Gánh nặng bệnh tim mạch ngày càng gia tăng
Theo số liệu của Liên đoàn Tim mạch thế giới, ước tính mỗi năm khu vực ASEAN có khoảng 4 triệu người chế.t vì bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người t.ử von.g vì bệnh tim mạch, gánh nặng bệnh tật và chi phí cũng tăng đáng kể.
Chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.
Bệnh tim mạch chuyển hóa bao gồm các bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… Các bệnh lý tim mạch đang là nguy cơ hàng đầu trên toàn thế giới, theo các thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), t.ử von.g do bệnh tim mạch chiếm tới 39,5% trong tổng số các nguyên nhân gây t.ử von.g trên toàn cầu.
GS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Viện Tim mạch, mỗi năm tiếp nhận khoảng trên 20 nghìn ca điều trị. Riêng can thiệp động mạch vành có tới 4 nghìn ca, trong đó có một nửa là nhồi má.u cơ tim cấp. Đặc biệt “bộ mặt” về nhồi má.u cơ tim cấp hiện có nhiều thay đổi, với nhiều độ tuổ.i và đáng lưu ý có bộ phận người bệnh trẻ tuổ.i chỉ khoảng ngoài 30 tuổ.i, thậm chí mới 24, 25 tuổi… Các bệnh nhân tim mạch trẻ tuổ.i đều có chung đặc điểm, nam giới, béo phì, hút thuố.c l.á và tiề.n sử gia đình có người mắc bệnh lý này”.
Một trường hợp điển hình, bệnh nhân nam (31 tuổ.i) chuyển tới Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, đặt ống nội khí quản và huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. Tình trạng huyết áp không giảm ngay cả khi đã được sử dụng thuố.c truyền tĩnh mạch.
Video đang HOT
Qua khai thác tiề.n sử bệnh, người nhà bệnh nhân cho biết, từ năm 2020, bệnh nhân đã có tiề.n sử chả.y má.u não bán cầu trái do tăng huyết áp. Khi điều trị ổn định, bệnh nhân được cho về nhà dùng thuố.c để điều trị tăng huyết áp. Sau một thời gian bệnh nhân thấy huyết áp bình thường, chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuố.c không điều trị. Bệnh nhân có tiề.n sử sử dụng thuố.c l.á, bia, rượu.
BSCKII Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết: Khi tiếp nhận bệnh nhân nhập viện, huyết áp của người bệnh liên tục tăng cao. Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân tiếp tục chả.y má.u não bên đối diện, bên phải và lần này thể tích lớn hơn và có má.u trong não thất. Bệnh nhân khó có thể tiến hành phẫu thuật do đã chả.y má.u cả 2 bên não và hôn mê sâu. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa. Bệnh nhân liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng.
Thực tế, những trường hợp phải nhập viện vì các bệnh tim mạch khi tuổ.i đời còn khá trẻ như trên không còn là hãn hữu trong những năm gần đây.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền – Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, nhiều bệnh nhân nhồi má.u cơ tim chỉ ngoài 20 tuổ.i, thậm chí có người hơn 30 tuổ.i đã phải làm cầu nối mạch vành hoặc đặt stent. “Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số ca phẫu thuật tim mỗi năm đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, từ 1.000 ca lên hơn 2.000 ca. Trong cộng đồng, tỷ lệ người trẻ 30-40 tuổ.i mắc tăng huyết áp, tiểu đường cũng rất cao, nhưng nhiều người chủ quan, không phòng ngừa, dẫn đến gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội” – PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền thông tin.
Trong khi đó, TS.BS Dương Hồng Niên – Trưởng khoa Nội Tim mạch (Bệnh viện 19/8) cũng cho biết, theo xu thế chung, tỷ lệ người mắc bệnh lý tim mạch đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng. “Gần đây, chúng tôi thường xuyên cấp cứu các trường hợp bị nhồi má.u cơ tim, có bệnh nhân mới ngoài 20 tuổ.i. Bên cạnh đó, hàng ngày, khu vực phòng khám tiếp nhận 200-300 bệnh nhân đến khám với nhiều bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp, hội chứng mạch vành cấp và mãn tính… Điều đó cho thấy bệnh lý tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa”.
Nhận định về nguyên nhân, chuyên gia cho rằng, xuất phát từ nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, gia tăng tình trạng béo phì, tăng huyết áp và đái tháo đường. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổ.i thọ trung bình và áp lực cuộc sống ngày càng cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, việc tầm soát sớm bệnh lý tim mạch trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa thông qua vận động thể thao và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm quá nhiều cholesterol, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ và đạm thực vật, đặc biệt là đạm đậu nành.
Giảm mỡ má.u, huyết áp nhờ pha thêm thứ này vào sữa, cà phê
Một loại thực phẩm rất quen thuộc có thể giúp đẩy lùi bệnh tim mạch nhờ cải thiện đồng thời các chỉ số mỡ má.u, huyết áp, đường huyết...
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên các món ăn, thức uống có thành phần ca cao giúp cải thiện đồng thời nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch, bao gồm mỡ má.u cao, tăng huyết áp, đường huyết cao.
Bổ sung ca cao trong chế độ ăn uống giúp phòng bệnh tim mạch nhờ cải thiện các chỉ số mỡ má.u, huyết áp, đường huyết - Ảnh AI: Anh Thư
Theo nhóm tác giả từ Viện Tim mạch Rio Grande do Sul, Viện nghiên cứu Hcor và Đại học São Paulo (Brazil), bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của hơn 17,9 triệu người mỗi năm và trở thành nguyên nhân gây t.ử von.g sớm hàng đầu thế giới.
Riêng tại Brazil, hơn 397.000 người chế.t do bệnh tim mạch vào năm 2019, 43% trong số đó t.ử von.g vì bệnh động mạch vành.
Do lối sống công nghiệp, rất nhiều người chưa thực sự bị bệnh tim mạch nhưng nguy cơ rất cao, vì đã có nhiều tình trạng sức khỏe liên quan.
Những vấn đề đó bao gồm huyết áp cao, đường huyết cao và các chỉ số mỡ má.u không khỏe mạnh - tức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, triglyceride (chất béo trung tính) cao, trong khi cholesterol tốt HDL lại thấp.
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu của 1.110 người sử dụng ca cao thường xuyên và 876 trường hợp đối chứng.
Các kết quả cho thấy việc tiêu thụ nhiều ca cao giúp giảm làm giảm cholesterol toàn phần một cách hiệu quả, với mức giảm trung bình là 8,35 mg/dL.
Tác động mạnh mẽ nhất được ghi nhận trong việc giảm mức triglyceride, sau đó là giảm cholesterol xấu, mặc dù dường như ca cao không giúp cải thiện mức cholesterol tốt.
Việc tiêu thụ ca cao cũng dẫn đến giảm lượng đường huyết lúc đói trung bình 4,57 mg/dL. Đối với huyết áp, thói quen này giúp giảm huyết áp tâm thu trung bình 2,52 mmHg, giảm huyết áp tâm trương trung bình 1,51 mmHg.
Theo các tác giả, các tác động tích cực này là do hàm lượng polyphenol cao trong ca cao. Đó là nhóm các hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện hoạt động của cơ chế chuyển hóa cũng như của từng tế bào.
Bên cạnh đó, bổ sung ca cao vào chế độ ăn uống để đạt được các lợi ích trên không hề khó, nhất là những xứ trồng nhiều ca cao như đất nước ta.
Ca cao có thể được pha thành đồ uống như ca cao đá, ca cao sữa, thêm vào cà phê và nhiều đồ uống khác, làm bánh, làm chocolate.
Tất nhiên để đạt được hiệu quả đối với các chỉ số mỡ má.u, đường huyết, huyết áp, bạn không nên cho quá nhiều đường khi pha chế, chỉ nên ăn loại chocolate đen với thành phần ít nhất 70% ca cao, cũng như đừng làm bánh quá ngọt, quá béo.
3 kiểu tập thể dục là 'thuố.c độc' đối với sức khỏe Tập thể dục sai cách không những khiến kết quả tập bằng 0 mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm chấn thương, bệnh tật,... Có 3 kiểu tập thể dục sai cách được ví như "thuố.c độc" đối với sức khỏe mà bạn cần tránh. 1. Tập thể dục quá sức trong thời gian dài tăng "gánh nặng" cho tim -...