Gành Đá Đĩa sẽ trở thành điểm tham quan hấp dẫn của cả nước
Gành Đá Đĩa (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 40km về phía Bắc) rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m (đang phát lộ thêm nhiều diện tích), là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan, độc đáo về địa chất ở Việt Nam.
Bức ảnh “bản đồ Việt Nam” chụp từ Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa.
Gành Đá Đĩa được hình thành bởi những cột đá màu đen tuyền, hình lục giác, xếp chồng lên nhau như những chồng đĩa khổng lồ. Các vỉa đá nứt theo mạch dọc, mạch vòng, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc nghiêng ở ngay bên biển đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của danh thắng này.
Giá trị địa chất độc đáo riêng có
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa cách nay hàng triệu năm.
Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa chảy tràn ra biển, gặp nước biển lạnh bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực tạo nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên ngang thành những cột đá đứng liền khít nhau nửa chìm dưới nước nửa nổi trên bờ, tạo nên một gành Đá Đĩa có một không hai của Việt Nam và số ít gành đá tương tự trên thế giới.
Gành Đá Đĩa (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 40km về phía Bắc) rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m (đang phát lộ thêm nhiều diện tích), là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan, độc đáo về địa chất ở Việt Nam.
Từ trên cao, du khách sẽ nhìn thấy gành đá nhoài ra biển, càng ở phía gần mép nước, những khối đá đen tuyền càng đều, trên bề mặt phiến đá thỉnh thoảng có nhiều lỗ nhỏ do bị tác động bởi nước biển. Nhiều người ví đây như những ô cấu trúc của tổ ong, và cả khu vực là một tổ ong khổng lồ, vô cùng kỳ vĩ.
Đặc biệt, thắng cảnh gành Đá Đĩa, được nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh trong nước tìm đến sáng tác. Trong đó, nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Lê Viễn Duy, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên, hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã ghi lại một bức “để đời” của gành Đá Đĩa, với hình chữ S giống như bản đồ Việt Nam.
Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa không chỉ có giá trị về địa chất mà ở đây còn mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử… “Gành Đá Đĩa là điểm du lịch trọng điểm, độc đáo của Phú Yên. Hầu như khách du lịch đến Phú Yên đều phải một lần đến tham quan danh thắng này”, ông Cao Hồng Nguyên, Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở VH-TT&DL) cho biết.
Gành Đá Đĩa nhìn từ trên cao, được nhiều người ví von như một tổ ong khổng lồ, kỳ thú.
Quy hoạch điểm đến du lịch hấp dẫn cả nước
Video đang HOT
Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 4/12 nêu cụ thể các nội dung phải thực hiện; đồng thời giao UBND tỉnh – cơ quan quản lý lập quy hoạch và Sở VH-TT&DL Phú Yên – chủ đầu tư, thực hiện nhiệm vụ này trong vòng 24 tháng, kể từ ngày ký.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gần 809ha (không bao gồm diện tích khoanh vùng bảo vệ của Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa).
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa và không gian cảnh quan thiên nhiên, môi trường – sinh thái xung quanh.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nhận diện đầy đủ giá trị và bảo tồn các giá trị đặc sắc về địa chất của danh thắng gành Đá Đĩa; bảo vệ tài nguyên mặt nước, đa dạng sinh học, địa chất, địa mạo và di sản văn hóa của cộng đồng trong khu vực; hoàn thiện hệ thống hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Việc lập quy hoạch nhằm phát huy giá trị danh thắng gành Đá Đĩa, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên, vùng Nam Trung Bộ và cả nước; kết nối với các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh khác tại địa phương, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị độc đáo của danh thắng và di sản văn hóa truyền thống khu vực. Đồng thời, quy hoạch sẽ xác định ranh giới bảo vệ di tích làm cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ; là cơ sở pháp lý thu hút nguồn lực đầu tư.
Theo TS Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch), Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa mang trong mình giá trị rất lớn, quý giá, đa dạng và đặc sắc. Việc Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch di tích này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển ngành Du lịch Phú Yên.
Đồng chí Đào Mỹ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ sự vui mừng khi Phó Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa. Bởi trước đó, tỉnh cũng có chủ trương đầu tư dự án quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt này nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, giá trị, bảo vệ hiệu quả di tích.
Nhiệm vụ quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa được Chính phủ yêu cầu thực hiện trong 24 tháng, tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai, hoàn thành sớm để phát huy giá trị di tích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
“Gành Đá Đĩa là thắng cảnh có giá trị đặc biệt của tỉnh và Việt Nam, là nơi lý tưởng để người dân, du khách đến tham quan thưởng lãm. Thời gian qua, di tích này vẫn chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng và lợi thế; giá trị của di tích chưa được phát huy hiệu quả so với sự ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng cho Phú Yên.
Bởi vậy, nhiệm vụ quy hoạch lần này được Chính phủ phê duyệt là rất quan trọng, ý nghĩa, tỉnh sẽ chỉ đạo thực hiện khẩn trương”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Mỹ nói.
Tham quan chùa Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn
Tọa lạc trên đường Sư Vạn Hạnh (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), chùa Quán Thế Âm được xem là điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa với những giá trị về tâm linh, văn hóa Phật giáo...
Video: NGUYỄN LỄ
Tuyến đường Sư Vạn Hạnh dẫn vào chùa Quán Thế Âm. Ảnh: XUÂN SƠN
Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn, một danh lam thắng cảnh của đất nước. Ảnh: XUÂN SƠN
Chùa do cố hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng - pháp đàn của Ngài. Theo đó, hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên, từ đó mà thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm. Ảnh: XUÂN SƠN
Trong khuôn viên chùa có Động Quan Âm với những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn. Ảnh: XUÂN SƠN
Du khách dâng hương bên trong động Quan Âm. Ảnh: XUÂN SƠN
Khu vực Pháp Hội Đường đang được xây dựng những hạng mục cuối để đưa vào sử dụng. Tại đây có Bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam - là nơi hiện đang lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo. Ảnh: XUÂN SƠN
Một khu vực bên trong Pháp Hội Đường là nơi thờ cúng, hành lễ. XUÂN SƠN
Khuôn viên phía sau chùa nhìn ra sông Cổ Cò với khu nghỉ chân, vọng cảnh cho Phật tử và du khách. Ảnh: XUÂN SƠN
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm trong khuôn viên chùa. Ảnh: XUÂN SƠN
Chùa Quán Thế Âm thu hút đông đảo Phật tử, du khách đến dâng hương, hành lễ, đặc biệt trong những ngày đầu năm. Ảnh: XUÂN SƠN
Ngày 3-2-2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 601/QĐ-BVHTTDL công nhận "Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn" diễn ra tại chùa Quán Thế Âm vào 19-2 Âm lịch hằng năm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong ảnh: Hóa trang hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát tại lễ hội Quán Thế Âm năm 2019. Ảnh: XUÂN SƠN
Phan Thiết thêm nhiều điểm 'check-in' du lịch dịp Tết Nhằm tạo thêm địa điểm tham quan, du lịch, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) vừa mới hoàn thành nhiều dự án để tăng thêm phần hấp dẫn cho du khách. Để tăng thêm hấp dẫn cho du khách, thành phố Phan Thiết tiếp tục chỉnh trang đô thị nhằm đón du khách dịp Tết Giáp Thìn. Vừa mới hoàn thành được...