thúy hòa hợp, Thúy được tự do làm những gì mình thích. Mà như Thúy nói đi làm như đi chơi và nó… ra tiền. Thúy nghỉ làm việc và nỗ lực theo cách người đời vẫn làm nhưng tinh thần này mang lại cảm hứng cho nhiều chị em học hỏi và Thúy giờ có thể vừa rong chơi vừa kiếm tiền.
Phương châm của Thúy là hãy cứ yêu hết mình, đừng sợ trao hết thanh xuân, đừng sợ lừa dối: “Nhiều người khi yêu hay cưới cứ đòi hứa hẹn, cam kết. Nhưng là 5 hay 10 hay 50 năm? Đó là một điều vô nghĩa. Thứ thực sự có đều đang ở hiện tại rồi. Cứ sống ở đây, bây giờ thôi. Tờ giấy đăng ký kết hôn hay đám cưới cũng không giúp “trói” ai đồng hành cả đời. Đừng sợ hãi hành trình có ngày dừng lại. Cuộc đời mỗi người là một hành trình, khi còn nhỏ cha mẹ là bạn đồng hành rồi họ cũng đi. Khi lớn lên người yêu là bạn đồng hành rồi đến lúc họ phải đi. Rồi người chồng là bạn đồng hành, kể có là tự nhiên đi nữa thì cũng có lúc họ rời đi theo quy luật cuộc đời. Nghĩa là có bắt đầu sẽ có kết thúc, đừng vì cái kết ấy mà bắt mình sống sai với lòng mình. Hãy cho mình trở thành bông hoa mà mình muốn.
Chúng ta muốn cuộc đời là chuỗi hạt lấp lánh thì lúc này, hãy cứ có từng hạt ngọc, từng phút từng giây sống hết mình là những hạt ngọc quý giá đó. Tận hưởng hành trình ấy ngay lúc này và đừng chờ đến khi có đủ chuỗi hạt mới hạnh phúc”.
Một tháng mẹ tới nhà tôi vài lần nhưng lần nào cũng đem theo nỗi sợ hãi đến mức tôi không còn muốn gặp bà nữa
Mỗi khi nhận cuộc gọi từ mẹ ruột, tôi chỉ muốn vứt luôn điện thoại đi vì ám ảnh.
Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm, thắc mắc muôn mặt về đời sống; thậm chí kể câu chuyện đời mình... Với hình thức chia sẻ hai chiều, bạn gửi tâm sự về cho Tổng đài - Tổng đài gửi lại bạn hình ảnh minh họa tâm sự đó, hy vọng rằng đây sẽ là nơi gửi gắm tin tưởng của chị em. Ngay bây giờ, hãy dốc hết trái tim qua hòm mail: tongdaitraitim@gmail.com
Xin chào Hướng Dương,
Chị biết không, với mẹ, hình như tôi không còn là con gái bà nữa mà chỉ là một cái máy in tiền. Tôi lao đầu vào làm việc, kiếm được bao nhiêu tiền thì mẹ tôi bòn rút bấy nhiêu. Ngay cả khi tôi đã có chồng con như bây giờ, mẹ vẫn không buông tha tôi.
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi còn rất bé. Sau đó, mẹ tôi lấy chồng mới, cũng là dượng tôi bây giờ. Nhưng ông ta là một kẻ nghiện rượu chè, vũ phu. Chính ông ta bảo mẹ tôi bòn rút tiền của con gái đem về cho ông ta thoái mái tiêu xài. Ấm ức, ám ảnh, dần dần tôi cũng chẳng còn tình cảm với mẹ nữa. Bà nhu nhược, hèn nhát, chẳng dám bảo vệ chính đứa con gái duy nhất của mình.
Chồng tôi cũng chẳng muốn về nhà vợ. Mỗi khi thấy mẹ vợ tìm đến nhà, anh đều tỏ vẻ khó chịu rồi nhiếc mắng tôi. Bây giờ, anh còn không đưa tiền lương cho tôi nữa vì sợ tôi đưa hết cho mẹ ruột. Mỗi tháng, anh chỉ đưa tôi đúng 5 triệu mà thôi.
Mỗi lần nhận cuộc gọi từ mẹ ruột, tôi lại ám ảnh đến mức chỉ muốn vứt điện thoại đi. Hỏi han tôi một vài câu, bà lại đòi tiền vì bị dượng đánh. Tôi không đưa tiền thì sợ bà tiếp tục bị chồng đánh đạp. Nhưng đưa rồi thì chẳng biết cảnh này tiếp diễn đến bao giờ. Tôi chán nản, uất ức đến mức bị trầm cảm. Tôi còn phải lo cho gia đình tôi, cho con tôi nữa. Tôi còn phải giữ gìn hạnh phúc gia đình mình. Tôi quá mệt mỏi rồi. Hướng Dương hãy giúp tôi với. (ngocanh...@gmail.com)
Chào bạn,
Chuyện gia đình bạn đúng là rất phức tạp và để lại nhiều bi kịch. Bi kịch từ người mẹ quá sợ hãi chồng mình và lại kéo theo con gái xuống vũng bùn đau khổ. Bi kịch từ người con gái vì thương mẹ, sợ mẹ chịu khổ mà sống lao đao và có nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Bi kịch một người chồng dần mất đi niềm tin từ chính vợ mình và phải phòng ngừa vợ như người ngoài.
Nhưng những điều này rõ ràng có thể thay đổi. Đầu tiên, bạn nên về nhà, nói chuyện với mẹ. Nếu sợ cha dượng, bạn có thể hẹn gặp bà ở quán cà phê hoặc một nơi riêng tư nào đấy. Hãy nói hết những khó khăn, ấm ức mà bao nhiêu năm nay bạn phải gánh chịu vì chính mẹ ruột mình. Hãy nói về nguy cơ gia đình tan vỡ vì những đòi hỏi tiền bạc không bao giờ ngừng lại từ bà. Nếu là một người mẹ thương con, chắc chắn mẹ bạn sẽ nhận ra mình đã làm sai điều gì và nên làm gì tiếp theo. Ngoài ra, bạn nên kiên quyết, mạnh mẽ khẳng định sẽ không tiếp tục đưa tiền cho mẹ nữa, sẽ không tiếp tay cho cha dượng sa vào rượu chè, vũ phu nữa.
Cũng có thể chính mẹ bạn không hề mong muốn vòi tiền con nhưng do bị chồng dọa dẫm, ép buộc phải làm thế. Bạn hãy hỏi rõ nguyên nhân và nếu như thế, bạn nên bàn với chồng tìm cách giúp mẹ thoát khỏi người chồng vũ phu hiện tại. Vợ chồng bạn có thể đưa mẹ về nhà mình chăm sóc và khuyên mẹ nên ly hôn. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng nếu mọi việc tiến triển theo chiều hướng quá bất lợi cho mẹ và gia đình bạn.
Mong vợ chồng bạn sẽ sớm giải quyết được mọi chuyện.
Hướng Dương.
Bỏ "nạ dòng", lấy gái tân, sau đám cưới tôi đã nhận quả đắng, hối hận không ngừng Cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ cũng là vì chúng tôi đến với nhau không có tình yêu mà là do sự sắp đặt của hai bên gia đình. Tôi năm nay 30 tuổi, tôi vừa ly dị vợ được nửa năm. Cuộc sống của tôi gần đây rất bế tắc. Tôi đau khổ, rượu chè triền miên, không chú tâm...