Gặp chàng trai quê lúa giành vé vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Giành chiến thằng thuyết phục và lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia nhưng Nguyễn Văn Nam (huyện lúa Yên Thành, Nghệ An) vẫn cho rằng đó chỉ là may mắn. Với chàng trai này, thắng thua không phải là vấn đề quan trọng nhưng đã đi thi là phải cố gắng hết mình.
Cậu học trò quê lúa Nguyễn Văn Nam và niềm vui lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.
Đã hơn 1 tuần trôi qua nhưng người dân quê lúa Yên Thành (Nghệ An) vẫn “sôi sùng sục” trước thông tin em Nguyễn Văn Nam xuất sắc giành một suất vào trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2013. Gặp Nam ở Trường THPT Phan Đăng Lưu khi em mới trở về từ Hà Nội sau cuộc thi quý, Nam hồn nhiên, nghịch ngợm và khá liến láu về bản thân.
Sinh ra trong một gia đình có mẹ làm giáo viên cấp 2, bố là cán bộ của môt công ty thủy lợi, từ nhỏ, Nam được mẹ bao bọc “như nuôi gà con”. Nam lên lớp 5, chị Phạm Thị Thu Hằng (Giáo viên Trường THCS Bạch Liêu – Yên Thành) mới nhận ra cách dạy con của mình chưa phù hợp và quyết định “thả” con ra ngoài và hướng con tham gia các hoạt động xã hội. Năng khiếu của Nam dần được bộc lộ và em trở thành hạt nhân trong các phong trào văn hóa, thể dục thể thao của trường.
Nam tự nhận mình là học không xuất sắc. “Điểm số cao nhất của em là môn thể dục quốc phòng, còn môn học tốt nhất của em là tiếng Anh, Hóa học. Các môn học khác thì cũng chỉ làng nhàng thôi”, Nam chia sẻ. Thế nhưng chính cậu học trò này, với niềm đam mê đặc biệt với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, đã đến gặp ban giám hiệu đề nghị được tạo điều kiện tham gia sân chơi này.
“Em có niềm yêu thích đặc biệt với Đường lên đỉnh Olympia ngay từ khi chương trình này bắt đầu, lúc đó hình như em đang học cấp 1. Lúc nào em cũng mơ mình sẽ được tham gia cuộc thi này nhưng chỉ quyết tâm để hiện thực hóa ước mơ khi lên cấp 3″, Nam tâm sự. Với Nam, động lực tham gia Đường lên đỉnh Olympia chỉ để thực hiện ước mơ từ khi còn nhỏ. Và chính cậu cũng bất ngờ với những kết quả mình đạt được.
Hồ sơ đăng ký dự thi của Nam được gửi đi từ hồi tháng 9/2012. Đợi mãi không thấy ban tổ chức liên lạc, cứ nghĩ rằng mình không đủ điều kiện tham gia, Nam tập trung cho việc ôn thi đại học. Ngày 5/3, em nhận được điện thoại từ ban tổ chức. Chỉ có 7 ngày để chuẩn bị nhưng em vẫn quyết định tham gia và không đặt mục tiêu phải giành chiến thắng lên đầu tiên. Để tạo điều kiện hết mức cho Nam, ban giám hiệu Trường THPT Phan Đăng Lưu đã cử hẳn một “Hội đồng cố vấn” hộ tống Nam ra Hà Nội để bồi dưỡng thêm kiến thức trước trận đấu.
Trong suốt các cuộc thi tuần, thi tháng rồi thi quý, các “đối thủ” của Nam đều đến từ các trường THPT chuyên nổi tiếng. Thế nhưng cũng chính vì không đặt nặng vấn đề thắng thua, đi thi đấu với tâm lý thoải mái và với kiến thức khá rộng về các lĩnh vực, Nam lần lượt giành chiến thắng một cách thuyết phục để giành suất tham dự trận chung kết năm.
Được biết, Nam đã đọc rất nhiều sách báo để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. Nói về thế mạnh ở môn tiếng Anh, Nam chia sẻ: “Em thích học tiếng Anh từ nhỏ, tự học là chính. Cũng không có bí quyết gì đặc biệt nhưng em nghiêng về tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn và thường xem phim nước ngoài, nghe nhạc quốc tế để rèn luyện khả năng nghe và nói tiếng Anh”. Với khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, năm 2012, Nam giành giải Nhất giao lưu tiếng Anh toàn tỉnh Nghệ An và được một suất tham dự trại hè tiếng Anh tổ chức tại Thái Lan.
“Chàng trai vui tính nhất lớp” không đặt nặng vấn đề thắng thua nhưng hy vọng sẽ đưa vòng nguyệt quế cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về với đất học xứ Nghệ.
Môi trường giáo dục gia đình cũng đã giúp Nam rất nhiều trong việc trang bị kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống xã hội. Chị Phạm Thị Thu Hằng – mẹ của Nam chia sẻ: “Trong gia đình, mọi người đều có quyền đề đạt ý kiến và tranh luận bình đẳng với nhau trước mỗi vấn đề, tất nhiên là phải phải chứng minh được ý kiến của mình là đúng. Ngoài ra, gia đình tôi thường tổ chức và duy trì trò chơi hỏi đáp từ khi các con còn nhỏ. Các thành viên trong gia đình đều có thể sưu tầm, đưa ra câu hỏi cho các thành viên khác trả lời. Nếu trả lời sai sẽ bị chê. Bởi vậy ai không muốn chê thì phải cố gắng thôi”.
Trận chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dự kiến diễn ra vào tháng 7, trong khi đó Nam đang phải tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học, do vậy việc ôn luyện cho cuộc thi sẽ bị hạn chế. Cậu học trò quê lúa cho biết: “Em không đạt nặng vấn đề thắng thua nhưng sẽ cố gắng hết mình để giành thành tích cao nhất. Trong trận đấu quan trọng này, kiến thức thì chia đều 25% cho cả 4 thí sinh. Ai tự tin, bình tĩnh và có bản lĩnh hơn thì người đó có nhiều cơ hội hơn”.
Nam cũng tiết lộ, mục tiêu lớn nhất bây giờ là kỳ thi tuyển sinh đại học. Em cho biết đã đăng ký dự thi khoa Tự động hóa Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương.
Thầy Bùi Văn Hưng – hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu cho biết: “Nam có kiến thức khá chắc, có lợi thế về môn tiếng Anh và là hạt nhân trong các phong trào văn hóa – thế dục thể thao của trường. Trong các cuộc thi tuần, thi tháng và thi quý, Nam có chiến thuật thi đấu khá tốt, bình tĩnh nên đã lần lượt vượt qua các đối thủ nặng ký đến từ các trường chuyên nổi tiếng khác. Với kiến thức của Nam, nhà trường cũng rất hy vọng em sẽ đưa vòng nguyệt quế lần đầu tiên về với đất học Nghệ An”.
Hoàng Lam
Theo dân trí
Thu hồi quyết định cho phép 57 ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản thu hồi Quyết định cho phép đào tạo 57 chuyên ngành trình độ tiến sĩ do không đảm bảo điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên cơ hữu của 27 trường đại học, học viện.
Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa ra hình thức xử lý với hàng loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục, trong đó có những trường ĐH lớn như Học viện Quân y, Trường ĐHc Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Y dược TPHCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện Cơ học...
Theo ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, việc thu hồi quyết định đào tạo này là thực hiện các quy định về mở ngành, chuyên ngành và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo của Bộ GD-ĐT. Nếu muốn được tuyển sinh và đào tạo trở lại, cơ sở đào tạo sẽ phải thực hiện các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình để được cấp phép đào tạo như đối với chuyên ngành mới.
Danh sách 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ thuộc 27 cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định đào tạo:
TT
Cơ sở đào tạo
Tên chuyên ngành đào tạo
1.
Học viện Hải quân
1.
Nghệ thuật chiến dịch
2.
Học viện Khoa học xã hội
2.
Ngôn ngữ học ứng dụng
3.
Dân tộc học
4.
Ngôn ngữ học so sánh lịch sử
5.
Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
3.
Học viện Quân y
6.
Ký sinh trùng
7.
Y học hạt nhân
8.
Dinh dưỡng tiết chế
4.
Trường ĐH Mỏ Địa chất
Video đang HOT
9.
Bản đồ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
10.
Tuyển khoáng
5.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
11.
Ký sinh trùng học thú y
12.
Vi sinh vật học thú y
13.
Điện khí hoá sản xuất nông nghiệp và nông thôn
6.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
14.
Sinh lý học người và động vật
7.
Trường ĐH Sư phạm TPHCM
15.
Văn học Trung Quốc
8.
Trường ĐH Y Dược TPHCM
16.
Thần kinh
17.
Huyết học
18.
Nội - Nội tiết
19.
Sinh lý học
20.
Mô phôi thai học
21.
Ký sinh trùng
22.
Ung thư
9.
Trường ĐH Thủy lợi
23.
Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng
10.
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
24.
Đất và dinh dưỡng cây trồng
11.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
25.
Hóa phân tích
12.
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM
26.
Lý thuyết và lịch sử kiến trúc
13.
Trường ĐH Lâm nghiệp
27.
Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp
14.
Trường ĐH Y Hà Nội
28.
Ký sinh trùng
15.
Viện Cơ học
29.
Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu
16.
Viện Cơ học và tin học ứng dụng
30.
Cơ học chất lỏng
17.
Viện Địa lý
31.
Phát triển nguồn nước
18.
Viện Hóa công nghiệp
32.
Hóa phân tích
19.
Viện Khoa học Giáo dục ViệtNam
33.
Lý luận và PPDH bộ môn hóa học
34.
Lý luận và PPDH bộ môn sinh học
35.
Lý luận và PPDH bộ môn vật lý
20.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
36.
Chỉnh trị sông và bờ biển
21.
Viện Nghiên cứu cơ khí
37.
Công nghệ tạo hình vật liệu
22.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
38.
Hệ thống canh tác
39.
Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp
40.
Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
41.
Dịch tễ học thú y
42.
Ký sinh trùng học thú y
43.
Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc
44.
Vi sinh vật học thú y
23.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
45.
Đất Lâm nghiệp
46.
Kỹ thuật máy và thiết bị Lâm nghiệp
47.
Công nghệ bảo quản sơ chế lâm nông sản sau thu hoạch
24.
Viện Văn hóa Nghệ thuật ViệtNam
48.
Lý luận và lịch sử nghệ thuật điện ảnh truyền hình
25.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
49.
Hóa phóng xạ
26.
Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học và Tự động hóa
50.
Kỹ thuật mật mã
51.
Kỹ thuật máy tính
52.
Kỹ thuật ra đa - dẫn đường
53.
Kỹ thuật viễn thông
27.
Viện Sinh học nhiệt đới
54.
Hóa sinh học
55.
Sinh lý học thực vật
56.
Sinh thái học
57.
Vi sinh vật học
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Đầu xuân gặp "nhà leo núi" Huỳnh Anh Vũ Thời gian nghỉ hè ở Úc rơi vào dịp Tết cổ truyền của Việt Nam nên Huỳnh Anh Vũ - người giành vòng nguyêt quê Đường lên đỉnh Olympia năm nào, nay là giảng viên Trường ĐH Swinburne, Úc được về quê đón Tết cùng gia đình ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Về quê vui Tết, anh chia sẻ với...