Gánh “lỗ” trong tuyển sinh: Tạo sân chơi bình đẳng giữa các trường
Công tác tuyển sinh đã “lỗ” nhưng các trường tổ chức thi lại phải gánh thêm phần đối với những thí sinh đăng ký dự thi nhờ để lấy kết quả xét tuyển vào các trường không tổ chức thi. Nghịch lý tồn tại nhiều năm và đến lúc cần phải thay đổi.
Trường tổ chức thi “gánh lỗ”
Nhiều năm nay, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội vẫn phải tiếp nhận khoảng trên 1.000 thí sinh (TS) đăng ký dự thi nhờ. Với con số này, nhà trường phải bố trí khoảng 30-40 phòng thi. Mọi hoạt động từ khâu tổ chức trông coi thi, chấm thi… đều do trường đảm nhận trong khi các trường có TS dự thi nhờ thì lại ngồi “ung dung” chờ kết quả.
Theo Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương thì việc cho TS dự thi nhờ phát sinh nhiều vấn đề. Ngoài vấn đề chi phí tuyển sinh lại phát sinh biết bao nhiêu câu chuyện làm ảnh hưởng đến nhà trường. Chẳng hạn như, trong những năm qua, phần lớn TS bị đình chỉ thi, sử dụng điện thoại trong phòng thi… đều là TS dự thi nhờ nhưng thông tin ra xã hội thì không phải ai cũng hiểu điều đó và lại cho rằng đó là TS dự thi vào ĐH Ngoại thương.
Bên cạnh đó, khi có kết quả thi gửi giấy báo điểm có trục trặc gì thì trường không tổ chức thi cứ “đùn đẩy” sang các trường tổ chức thi. Công việc tuyển sinh đã bận rộn lại gánh thêm các công việc của trường khác nên lúc nào cũng căng như “dây đàn”
“Ngoài khoản lệ phí tuyển sinh thì các trường tổ chức thi chẳng nhận thêm được gì từ trường có TS dự thi nhờ. Mô hình chung cho thấy trường đang phải gánh công việc của người khác mà không được trả công. Chúng tôi dự tính là năm tới sẽ không tiếp nhận TS dự thi nhờ” – cán bộ tuyển sinh nhà trường cho biết.
Tuy nhiên, dự tính mà nhà trường đưa ra khó có thể trở thành hiện thực bởi theo quy định thì không được từ chối tiếp nhận hồ sơ ĐKDT của những TS đăng ký dự thi nhờ. Trước đây, trước tình hình thí sinh dự thi nhờ ngày càng gia tăng, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố không tiếp nhận hồ sơ ĐKDT của các đối tượng này thì ngay lập tức bị Bộ GD-ĐT “tuýt còi”.
Thí sinh dự thi đại học năm 2012.
Video đang HOT
Với việc “tránh” được lỗ lại không tốn công, tốn sức nên nhiều trường dù có năng lực tuyển sinh vẫn “cố đấm ăn xôi”. Thậm chí có đơn vị sau nhiều năm tổ chức thi tuyển thì năm 2012 đột ngột thông báo: “Không tổ chức thi mà xét tuyển”.
Theo thống kê của các trường tổ chức thi, với mức lệ phí tuyển sinh hiện nay thì việc “lỗ” là điều hiển nhiên. Tùy vào số lượng TS đăng ký và độ ảo sẽ cho ra con số “lỗ” chi tiết, thấp thì cũng lên đến hàng trăm triệu đồng, có nơi ngót tiền tỷ. Đã “lỗ” lại còn phải gánh thêm phần của các trường không tổ chức thi nên ngày càng “bi đát” hơn.
Cần tạo sân chơi bình đẳng
Nhiều trường tổ chức thi cho rằng, nếu không có năng lực tổ chức thi thì các trường không tổ chức thi cần thực hiện nghĩa vụ của mình đó chính là trả chi phí thực tế. Với khoản lệ phí tuyển sinh ít ỏi, các trường tổ chức thi không thể “nhiệt tình” mãi được.
Cũng chính vì sự bất cập đó mà hàng năm, câu chuyện các trường không tổ chức thi chậm gửi giấy báo điểm, giấy chứng nhận điểm thi… cho TS xảy ra thường xuyên. Không những thế, khi gặp những sự cố giấy báo “thất lạc” thì TS lại phải “khổ sở” đi lại hai bên để giải quyết cho dù đó là quyền lợi mà các trường phải đảm bảo cho các em.
Theo một cán bộ tuyển sinh ở Văn phòng Bộ GD-ĐT ở phía Nam thì tuyển sinh trải qua rất nhiều khâu, từ việc tổ chức thi đến chấm thi và sau đó là gửi kết quả. Đối với TS dự thi nhờ lại phải tách dữ liệu, in kết quả riêng, gửi dữ liệu cho trường không tổ chức thi… Đã bận rộn lại thêm công việc của người khác mà lại không được trả chi phí thì chắc chắn họ không thể thoải mái được. Do đó việc TS dự thi nhờ đến xử lý các vụ việc mà trường tổ chức thi ít thân thiện cũng là điều dễ hiểu.
“Tôi nghĩ cần có sự sòng phẳng ở đây. Nếu không tổ chức thi được thì phải trả chi phí thuê trường có tổ chức thi làm nhiệm vụ thay mình. Bên cạnh đó, cần có cam kết thực hiện giữa hai bên về thời gian và tiến độ. Chỉ khi làm tốt điều này thì quyền lợi của TS mới được đảm bảo” – cán bộ tuyển sinh này nói.
Trước thực trạng này, ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trường Vụ giáo dục ĐH cho rằng: “Về nguyên tắc thì đúng là như vậy nhưng ở đây các trường phải tương trợ lẫn nhau. Tuyển sinh năm tới, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường có năng lực tuyển sinh phải tổ chức thi chứ không thể xét tuyển mãi được”.
Cũng theo ông Tuấn, việc đưa ra chính sách trường không tổ chức thi hỗ trợ trường tổ chức thi, Bộ GD-ĐT quyết được ngay mà cần phải thông qua Bộ Tài chính. Tuy nhiên vấn đề này cũng là điều cần phải quan tâm để bàn luận trao đổi tại hội nghị tuyển sinh dự kiến được tổ chức vào tháng 1 năm 2013 sắp tới.
S.H
Theo dân trí
Bố mất, mẹ tâm thần, con không nhập học
Bố mù cả hai mắt mới qua đời, mẹ mắc bệnh tâm thần, nên nhận giấy báo nhập học của Học viện Giáo Dục (Hà Nội), Đinh Văn Nhân (Thanh Chương, Nghệ An) đành cất vào chiếc tủ cũ kĩ làm kỷ niệm.
Trong ngôi nhà cũ nát, Đinh Văn Nhân (SN 1994, trú xóm 6, xã Đồng Văn (thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An), rầu rầu tâm sự, em sinh ra, lớn lên trong gia đình khốn khó. Bố mẹ Nhân sinh được bốn anh chị em (Nhân là thứ ba). Bố Nhân, ông Đinh Văn Hùng, từng bị mù cả hai mắt, mới qua đời.
Thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, chính quyền cùng bà con địa phương giúp đỡ dựng lên ngôi nhà nhỏ hai gian, theo thời gian nay đã mục nát. Theo quan sát của chúng tôi, trong ngôi nhà ấy không có vật gì trị giá hơn năm mươi nghìn đồng.
Đinh Văn Nhân (giữa) cùng mẹ và em trai
Suốt quãng thời gian theo học phổ thông, Đinh Văn Nhân phải chịu nhiều vất vả. Một buổi đi học, buổi còn lại, Nhân phải đi nhặt ve chai khắp nơi bán cho các bà đồng nát. Ngày nào kiếm nhiều thì được khoảng 15 nghìn đồng.
Một phần tiền Nhân để mua sách vở và trang trải học hành, phần còn lại mua gạo nuôi gia đình. Có thời gian, Nhân phải đi chăn bò thuê cho hàng xóm để kiếm cơm ăn.
Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng, anh, chị, em Nhân đều cố gắng học hết phổ thông. Anh cả đã vào miền Nam làm thuê, nhưng vì bị đục thủy tinh thể từ nhỏ, mắt kém, nên không ai nhận. Chị gái Nhân học xong cũng đã vào Tây nguyên làm thuê. Cách đây mấy hôm, Nhân nhận tin chị bị máy cắt đứt hai ngón tay khi đang làm việc. Nỗi đau như lại dày thêm trong ngôi nhà của những con người nghèo khổ...
Mấy hôm nay, nhận giấy báo điểm thi và giấy báo nhập học vào Học viện Quản lý Giáo Dục, Nhân chưa kịp vui đã tràn ngập nỗi buồn, bởi biết lấy đâu tiền mà theo học suốt bốn năm trên Hà Nội.
Hơn nữa, nếu Nhân đi học, mẹ ở quê đang mang bệnh tâm thần. Một mình em trai út gầy gò, ốm yếu quanh năm, đang theo học lớp tám, không thể cáng đáng công việc gi đình.
Đến đây, Nhân lấy giấy báo nhập học đưa cho mọi người xem, rồi em buồn rầu nói "cất đó làm kỷ niệm".
Nhân cho biết, ước mơ lớn nhất của em là sau này được làm thầy giáo dạy học, nhưng giấc mơ ấy đến giờ này với em... vẫn chỉ là giấc mơ.
Chia tay, Nhân lên chiếc xe đạp đã cũ nát, lao mình trong mưa, tiếp tục đi nhặt ve chai bán kiếm tiền nuôi mẹ và em.
Cô Trần Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm của em Nhân cho biết, gia đình Nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân rất ngoan và cố gắng học tập, hầu như năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến.
Trong quá trình đi học, Nhân được thầy cô, bạn bè, nhà trường giúp đỡ rất nhiều. Biết hoàn cảnh của em như thế nên những buổi học thêm ngoài giờ, các thầy cô giáo không thu tiền của em.
Không những thế, ba năm học cấp ba ở Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (Thanh Chương), nhà trường còn miễn học phí cho em.
Theo tiền phong
Xét tuyển nguyện vọng: Rối với 'nộp vào rút ra' Sau khi trượt nguyện vọng bổ sung, hàng ngàn thí sinh xin rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để tìm cơ hội vào trường khác. Có trường đồng ý cho rút, có trường không. Sự việc chưa có tiền lệ này đã gây khó cho cả thí sinh lẫn các trường. Thí sinh và phụ huynh đến Trường ĐH Sài Gòn xin...