Gánh nặng ung thư sau thảm họa 11/9
Vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 tại New York, Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người. 18 năm sau, hàng chục nghìn người khác đang chết dần chết mòn vì những căn bệnh ung thư và tim mạch – hệ quả môi trường của thảm họa.
Jacquelin Febrillet 26 tuổi vào 11/9/2001, ngày mà không tặc lao máy bay vào Trung tâm Thương mại Thế giới, chỉ cách nơi cô làm việc hai tòa nhà. 18 năm sau, Febrillet được chẩn đoán mắc ung thư vú di căn và nguyên nhân có thể do khói độc từ vụ tấn công.
Cô Jacquelin Febrillet, người dân New York: Tôi đã ở đó vào ngày 11/9. Nhiều năm sau, tôi vẫn làm việc ở đó, Chúng tôi chưa từng được cảnh báo chuyện gì có thể xảy ra. Hàng tấn phế liệu đã đổ sập xuống ngày hôm đó và phát tán các chất độc hại ra không khí.
Còn Richard Fahrer thường xuyên làm khảo sát đất đai trong thời gian 2001 – 2003 ở phía nam Manhattan, nơi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập. 18 tháng trước, anh được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng dù trong gia đình Fahrer không ai có tiền sử bệnh.
Anh Richard Farher, người dân New York: Vợ tôi hỏi có phải vụ khủng bố khiến anh bị ung thư? Tôi không thể khẳng định 100% nhưng tôi biết đáng lẽ chính quyền nên làm tốt hơn để hạn chế những người trưởng thành khỏe mạnh tiếp xúc với khu vực thảm họa.
Theo Chương trình Sức khỏe Trung tâm Thương mại Thế giới, một chương trình điều trị cấp liên bang giúp đỡ những người sống sót, 10.000 người trong số họ bị chẩn đoán mắc ung thư.
Luật sư Matthew Boinne: Các chuyên gia y tế không thể xác định nguyên nhân gây ung thư ở mỗi bệnh nhân, nhưng lưu ý có mối tương quan rõ ràng giữa tỷ lệ người nhiễm bệnh và tỷ lệ người phơi nhiễm với đống đổ nát độc hại.
Trong nỗ lực mới nhất, chính quyền Tổng thống Donal Trump đã cho phép kéo dài thời gian nộp đơn đòi đền bù cho các nạn nhân đến năm 2090, với mức bồi thường cho mỗi nạn nhân là từ khoảng 240.000 – 680.000 tùy từng trường hợp.
Theo Vnews
1 ly nhỏ thứ "lành mạnh" này hằng ngày, nguy cơ ung thư tăng vọt
Chỉ một ly nhỏ 100 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày cũng đủ làm tăng nguy cơ ung thư lên 12%, riêng ung thư vú tăng 15%
Sau nhiều nghiên cứu cảnh báo mối liên quan đồ uống có đường với bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ tử vong sớm, các nhà khoa học Pháp tiếp tục chứng minh những thứ đồ uống được gắn mác "lành mạnh" như nước trái cây cũng đủ dẫn bạn đến căn bệnh ung thư chỉ với liều thấp 100 ml/ngày.
Nước ép trái cây "không đường" nên được coi là đồ uống có đường tương tự nước ngọt, soda - ảnh minh họa từ internet
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng BMJ, do tiến sĩ Mathilde Touvier từ Viện Nghiên cứu Y học và sức khỏe Quốc gia Pháp (INSERM) đứng đầu, cho thấy với mỗi 100 ml nước ngọt có gas mỗi ngày, bạn sẽ tự làm tăng thêm 18% nguy cơ mắc ung thư nói chung và 22% nguy cơ ung thư vú.
Một loại đồ uống có đường khác được lầm tưởng là "lành mạnh" suốt nhiều thập kỷ là nước trái cây cũng làm tăng 12% nguy cơ ung thư tổng thể và 15% nguy cơ ung thư vú, dù đó là một ly nước cam 100% nguyên chất không thêm đường.
Nguy cơ tăng vọt nếu bạn uống cả 2 loại thức uống kể trên hoặc dùng nhiều hơn 100 ml.
Các bước phân tích cho thấy đường dường như kích hoạt một số cơ chế gây ung thư, ví dụ đường làm tăng sự tích tụ chất béo nội tạng lưu trữ quanh một số cơ quan trọng yếu như gan và tuyến tụy; đường trong máu liên quan đến một số dấu hiệu viêm... Ngoài ra, đồ uống có đường là nguyên nhân lớn dẫn đến béo phì; mà béo phì từ lâu đã được chứng minh liên quan mật thiết đến ít nhất 12 loại ung thư và là nguyên nhân gây ung thư đang có xu hướng "soán ngôi" hút thuốc.
"Điều kiện chính chúng tôi xem xét chính là đường. Nếu chỉ nhìn vào hàm lượng đường trên 100 ml nước ngọt hoặc 100% nước cam nguyên chất, chúng là như nhau. Vì vậy, không quá kỳ quặc khi xem xét mối liên kết bệnh tật với nước ép trái cây" - tiến sĩ Touvier nói.
Các cơ quan y tế công cộng trong nước cho rằng nước ép trái cây "tốt hơn một chút" vì chúng có một ít vitamin và chất xơ. Nhưng lời khuyên chung là uống ít hơn 1 ly nhỏ (100 ml) nếu bạn uống hàng ngày.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 101.257 người với thời gian theo dõi tối đa 9 năm từ cuộc khảo sát dinh dưỡng mang tên NutriNet-Santé của Pháp.
Đây không phải lần đầu tiên nước ép trái cây rơi vào "danh sách đen". Tháng 3-2019 vừa qua, một nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy chỉ 2 ly hay lon đồ uống có đường như nước ngọt, soda, nước tăng lực, nước trái cây... cũng đủ làm tăng 63% nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân ở nữ giới; ở nam giới mức tăng là 29%, chủ yếu do các bệnh như tim mạch và ung thư.
Còn nghiên cứu khác do 2 trường đại học Mỹ là Đại học Emory (Atlanta) và Đại học Cornell (New York) công bố tháng 5-2019 thì cho thấy chỉ với 355 ml mỗi ngày trở lên, nước trái cây không đường đủ làm tăng 24% nguy cơ chết sớm. Bởi lẽ dù không cho thêm đường, bản thân trái cây khi ép thành nước cũng đủ đưa vào ly nước của bạn vô số đường.
Cách tốt nhất để bổ sung trái cây mà mọi nghiên cứu khuyến cáo đó là hãy ăn nó, đừng uống!
A. Thư
Theo The Telegraph, The Guardian, Independent/nguoilaodong
Bác sĩ ung bướu tiết lộ 6 thủ phạm gây ung thư ác tính, dù là ai cũng cần đọc kỹ để tự cứu mình Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671...