Gắn mác tiên tiến để thu tiền cao?
Xây dựng trường tiên tiến với những đổi mới về hình thức, nội dung giảng dạy là mong muốn tốt đẹp, nhưng vẫn còn những nghi ngại về mô hình này.
Báo Người Lao Động đăng bài viết “Khó với tới trường tiên tiến” phản ánh về những khó khăn ở các quận, huyện tại TP HCM khi thực hiện mô hình này. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nếu chỉ đề cao tiêu chí cơ sở trường, lớp, trang thiết bị mà xem nhẹ chuẩn đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra của học sinh các trường tiên tiến thì không ổn.
Tranh minh họa: Người Lao Động
Chưa chú trọng chuẩn đầu vào, đầu ra
Theo lãnh đạo một phòng GD&ĐT, ở TP HCM hiện nay, khoảng 3 quận có số học sinh ổn định, thậm chí giảm dần theo từng năm là quận 10, Phú Nhuận và quận 4. Lượng học sinh các quận này không đột biến nên đây là những nơi có điều kiện tốt để xây dựng trường tiên tiến.
Bên cạnh đó, quận 1 là nơi vốn tập trung nhiều trường từ mầm non đến THCS có cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tốt, có thể tiến tới xây dựng trường tiên tiến ngay. Nhiều quận khác còn rất khó khăn khi phải gồng mình để tuyển đủ số học sinh đại trà, chưa thể nghĩ tới việc xây dựng trường tiên tiến.
Chính vì khác biệt này nên dù đề án xây dựng trường tiên tiến không yêu cầu các quận, huyện phải thực hiện đồng loạt một lúc mà có lộ trình phù hợp, với yêu cầu đầu tiên là phải bảo đảm chỗ học nhưng các đơn vị giáo dục không tránh khỏi sốt ruột, làm gấp bằng mọi giá.
“Khi đã làm gấp thì khó tránh khỏi sự qua loa, khó thuyết phục phụ huynh. Tại sao không tập trung ở một số địa bàn trọng điểm, có điều kiện thực hiện mà phải xây dựng tới 24 trường ở các quận, huyện?”, vị này băn khoăn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong một cuộc họp giữa các trường trong cụm về đề án xây dựng trường tiên tiến mới đây, Phòng GD&ĐT quận 9 đưa ra lộ trình thực hiện khá lý tưởng. Theo đó, phòng sẽ chọn Trường THCS Hoa Lư và Trường Tiểu học Lê Văn Việt làm thí điểm, với lộ trình năm học 2016-2017 tuyển 2.000 em, đến năm 2019-2020 giảm xuống còn 1.700 em để đáp ứng yêu cầu chuẩn sĩ số. Về học phí, Trường THCS Hoa Lư sẽ thu 1,5 triệu đồng/tháng, còn các khoản bán trú thu theo thỏa thuận.
Nhận xét về đề án của Trường THCS Hoa Lư, một chuyên gia giáo dục phổ thông cho rằng, nếu chiếu theo phương án này, trong vòng 4 năm, 300 học sinh bị giảm sĩ số sẽ học ở đâu, trường nào đảm nhận? Hơn nữa, tiêu chí về đề án trường tiên tiến không đặt chuẩn đầu vào mà chỉ cần đáp ứng khả năng tài chính là học sinh được tuyển vào nên chưa thỏa đáng.
Ông Phạm Xuân Đông, Trưởng Phòng GD&ĐT quận 7, cho hay, ông vẫn còn băn khoăn về chuẩn đầu ra của học sinh các trường theo mô hình tiên tiến. Học sinh theo mô hình này so với trường bình thường ra sao bởi lâu nay, việc xét tốt nghiệp vẫn theo các tiêu chí của Bộ GD&ĐT quy định?
Chỉ nhắm vào tiêu chí thu tiền cao
Video đang HOT
Một chuyên gia giáo dục nhận xét: “Tôi có đọc về các tiêu chí của mô hình trường tiên tiến nhưng nếu chỉ như thế thì vẫn chưa thuyết phục. Đơn cử, dựa vào tiêu chí nào thì gọi là tiên tiến hay mới chỉ lấy chuẩn cao hơn trường chuẩn quốc gia một bậc?
Những tiêu chí chung chung như sĩ số, học sinh được thực hành thế nào, đáp ứng chuẩn kỹ năng ra sao… mà đề án đưa ra mới chỉ là cảm tính, dựa trên cơ sở khoa học nào để đánh giá, công nhận? Nếu lấy chuẩn đó mà thu tiền cao hơn thì mới chỉ là những tiêu chí nhắm vào kinh tế”.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, nhận định, trong xu thế hội nhập, việc xây dựng trường tiên tiến, chất lượng cao theo chuẩn quốc tế với các tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên, học sinh là mong muốn tốt. Tuy nhiên, cần có những bước đi phù hợp, nhất là khi một số quận, huyện đang phải lo bảo đảm đủ chỗ học cho tất cả học sinh trong độ tuổi đến trường.
“Giáo dục cũng không thể cũ mãi, dàn hàng ngang để phát triển. Vì thế, trước những đổi mới luôn có những băn khoăn. Vấn đề là các trường khi chuyển đổi mô hình thành trường tiên tiến thì cần cụ thể hóa các mục tiêu, tiêu chuẩn như thế nào để phụ huynh, dư luận thấy được lợi ích thiết thực”, ông Ngai bày tỏ.
Không nên đốt cháy giai đoạn
Ông Nguyễn Văn Ngai cho biết, mô hình trường tiên tiến đã thực hiện ở 3 trường THPT là Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Nguyễn Hiền. Trong quá trình thực hiện, có trường thuận lợi nhưng cũng có trường gặp khó khăn. Khó khăn, thuận lợi thế nào cũng cần tổng kết để có kinh nghiệm thực hiện ở các trường khác, cấp học khác.
Thí điểm cần sự thận trọng, cần có những đánh giá trung thực, khách quan về tất cả tiêu chuẩn của một trường tiên tiến – bao gồm cả cơ sở vật chất, giáo viên, học sinh, đầu vào, đầu ra… – có phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT không?
Trường nào chưa đủ điều kiện thì cho thêm lộ trình, thời gian. Không nên vì quá mong muốn một trường học lý tưởng mà đốt cháy giai đoạn, dẫn đến tình trạng “chín ép”, làm mất ý tưởng tốt đẹp của mô hình.
Theo Đặng Trinh/Người Lao Động
Người phụ nữ giành hai giải Nobel từng muốn làm giáo viên
Marie Curie là người đầu tiên giành hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, bà du học Pháp với dự định theo đuổi nghề sư phạm thay vì cống hiến cho ngành khoa học.
Marie Curie (1867 - 1934) là một nhà Vật lý và Hóa học người Ban Lan - Pháp. Bà nổi tiếng qua những nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Nữ khoa học gia cũng là người đầu tiên trên thế giới nhận hai giải Noble trong hai lĩnh vực khác nhau, Vật lý và Hóa học.
Marie Curie, tên khai sinh là Maria Sklodowska, sinh ngày 7/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan trong một gia đình có 5 người con, theo Biography.
Marie Curie năm 16 tuổi. Ảnh: The Famous People.
Marie trưởng thành trong môi trường trí thức. Bố mẹ bà đều là những giáo viên đáng kính. Bố bà, ông Wladyslaw, tốt nghiệp Đại học Saint Petersburg, dạy Toán và Vật lý tại một trường trung học công lập đồng thời là giám đốc hai trường trung học nam sinh ở Warsaw. Mẹ bà, Bronislawa, điều hành một trường dân lập nội trú dành cho nữ sinh.
Tuy nhiên, gia đình bà không mấy khá giả. Họ rơi vào khó khăn sau khi chị cả của Marie qua đời vì sốt phát ban năm 1876 và bà Bronislawa chết năm 1878 vì bệnh lao.
Thuở nhỏ, chủ nhân hai giải Nobel rất thông minh. Bà biết đọc khi mới 4 tuổi. Marie thường đi theo bố và sớm bộc lộ hứng thú với hai môn Toán, Vật lý.
Sau khi tốt nghiệp trường nội trú J. Sikorska, bà theo học một trường trung học nữ sinh.
Thời còn đi học, Marie rất chăm chỉ. Bà luôn luôn đứng đầu lớp với thành tích xuất sắc. Tuy nhiên, nữ khoa học gia không thấy vui vì thời đó, Nga chiếm đóng Ba Lan và cấm người dân đọc, viết tiếng Ba Lan.
Gia đình họ gặp nhiều biến cố. Đầu tiên, bố bà bị đuổi việc, gia đình buộc phải chuyển đến một khu tập thể. Sau cái chết của chị gái và mẹ, Marie càng ra sức học tập. Nhiều lần, bà còn quên cả ăn, ngủ.
Năm 1883, Marie tốt nghiệp trung học với huy chương vàng, tấm bằng danh dự cao nhất. Tuy nhiên, bà không thể trúng tuyển vào Đại học Warsaw vì trường chỉ tuyển nam sinh. Điều kiện kinh tế gia đình cũng khiến bà không đủ khả năng theo học trường khác.
Cả Marie và chị gái Bronya đều muốn du học Pháp. Cuối cùng, họ thống nhất, Marie hoãn dự định du học, kiếm việc làm để hỗ trợ việc học cho Bronya tại Đại học Y ở Paris. Đổi lại, sau khi tốt nghiệp, Bronya sẽ nuôi Marie ăn học.
Trong khoảng thời gian này, nữ khoa học gia nhận công việc gia sư cho một số gia đình ở Ba Lan tiếp tục tự học. Khi rảnh rỗi, Marie theo học Đại học Floating, một trường bí mật nhằm tạo cơ hội học lên cao hơn cho phụ nữ. Tuy nhiên, bà vẫn không từ bỏ ước mơ du học Pháp.
Đầu năm 1890, Bronya mời Marie sang Paris nhưng mà từ chối vì chưa kiếm đủ tiền học đại học.
Sau hơn một năm dành dụm và nhận thêm sự trợ giúp từ bố, năm 1891, Marie sang Pháp, học Toán và Vật lý tại Sorbonne, đại học danh tiếng nhất Paris. Đây cũng là thời điểm bà bắt đầu sử dụng tên Marie thay cho tên Maria lúc khai sinh. Bà dự định kiếm một tấm bằng sư phạm rồi trở lại Ba Lan.
Marie Curie là người đầu tiên (trong số hai người) giành hai giải Nobel ở hai lĩnh vực. Ảnh: Bioraphy.
Với nguồn trợ cấp tài chính ít ỏi, chủ nhân hai giải Nobel phải làm gia sư để đảm bảo chi phí học tập, sinh hoạt. Marie phải trải qua cuộc sống vô cùng thiếu thốn. Bà lao vào học tập, nghiên cứu, cố gắng trụ lại Paris với những bữa ăn chỉ có bánh mỳ và trà. Chế độ ăn uống kham khổ khiến bà đau ốm nhiều lần.
Năm 1893, Marie nhận bằng Thạc sĩ Vật lý và là một trong những sinh viên đứng đầu khóa học. Một năm sau, bà nhận thêm bằng Toán học. Năm 1894, bà hoàn thành bằng Thạc sĩ Hóa học ở tuổi 27.
Nhờ thành tích nổi trội, bà được nhận tài trợ để nghiên cứu về các loại thép và tính từ của chúng. Công việc yêu cầu bà cần có phòng thí nghiệm để làm việc. Một đồng nghiệp giới thiệu Marie với nhà Vật lý người Pháp Pierre Curie.
Họ bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Ban đầu, Marie từ chối lời cầu hôn của Pierre vì bà vẫn muốn trở lại quê hương. Tuy nhiên, Pierre cho biết, ông sẵn sàng cùng bà chuyển đến Ba Lan dù như vậy, ông phải từ bỏ sự nghiệp khoa học và chấp nhận công việc dạy tiếng Pháp.
Mùa hè năm 1894, Marie trở lại Ba Lan, ứng tuyển vào Đại học Krakow nhưng bị từ chối vì họ không nhận phụ nữ.
Pierre thuyết phục bà quay lại Paris, học lên tiến sĩ. Bản thân ông cũng nhận chức danh giáo sư.
Năm 1903, Marie Curie nhận bằng Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Paris. Năm này, vợ chồng bà cùng nhận Nobel Vật lý. Gia đình họ trở nên nổi tiếng. Marie là phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng danh giá này,Nobelprize.org cho hay.
Bà tiếp tục theo đuổi và cống hiến cho sự nghiệp khoa học bên cạnh việc chăm sóc gia đình. Năm 1906, Pierre gặp tai nạn và qua đời. Sau này, nhiều người đoán, ông không thể sống sót vì sức khỏe của ông đã suy giảm nhiều do thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ.
Đây là cú sốc lớn đối với Marie. Tuy nhiên, bà không từ bỏ khoa học. Sau khi tiếp quản phòng thí nghiệm của chồng, Marie trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở Sorbonne.
Năm 1911, bà giành giải Nobel thứ hai, trở thành người đầu tiên trên thế giới nhận giải Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau.
Theo Zing
Học trò hay thầy cô, cha mẹ thi? Tôi đang nói đến những kỳ thi trên mạng - Olympic toán và IOE (Olympic tiếng Anh). Phải công nhận việc công nghệ hóa những bài tập kích thích trẻ nhiều lắm. Những bài tập toán có hình ảnh động, âm thanh... Còn bài tập tiếng Anh cũng thế, hình ảnh rất trực quan, sinh động, đặc biệt các em được nghe chính...