Gặp 2 học trò quê nói tiếng Anh nức lòng mạng xã hội
2 học trò trường tiểu học thị trấn Vũ Quang ( Hà Tĩnh) nói tiếng Anh sinh động khiến cư dân mạng thích thú.
Nhiều ngày nay, Trường tiểu học thị trấn Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội khi đoạn clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh 2 HS dẫn chương trình bằng tiếng Anh tự tin, điêu luyện trong lễ ra mắt câu lạc bộ của trường.
Đức Thắng và Minh Khuê trong giờ học. Ảnh: Đậu Tình
Clip ban đầu được giáo viên chia sẻ trên trang Fanpage của trường, sau thời gian ngắn đã thu hút 1,5 triệu lượt xem, hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận. Hai học trò nhí đó là Phan Đức Thắng và Thái Thị Minh Khuê, hiện là học sinh lớp 4A, là học sinh giỏi toàn diện và có khả năng về môn ngoại ngữ nổi trội nhất trường.
Từ khi lên 6 tuổi, Thắng được mẹ cho tiếp cận, tập làm quen những chữ cái đơn giản bằng tiếng Anh. Sau này, mỗi ngày Thắng đều dành ra 2 tiếng để viết từ mới, luyện âm, xem phim hoạt hình, đọc truyện và chơi các trò chơi bằng tiếng Anh. Ở quê không có điều kiện đi học thêm tiếng Anh ở các trung tâm nên Thắng tự học nhà. Để nói tự tin và chuẩn như người bản địa, em thường xuyên nghe các video cách phát âm của giáo viên nước ngoài, và hàng ngày đứng trước gương 10 phút để luyện nói.
Đức Thắng
“Em rất thích học tiếng Anh để sau này mình có cơ hội tìm hiểu, biết nhiều nơi trên thế giới. Còn khả nói tiếng Anh của em giỏi hay không giỏi là do các bạn và cô giáo đánh giá”, Đức Thắng mạnh dạn nói.
Video đang HOT
Minh Khuê cô bạn dẫn chương trình cùng Đức Thắng có khả năng nói lưu loát không kém. Khuê chia sẻ, em học tiếng Anh chủ yếu trên máy tính dưới sự hướng dẫn của chị gái đang học trung học cơ sở.
Hiện hai bạn đang phụ trách câu lạc bộ tiếng Anh của trường. Mỗi chiều thứ 5 hàng tuần, Thắng và Khuê đều hướng dẫn tiếng Anh để tạo sự hứng thú học tập cho các bạn qua đọc thơ, kể truyện và hát bằng tiếng Anh.
Theo 2 bạn nhỏ, nhà các bạn học ở trường đều làm nông; nhưng rất tích cực, chú tâm học tiếng Anh. Nhiều bạn bố mẹ tạo điều kiện mua máy tính để học qua mạng.
Trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang nằm trên địa bàn huyện vùng núi còn nhiều khó, trường cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 70 km nên điều kiện học tập của em còn thiếu thốn.
2 học trò và cô giáo dạy tiếng Anh
Cô Đinh Thị Hồng Lĩnh, hiệu trưởng trường thị trấn Vũ Quang trăn trở về khó khăn của học sinh trên địa bàn khi tiếp cận, học tập môn ngoại ngữ: Cơ sở vật chất như phòng chức năng tiếng Anh còn thiếu thốn, toàn trường chỉ có một giáo viên hợp đồng nên học sinh thiệt thòi so nhiều địa phương khác.
Song, theo cô Lĩnh, nhà trường, phụ huynh và học sinh luôn ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên cũng đã có nhiều cố gắng. Dù thiếu thốn nhưng trường tạo điều kiện tối đa cho bộ môn, thành lập câu lạc bộ tiếng Anh, mỗi lần tổ chức ngoại khóa là lên kịch bản bài bản tạo cho em yêu thích môn học này.
“Phụ huynh ở đây còn vất vả; tuy nhiên họ cũng đã đầu tư cho con em họ tiếp cận tiếng anh như mua sách vở, đồ dùng, nhờ giáo viên kèm cặp, trang bị máy tính cho con”. Vị hiệu trưởng này nói thêm,
Niềm vui của ngôi trường làng không chỉ có Thắng và Khuê phát âm, diễn đạt, nói tiếng anh tư tin mà ở đây có nhiều học sinh học rất tốt môn tiếng Anh. Đó là những nỗ lực giảng dạy của giáo viên, đầu tư phụ huynh và ý thức học của các em.
Đậu Tình
Theo vietnamnet
Không để từ mới là nỗi ám ảnh của người học tiếng Anh
Khi học tiếng Anh, thay vì học từ mới, nên chăng mọi người chuyển sang học cách diễn đạt mới?
Học từ mới luôn là một trong những trăn trở của người học Việt Nam. Bài viết dưới đây của thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ về kinh nghiệm học những từ mới mà không hẳn là mới.
Giai đoạn đầu học tiếng Anh, từ mới là những từ mình chưa từng gặp trong đời. Dùng tiếng Anh càng nhiều, mình phát hiện ra sự thú vị của từ mới tiếng Anh đôi khi không nằm trong những từ hoàn toàn mới, mà là sự kết hợp của các từ mà mình đã biết.
Ảnh: Science Daily
Tuần trước trên đường đi chơi Chicago với hai người bạn lớn tuổi người Mỹ, bạn mình kể chuyện về người anh trai làm mục sư (pastor) nghỉ hưu rồi bàn giao lại công việc cho một người khác trẻ hơn. Bác nói "He found a younger man in church and so...".
Trong 1% giây, mình nghĩ không biết "bàn giao" là gì thì bác nói tiếp "He can turn the job over to him". Mình nghĩ, thật thú vị " turn the job over to him...". Nếu tự nói, chắc mình chẳng thể nặn ra được, hoặc diễn đạt theo một cách gì đó rất thô kệch.
Sau đó, bác kể chuyện trước khi làm mục sư, em của mình làm nghề khác "He's an electrician by trade". Nghe không ra, mình hỏi "Do you mean he's born to be an engineer"? Bác nói " He's a self-taught electrician". Mình nói lại "You said "by trade", is that T-R-A-I-T"? (những tình huống này, mình thường đánh vần). Bác trả lời "Nope, Quang, it's T-R-A-D-E".
Mình ngạc nhiên quá, nói: "I thought you said by trait, which means he's born with that. What does "by trade" mean?". Bác đáp: "It means you do it for a living, often mentioned to a job requires special training and skills and is done by using the HANDS".
Để chắc thêm, mình hỏi lại lần nữa "So you shouldn't say she's a receptionist by trade, should you"? Bác nói "You got it, Quang".
Qua câu chuyện đơn giản ở trên, mình học được nhiều từ mới, mà không hẳn là mới. Ví dụ, self-taught có nghĩa là tự học, không qua trường lớp. Nghề gì đó by trade là nghề cần sự khéo léo và sử dụng đôi tay nhiều. Hoặc, bàn giao công việc là turn the job over to....
Bài học rút ra là gì?
Thứ nhất, học từ mới trong bối cảnh luôn là cách học dễ và hiệu quả nhất, ít ra là đối với mình. Thứ hai, mọi người không nên quá ám ảnh việc phải biết từ mới, quan trọng là bạn có diễn đạt được ý tưởng của mình không.
Mình dám chắc những từ mình nhắc ở trên được coi là không mới với nhiều người; nhưng những cách diễn đạt thì lại hoàn toàn mới. Khi học tiếng Anh, thay vì học từ mới - new vocabulary, nên chăng chúng ta chuyển sang học cách diễn đạt mới - new expression. Như vậy, tiếng Anh sẽ hiệu quả và thú vị hơn nhiều.
Cuối cùng, không phải ai cũng có điều kiện học tiếng Anh qua giao tiếp như mình. Do đó, mọi người có thể học ở các nguồn khác, đọc sách, xem tin tức, xem phim... Các cách diễn đạt luôn phong phú và chờ đợi mọi người ở từng cuốn sách, từng bộ phim, hay từng sự kiện mới.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Học sinh lớp 3 ở miền núi nói tiếng Anh khiến dân mạng thích thú Hai học sinh lớp 3 của một trường tiểu học ở miền núi Hà Tĩnh khiến nhiều người thích thú với màn dẫn chương trình bằng tiếng Anh. ảnh minh họa Sáng 2/2, cộng đồng mạng xuất hiện video ghi cảnh hai nhỏ tuổi dẫn chương trình giới thiệu các câu lạc bộ trong trường bằng tiếng Anh. Nhiều người thích thú, dành...