Gan lợn giúp chữa ù tai, khô mắt
Thịt có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọi là chất chiết xuất. Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàu photpho…
Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị hơi chua, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng cao, giúp phục hồi sức khoẻ cho người ốm. Một số thành phần của thịt lợn có thể chữa bệnh.
Chữa tắc kinh: Lấy 2 móng chân từ chân giò lợn, nướng vàng, 30g lá ngải cứu rửa sạch, 10g đường đỏ, sắc lấy 150ml nước thuốc, uống 2 lần lúc đói, uống liên tục 7 ngày, trước kỳ kinh 13 ngày.
Video đang HOT
Chữa băng huyết: Thịt lợn nạc 100g Mộc nhĩ mọc ở cây dâu 60g Đường đỏ 20g. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ, mộc nhĩ cây dâu ngâm nước ấm, thái nhỏ trộn đều với đường, thịt lợn nạc đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.
Chữa ít sữa sau khi đẻ: Chân giò lợn 500g, lạc nhân 60g, đậu tương 50g. Chân giò lợn làm sạch, nướng vàng chặt miếng, ninh cùng lạc, đậu tương, khi nhừ cho sản phụ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày, có thể thêm ít muối cho vừa miệng.
Óc lợn (Trư tâm): Vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ tâm, bổ huyết, ích khí, an thần Trị kinh giản, thương phong, suy nhược thần kinh và cơ thể. Theo sách “Chứng trị yếu quyết”, dùng tim lợn đực (1 quả) cùng nhân sâm và đương quy (mỗi thứ 10g) đem luộc lên ăn, sẽ đặc trị bệnh mất ngủ, chứng ra mồ hôi trộm.
Chữa đái dầm: Bong bóng lợn 1 cái, ích trí nhân 15g. Đem ninh nhừ lấy 150ml nước thuốc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu: Thịt lợn nạc 100g, mướp đắng 120g ninh nhừ chia 3 lần ăn trong ngày ăn liền 3 – 5 ngày.
Chữa vàng da: Thịt lợn nạc 100g, rễ thanh hao 100g, đường đỏ 30g. Làm sạch thịt, thái miếng, cho cùng với thuốc, 450ml đun sôi, còn 250ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng thuốc trong 7 ngày.
Chữa đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thị lực, khô mắt: Gan lợn 500g, huyền sâm 60g, đem huyền sâm nấu lấy nước Đem gan và nước huyền sâm thêm muối gia vị nấu tiếp, đun nhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ cho thêm dầu thơm đảo đều.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Dùng xương sống lợn (12 đốt), đại táo (49 quả), liên nhục (49 hạt), chích cam thảo (60g), mộc hương (6g), tất cả cho vào 5 bát nước, sắc lấy khoảng 3 bát uống trong một ngày.
Theo PNO
Huyết áp thấp do đâu?
Tôi hay bị chóng mặt, nhất là khi ngồi xuống đứng dậy, đi khám được biết bị huyết áp thấp. Do đâu tôi bị huyết áp thấp, phòng bệnh cách nào ?
Gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg. Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp; bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm...; các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B12, sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau... đều dẫn đến huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh là: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước. Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc... Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Theo PNO
Bị lạnh, coi chừng... điếc Hôm qua tôi đi siêu thị mua đồ dùng và thực phẩm cho cả tuần. Vào gian hàng thịt, nhiệt độ ở gian này không biết bao nhiêu mà lạnh quá, lạnh đến ù cả tai nên tôi lấy đại một gói thịt rồi ra ngay. Cũng may là người trong nghề y, tôi liền xoa hai tai nóng lên cho đến lúc...