Gặp chàng trai biết nắm bắt cơ hội AiTi – Aptech
Tin học “tàng tàng”, tiếng Anh thì cũng chỉ bập bõm, động lực gần như là duy nhất đối với chàng trai mang tên Bùi Quốc Việt đến với AiTi – Aptech lúc bấy giờ có lẽ là sự yêu thích về công nghệ thông tin.
Ấy thế mà cũng nhờ cái động lực tưởng chừng như duy nhất ấy lại giúp Việt bỏ qua những trở ngại để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê.
Chiếc máy tính xách tay luôn là người bạn thân thiết của Việt
Ba năm học tại khoa Công nghệ tin học của Viện Đại học Mở Hà Nội là quãng thời gian hun đúc trong Việt tình yêu với CNTT. Nhưng sang năm cuối rồi mà Việt vẫn cảm thấy những kiến thức và kỹ năng thực tế của mình còn ít ỏi quá. Vì thế Việt tạo thêm lối rẽ sang Aptech học để có thể theo đuổi lĩnh vực này dễ dàng hơn. Và Việt đã chọn AiTi – Aptech, phần vì gần nhà, phần vì được bạn bè giới thiệu “Học AiTi – Aptech không sợ không có đầu ra, chỉ lo có sức code được hay không thôi”.
Quyết tâm trở thành AiTi – Aptechite, Việt đã có những ngày “một bên từ điển, một bên sách” để mày mò và tìm hiểu thêm tiếng Anh và GMAT – Đây là 02 môn thi bắt buộc để Việt vượt qua cánh cửa đầu tiên. Bây giờ hai môn này có vẻ còn phổ biến chứ với Việt ngày ấy thì gà mờ lắm. Cũng may là Việt đã gõ cửa AiTi – Aptech với số điểm vừa suýt soát đủ qua để theo học khóa Lập trình viên Mã nguồn Mở Quốc tế ACCP.
Đỗ vào trường rồi, nhưng học Aptech thì giáo trình bằng tiếng Anh, mà vốn kiến thức tin học cũng như ngoại ngữ của Việt thì cũng chưa thấm tháp gì để “giắt lưng” cả. Việt tâm sự: “Ngày ấy, nhìn đống giáo trình bằng tiếng Anh dày cộp em cũng thấy nản lắm, nhưng cứ nghĩ đến một ngày mình được code hả hê thì lại lấy được tinh thần để ngồi vào bàn học. Cũng may là khi đó AiTi – Aptech có mở lớp Tiếng Anh chuyên ngành để hỗ trợ bọn em nên việc đọc và dịch giáo trình trở nên dễ thở hơn nhiều. Bây giờ vốn tiếng Anh của em cũng “okie” lắm nhé!”.
Video đang HOT
Giờ thì đã tốt nghiệp cả AiTi – Aptech và Viện Đại Học Mở rồi, Việt đang công tác tại Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FPT Information System – FPT IS). Mặc dù đã có công việc tương đối ổn định nhưng Việt vẫn đang là “đích ngắm” của nhiều công ty khác. Cậu cũng cho biết thêm “Em cũng đã từng làm việc cho một số công ty. Việc tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc khác nhau sẽ là yếu tố tích cực để em có thể thích nghi dễ dàng hơn với cái mới. Em đặt mục tiêu phấn đấu trước mắt là sẽ phải kiếm nhiều tiền hơn và làm việc cho một công ty của nước ngoài. Môi trường làm việc Quốc tế cũng là điều em đang hướng tới và tự rèn luyện tác phong làm việc của bản thân”.
Làm hết sức, chơi hết mình! Nhí nhố cùng bạn bè trong Dã ngoại Cát Bà!
Bùi Quốc Việt chưa phải là tấm gương sáng nhất trong số các AiTi – Aptechites nhưng với những gì mà Việt đã cố gắng để thực hiện được đam mê của mình thì không phải ai cũng làm được. Nhưng Việt là một trong những AiTi – Aptechites điển hình với phong cách “Làm hết sức, chơi hết mình như Nokia 3230″. Vì thế, chúng tôi muốn đưa hình ảnh của em lên để muốn nhắn nhủ với tất cả các bạn trẻ yêu thích CNTT, những bạn đang và sẽ là những AiTiers rằng: “Không có gì là không thể, chỉ cần bạn có đam mê và có quyết tâm để theo đuổi và đi đến tận cùng của đam mê ấy!”
Bùi Quốc Việt – C0807L, Trường AiTi – Aptech
YM!: bqviet.vn88
Yêu thích Android, hiện đang nghiên cứu và tham gia một nhóm phát triển các ứng dụng trên nền Android.
Theo BĐVN
Bộ trưởng GD-ĐT: 'Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại'
"Nhìn kỹ sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã nói như vậy hôm 29/7, bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, khi được hỏi về tình trạng điểm thi môn Lịch sử thấp kỷ lục trong kỳ thi đại học vừa qua.
- Kỳ thi đại học vừa rồi mới được công bố ở một số trường nhưng môn Lịch sử có hàng nghìn điểm 0. Bộ trưởng nghĩ gì về điều này?
- Không nên nói một chiều. Nói chung, cần phải nhìn nhận đầy đủ, toàn diện. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tiếng Anh, tin học... thì có những thứ như lịch sử và cả văn học bị xem nhẹ hơn thì cũng đừng coi là thảm họa. Mình cần điều chỉnh, nhưng đừng coi thế là thảm họa rồi quy trở lại đấy là một tội là chú trọng đẩy cái này để sao nhãng cái kia. Làm gì thì cân nhắc cho kỹ, đừng cân nhắc, quy chụp một chiều.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại. Hãy nhìn rộng ra nhiều nước, như Mỹ và nhiều nước trên thế giới cũng có hiện tượng đó. Khi khoa học lịch sử, tiếng nói của nó trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít. Thử hỏi tin học có gì hấp dẫn, hay ho không - không có gì cả. Nhưng nếu không có nó thì người ta không thể sống trong xã hội hiện đại thì người ta phải học và khi học nó người ta lại tìm thấy cơ hội có thu nhập cao, cuộc sống ổn thỏa thì người ta sẽ thấy hay. Còn như ca hát là chuyện vui nhất nhưng có phải ai cũng đi hát đâu, phải đi học. Vậy nên có những thứ phải do thời đại, do xu thế phát triển.
- Quan điểm của Bộ trưởng thế nào khi có ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?
- Đấy là một ý kiến và cũng là một ý kiến có khía cạnh đúng của nó, nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Tôi thì nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm, chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh nhớ thì nay nhớ xong mai lại quên thì không nên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng. Bản thân tôi cũng từng nói với anh Dương Trung Quốc về việc phối hợp với Viện lịch sử để nghiên cứu thay đổi nhưng việc thay đổi cũng không phải đơn giản đâu. Nhưng đổ hết tất cả việc ấy cho vấn đề dạy học thì không đúng. Tôi xin nhắc lại là đừng cực đoan.
- Hiện nay trong sách tham khảo, nhất là sách cho thiếu nhi có những nội dung "người lớn" nhạy cảm, đôi khi cả những chuyện xuyên tạc. Theo ông, cần phải làm gì để kiểm soát?
- Cần thứ nhất là khâu kiểm duyệt của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần tạo dư luận xã hội. Có những cái có thể dùng luật điều chỉnh nhưng cũng có những cái cần phải dư luận vì đôi khi những cái đó áp vào quy định là sai trái rồi xử lý vi phạm không được nên cần tạo dư luận, cảnh báo người dùng, lên án người làm ra sản phẩm bằng dư luận. Nhiều cái chỉ dư luận mới làm được. Không chỉ với trẻ con, ngay các ấn phẩm cho người lớn giờ cũng có bao nhiêu thứ rất độc hại mà xử lý rất khó, chỉ có thể trông chờ vào dư luận.
Theo BĐVN
'Không nên coi điểm thi Sử thấp là thảm họa' "Khi khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít đi thì môn này sẽ không hấp dẫn học sinh", Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội, ngày 29/7. - Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, môn...