Gần Tết, vợ muốn bán hàng online, nam trưởng phòng phản đối vì sĩ diện
Nghe tôi trình bày ý định bán hàng online kiếm thêm tiề.n đón Tết, chồng tôi quắc mắt lên.
Anh bực mình đạp ghế đứng dậy, bỏ vào phòng ngủ.
Tết đã cận kề. Những ngày này, trong lòng tôi càng trở nên nặng trĩu.
Công việc kế toán ở một công ty tư nhân mang lại cho tôi thu nhập hơn chục triệu đồng. Chồng tôi làm trưởng phòng một cơ quan Nhà nước, mỗi tháng cũng chỉ được ngần ấy. Tính ra, tổng thu nhập của hai vợ chồng 25 triệu, tưởng là nhiều nhưng tháng nào cũng hết nhanh vèo.
Nhất là vào dịp Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao, từ quà biếu, quà Tết cho hai bên nội ngoại, đến quần áo cho con cái, lì xì cho trẻ con… Cái Tết nào với tôi cũng là một gánh nặng, phải lấy thêm tiề.n tiết kiệm ra tiêu.
Tôi muốn bán hàng online để kiế.m tiề.n tiêu Tết mà chồng ngăn cản. Ảnh minh họa: Minh Tuấn
Video đang HOT
Hôm qua, tôi đã mạnh dạn ngỏ ý với chồng rằng, Tết này tôi sẽ bán hàng online để kiếm thêm chút thu nhập, chẳng hạn như bán bánh, mứt, hoa quả khô… Tôi biết nhiều đồng nghiệp của mình làm như vậy, vừa có thêm các mối quan hệ, lại có thêm thu nhập.
Tôi vừa nói dứt câu, anh đã cau mày: “Em nghĩ cho anh một tí. Dù gì anh cũng là trưởng phòng ở cơ quan, chẳng nhẽ lại để mọi người thấy vợ anh đi bán mấy thứ lặt vặt đó sao? Liệu cơm gắp mắm, Tết nào chả như Tết nào. Mọi năm cũng vẫn đủ hết, có làm sao đâu mà phải cuống lên”.
Tôi nghe mà nát lòng. Anh nào biết, năm nào đi mua cành đào, cành quất, tôi cũng phải nâng lên đặt xuống mất cả buổi sáng, cũng chẳng bao giờ dám mua món đẹp nhất, ngon nhất. Quần áo mới cho con, tôi cũng chỉ dám chọn hàng giảm giá mạnh. Tiề.n biếu ông bà hai bên năm nào cũng chỉ có 1-2 triệu đồng. Thậm chí, có năm còn né đi chúc Tết nhiều vì sợ tốn tiề.n lì xì cho bọn trẻ con.
Mỗi khoản chi tiêu chỉ 1-2 triệu đồng nhưng trăm thứ cộng dồn, hơn hai chục triệu tiề.n lương của hai vợ chồng vài ngày là hết. Ra Giêng năm nào tôi cũng phải rút tiề.n tiết kiệm để lên Hà Nội còn chi tiêu ăn uống đến hết tháng.
Nghe chồng nói, tôi rất tức nên cãi lại: “Chỉ có không có tiề.n mới phải xấu hổ thôi. Đã nghèo còn sĩ diện thì sao khá nổi!”.
Câu nói của tôi khiến anh quắc mắt lên. Anh bực mình đạp ghế đứng dậy, bỏ vào phòng ngủ. Tôi ngồi nhìn theo, trong lòng đầy bối rối. Tôi biết đã hơi nặng lời, chạm đến sĩ diện của anh. Nhưng tôi có làm gì sai?
Tôi chỉ muốn gia đình có một cái Tết đầy đủ hơn, bố mẹ có thêm 1-2 triệu chi tiêu, con cái được mặc những bộ quần áo ưng ý nhất.
Chính cái tính sĩ diện của anh khiến mọi thứ trở nên khó khăn. Bán hàng online bây giờ nhà nhà người người đều làm, từ mẹ bỉm sữa cho đến người nổi tiếng. Cái chức trưởng phòng của anh có gì to tát mà phải sĩ diện hão cơ chứ. Con cái, bố mẹ không lo được đầy đủ mới nên hổ thẹn.
Lần này, tôi biết mình sẽ phải nói chuyện thật rõ ràng với anh. Tôi muốn anh hiểu, công việc bán hàng mà tôi dự định chẳng phản ánh địa vị hay danh dự của anh. Thậm chí, nó là một biện pháp tài chính thông minh của một người vợ mà anh cần phải trân trọng.
Mẹ chồng "cướp công" con dâu: Khoe căn nhà tích góp là của mình tặng cháu đích tôn
Dẫu biết rằng mẹ chồng tôi vốn sĩ diện, nhưng tôi không ngờ bà lại có thể "biến không thành có" một cách trơ trẽn như thế này.
Ảnh minh họa.
Đối với những ai đang vất vả tìm con, chắc sẽ hiểu rằng chỉ cần được nghe tiếng khóc chào đời của đứ.a tr.ẻ, họ sẵn sàng đán.h đổi tất cả, thậm chí bán cả gia sản. Tôi là một trong số đó.
Ở tuổ.i 38, tôi mới sinh đứa con đầu lòng. Một hành trình dài đằng đẵng, đa.u đớ.n và tốn kém, nhưng giây phút được ôm con trai trên tay khiến mọi khổ cực trước đây trở nên xứng đáng. Vì vậy, tôi muốn nhắn gửi: Nếu có ý định sinh con, hãy suy nghĩ và chuẩn bị từ sớm. Đừng để đến khi cơ hội đã trôi qua mới hối tiếc.
Tôi lấy chồng từ năm 22 tuổ.i, vừa tốt nghiệp đại học. Hai vợ chồng quyết định đi xuất khẩu lao động để cải thiện kinh tế trước khi tính chuyện sinh con. Gom góp mãi, chúng tôi mới đủ tiề.n để đi.
Sau 8 năm, đến năm tôi 30 tuổ.i, chúng tôi mới bắt đầu lên kế hoạch có con. Nhưng định mệnh không dễ dàng. Phải mất 7 năm chạy chữa khắp nơi, tôi mới được làm mẹ. Trong suốt thời gian đó, hai vợ chồng tôi hoàn toàn tự lực cánh sinh vì không nhận được sự giúp đỡ nào từ gia đình hai bên.
Bố chồng tôi không can thiệp, còn mẹ chồng thì chỉ khiến mọi chuyện thêm phức tạp.
Mẹ chồng tôi là người có tính sĩ diện khó ai bằng. Ngày cưới, bà chuẩn bị đến 10 cây vàng để trao tặng tôi trước họ hàng. Nhưng đêm hôm đó, bà đến gõ cửa phòng tôi, yêu cầu trả lại toàn bộ số vàng vì... đó là vàng đi thuê.
Trong thời gian vợ chồng tôi ở nước ngoài, bà rêu rao rằng đã cho chúng tôi 300 triệu để lo thủ tục. Thực tế, chúng tôi phải tự xoay xở. Đỉnh điểm là khi vợ chồng tôi mua được căn nhà đầu tiên bằng tiề.n vay mượn và công sức tích góp suốt nhiều năm, bà lại đi khoe khắp nơi rằng mình chính là người bỏ tiề.n mua nhà để tặng cháu đích tôn.
Căn nhà này, dù là niềm tự hào của hai vợ chồng, nhưng hóa ra lại là công cụ để mẹ chồng "đán.h bóng tên tuổ.i". Người ngoài nghe bà nói chắc nghĩ rằng chúng tôi được hưởng phước từ bà, trong khi thực tế bà chẳng giúp đỡ lấy một đồng.
Tôi chọn im lặng, không muốn đôi co. Nhưng nhìn cách bà khoe khoang và chiếm lấy công lao của người khác, tôi không khỏi cảm thấy nực cười. Trên đời, vì sao lại có những người thích làm "Lý Thông", hưởng lợi trên sự vất vả của "Thạch Sanh"?
Câu chuyện này không chỉ là một lời kể về mẹ chồng, mà còn là lời nhắc nhở về giá trị của sự trung thực và lòng tự trọng. Bởi lẽ, những gì không phải của mình, dù có cố tô vẽ bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là một vở kịch dối trá.
Biết chuyện mẹ vợ cho mảnh đất tiề.n tỷ, chồng liền yêu cầu tôi bán gấp với lý do nực cười nhưng khó từ chối Tôi không muốn bán đất nhưng đứng trước yêu cầu của chồng thì cũng khó xử. Vợ chồng tôi đang sống ở nhà ngoại. Chồng tôi ở rể và chưa từng làm mất lòng bố mẹ vợ. Gia đình chồng thuộc dạng khó khăn, đất đai chật hẹp, nhà cửa xuống cấp. Vợ chồng anh trai sống cùng bố mẹ chồng nhưng không...