Gạo trắng hay gạo lứt, đâu mới là loại lương thực lành mạnh nhất cho sức khỏe?
Với nhiều xu hướng ăn uống đang ngày càng phổ biến hiện nay, nhiều người có thể lựa chọn những loại gạo khác nhau cho chế độ ăn của mình.
Gạo trắng, gạo lứt, gạo đỏ… đâu mới là loại lương thực lạnh mạnh và tốt nhất cho sức khỏe?
Gạo trắng hay gạo lứt chắc hẳn không phải điều gì xa lạ. Nhưng bạn có biết rằng còn nhiều loại gạo khác với những giá trị dinh dưỡng khác nhau?
Bài viết này là những chia sẻ của một chuyên gia dinh dưỡng về giá trị dinh dưỡng của các loại gạo và gợi ý cách sử dụng các loại gạo hợp lý với những mục đích dinh dưỡng khác nhau.
Gạo là lương thực quan trọng đối với sức khỏe
Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy một sự thay đổi thú vị trong các phần cơm ở các cửa hàng với cơm từ gạo lứt, gạo đen, gạo hoang dã, thậm chí cả gạo đỏ. Nhưng có phải chúng chỉ khác nhau về màu sắc và hương vị hay không?
Là một loại ngũ cốc giàu tinh bột, gạo có hàm lượng carbohydrate tương đối cao và thường không chứa gluten. Mặc dù có những lựa chọn thay thế khác để cung cấp nguồn carbohydrate được các chuyên gia dinh dưỡng chứng minh, nhưng bản thân gạo vẫn là một nguồn cung cấp carbohydrate hoàn toàn lành mạnh.
Khi bạn ăn cơm, cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành glucose, một dạng năng lượng mà các tế bào của cơ thể sử dụng nhiều nhất.
Glucose đó đi vào máu và báo hiệu sự giải phóng insulin. Insulin cung cấp glucose trong máu đến các tế bào.
Một chú ý quan trọng là các tế bào của cơ thể chỉ lấy đủ lượng glucose. Vì vậy, khi chúng ta ăn nhiều carbs hơn mức cần thiết, lượng glucose dư thừa trong máu sẽ không được tế bào hấp thụ. Thay vào đó, nó được chuyển đổi thành glycogen và được lưu trữ để sử dụng sau này trong gan hoặc cơ. Cơ thể cũng có thể chuyển đổi lượng glucose dư thừa này thành axit béo và giữ nó dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Trên thực tế, có 40.000 loại gạo khác nhau, bao gồm các loại thơm như jasmine và basmati, các loại như Arborio – một loại gạo giàu tinh bột được sử dụng để làm món cơm risotto.
Loại gạo nào tốt nhất cho sức khỏe?
Để đánh giá, các chuyên gia dinh dưỡng đã xem xét năm loại gạo chính thường thấy trong các siêu thị: gạo trắng, gạo nâu, gạo hoang dã, gạo đen và gạo đỏ và tìm ra những điểm khác biệt giữa chúng.
Gạo trắng
Gạo trắng chúng ta thường sử dụng đã được qua quá trình chế biến, loại bỏ vỏ, cám và mầm lúa mì. Khi làm như vậy, hạt cũng bị loại bỏ chất xơ, vitamin B và khoáng chất.
Video đang HOT
Theo Tạp chí Pharmacognosy and Phytochemistry, một chén gạo trắng nấu chín chứa khoảng 200 calo, 45 gam carbohydrate, 4 gam protein… Như vậy có nghĩa là, gạo trắng không phải là một nguồn chất béo, chất xơ, hoặc bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất đáng kể.
Đây chính là một vấn đề với gạo trắng: Về cơ bản nó chỉ cung cấp carbohydrate. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ qua nó hoàn toàn. Đó là một nguồn carbs hoàn toàn lành mạnh. Nó chỉ cần được kết hợp với các chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất khác để giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Một nguyên tắc nhỏ: Hãy cố gắng bảo đảm cả ba chất dinh dưỡng đa lượng (carbs, chất béo, protein) và rau trong mỗi bữa ăn.
Ví dụ, một cách để làm giàu dinh dưỡng bữa ăn với cơm trắng là thêm vào bữa ăn một món cà ri gà nấu với nước cốt dừa (chất đạm và chất béo) và rau xào ( chất xơ ). Protein và chất béo trong cà ri gà và chất xơ từ rau sẽ làm chậm quá trình phân giải và tiêu hóa carbs trong cơm trắng, để tạo nên một bữa ăn trọn vẹn.
Gạo lứt
Gạo lứt thực chất là gạo trắng trước khi chế biến. Để làm gạo lứt, quá trình chế biến chỉ loại bỏ lớp ngoài cùng của hạt thóc ban đầu. Đó là lý do tại sao gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên cám.
Theo Rice Grain Quality, một chén gạo lứt nấu chín có phân tích chất dinh dưỡng đa lượng rất giống với gạo trắng: khoảng 215 calo, 5 gam protein và ít hoặc không có chất béo. Tuy nhiên, khác với gạo trắng chỉ đơn thuần là carbs, một chén gạo lứt có khoảng 4 gam chất xơ, một lượng đáng kể niacin, magiê, phốt pho và selen, và gần 90% nhu cầu hàng ngày của chúng ta về mangan.
Theo Journal of the American College of Nutrition, mangan là một thành phần của mangan superoxide dismutase, enzym chống oxy hóa chính được tìm thấy trong ty thể, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác động của các chất oxy hóa và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sụn và xương khỏe mạnh .
Khi nói đến tác dụng của gạo lứt đối với cơ thể, chúng khá giống với gạo trắng. Trên thực tế, tất cả các loại gạo đều có tác động tương tự đến cơ thể. Một lần nữa, carbs được phân giải thành glucose, đi vào máu và đi đến các tế bào của chúng ta.
Tuy nhiên, vì gạo lứt là một loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cùng với chất xơ và vi chất dinh dưỡng nên quá trình tiêu hóa đó diễn ra chậm hơn một chút so với gạo trắng.
Gạo hoang dã
Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, loại gạo hoang (wild rice) thường được thu hoạch trên các đồng cỏ hoang dã gần những dòng suối nông và hồ nhỏ. Tương tự với thành phần dinh dưỡng như gạo lứt, một chén gạo hoang dã chứa khoảng 166 calo, 7 gam protein và 3 gam chất xơ.
Gạo hoang dã cũng có những giá trị dinh dưỡng về Mangan giống gạo lứt. Một cốc có khoảng 23% lượng mangan được khuyến nghị hàng ngày. Nó cũng chứa một lượng đáng kể magiê, kẽm và phốt pho.
Vị bùi của gạo hoang dã làm cho nó trở thành một món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Gạo hoang dã thường được dùng để chế biến món risotto hấp dẫn, dùng kèm với một món súp thịnh soạn, hoặc gà quay.
Gạo đen và gạo đỏ
Theo the Journal Food Chemistry, gạo đen có màu đen là nhờ hàm lượng cao anthocyanins (có tác dụng chống oxy hóa mạnh). Mặc dù gạo đen chỉ mới xuất hiện ở khu vực châu Á, nhưng nó đã khá phổ biến và có sức hút ở Hoa Kỳ. Một lưu ý về gạo đen: Mặc dù kỹ thuật nấu không có khác biệt với các loại gạo khác, nhưng gạo đen cần nhiều hơn 10 đến 15 phút để chín so với các loại gạo thường.
Theo Journal of Agriculture and Food Chemistry, anthocyanins cũng có một lượng lớn trong gạo đỏ. Gạo đỏ chắc chắn ít phổ biến hơn so với các loại gạo khác, nhưng nhiều cửa hàng đặc sản và cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe vẫn đang sử dụng chúng.
Những chất anthocyanins đó thực sự nâng cao chất lượng dinh dưỡng của cả gạo đen và gạo đỏ. Theo tạp chí Food & Nutrition Research, những hợp chất mạnh này chống lại áp lực oxy hóa trong cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy rằng anthocyanins đóng một vai trò trong việc giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và giảm viêm khắp cơ thể.
Tương tự như gạo lứt, một chén gạo đỏ hoặc đen nấu chín có khoảng 215 calo, 45 gam carbohydrate, 4 gam protein, 3 gam chất xơ và ít hoặc không có chất béo.
Những loại gạo đặc biệt này được biết là có hương vị thơm ngon. Gạo đen cũng có một vị ngọt rất tinh tế.
Chúng rất ngon khi dùng kèm với món salad mùa thu với cải xoăn , bí ngô, hạt lựu, pho mát dê, gạo đen và dầu giấm balsamic. Đối với gạo đỏ, hãy thử dùng cơm thập cẩm với nhiều rau xào và các loại thảo mộc tươi.
Thực phẩm màu nâu - màu trắng: Loại nào tốt hơn?
Cuộc tranh luận này đã diễn ra từ thời xa xưa. Trong khi một số người nói rằng không có sự khác biệt giữa hai loại thực phẩm, những người khác cho rằng thực phẩm màu nâu thực sự tốt hơn màu trắng.
Bạn thích trứng nâu hay trứng trắng? - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đây là sự khác biệt của hai loại thực phẩm này?
1. Bánh mì trắng - bánh mì nâu
Hầu hết bánh mì trắng ở Ấn Độ được làm bằng maida (là một loại bột trắng từ Ấn Độ, được làm từ lúa mì), đó là lý do tại sao bánh mì nâu được gọi là một lựa chọn tốt hơn.
Ngày nay, các loại bánh mì khác nhau có sẵn trên thị trường sử dụng kết hợp maida và bột mì để tạo ra độ mềm và màu sắc phù hợp cho bánh mì. Tốt nhất là bạn nên ăn bánh mì atta (làm từ bột mì lứt nguyên cám), nó có thể không trắng và mềm như bánh mì trắng nhưng chắc chắn sẽ tốt cho sức khỏe hơn, theo Times of India.
Tương tự, nhiều loại bánh mì nâu được làm bằng maida có thêm màu để làm cho chúng trông có màu nâu.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn xem qua các thành phần một lần trước khi mua để đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn.
2. Trứng trắng - trứng nâu
Sự khác biệt chính giữa trứng trắng và trứng nâu là những quả trứng màu trắng được đẻ bởi gà lông trắng, trong khi những quả trứng màu nâu được đẻ bởi gà lông nâu. Khả năng dinh dưỡng của cả trứng nâu và trứng trắng là tương tự nhau, vì chúng cung cấp một lượng protein và vitamin B tốt.
Trứng nâu cung cấp cho bạn nhiều omega-3, một a xít béo thiết yếu giúp giảm viêm và nguy cơ bệnh tim.
3. Gạo trắng - gạo lứt
Các loại gạo - SHUTTERSTOCK
Gạo trắng như chúng ta đã biết có màu trắng là do quá trình chế biến ở mức độ cao. Nó trải qua một số bước tinh chế, không chỉ lấy đi màu sắc của chúng mà còn cả một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Gạo lứt về cơ bản là gạo trắng trước khi tinh chế. Đây là phiên bản chưa qua chế biến của gạo trắng và có nhiều chất chống ô xy hóa, vitamin B, khoáng chất, chất béo và chất xơ hơn so với gạo trắng.
Trong khi gạo trắng chứa nhiều carb, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp nên nó là lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Đường trắng - đường nâu
Đường trắng hay đường nâu, loại nào tốt hơn? Đây có lẽ là câu hỏi được tranh luận nhiều nhất khi chọn một lựa chọn lành mạnh hơn. Trong khi hàm lượng calo của đường trắng và đường nâu là như nhau, sự khác biệt chính nằm ở bước tinh chế.
Đường trắng về cơ bản là calo rỗng và không có lợi cho bạn. Mặt khác, đường nâu có mật đường vì nó là đường mía chưa tinh chế. Nó cung cấp cho bạn nhiều canxi, kali, sắt và magiê hơn so với phiên bản màu trắng, theo Times of India.
Bí quyết loại bỏ thạch tín khỏi gạo Trước nỗi lo dư lượng thạch tín (arsenic) trong gạo cao, gần đây các chuyên gia tại Đại học Sheffield (Anh) đã tiết lộ cách chế biến hiệu quả nhất để loại bỏ chất độc hại này khỏi gạo mà vẫn giữ lại toàn bộ dưỡng chất. Ảnh: Daily Mail Do trồng ngập trong nước nên cây lúa hấp thụ lượng arsenic trong...