Gần 60.000 người nhiễm nCoV ở Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á ghi nhận thêm 1.087 người nhiễm và 26 người chết do nCoV, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 59.748 và 1.909.
Singapore, vùng dịch lớn nhất khu vực, báo cáo thêm 486 ca nhiễm mới nCoV. Đây là mức tăng thấp nhất trong một tuần qua, nhưng Bộ Y tế Singapore cho biết nguyên nhân là số xét nghiệm giảm xuống sau khi một phòng thí nghiệm phải điều chỉnh thiết bị do ghi nhận tới 33 kết quả dương tính giả.
Số người chết vì Covid-19 tại Singapore vẫn là 20, không tăng so với hôm qua, trong khi số ca hồi phục tăng từ 2.296 người lên 2.721.
Lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một ga tàu gần thủ đô Jakarta, Indonesia, hôm 11/5. Ảnh: Reuters.
Indonesia hiện ghi nhận tổng cộng 14.265 người nhiễm, tăng 233 ca so với 24 giờ trước đó. Nước này cũng báo cáo thêm 18 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 991, trong khi 2.881 người đã hồi phục
Philippines ghi nhận thêm 292 ca nhiễm và 7 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 11.086 và 726.
Malaysia ghi nhận thêm 70 ca nhiễm mới nCoV, nâng tổng số người nhiễm toàn quốc lên 6.726, trong đó 109 người đã chết, tăng một trường hợp so với hôm qua.
Video đang HOT
Thái Lan phát hiện thêm 6 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 3.015 người, đánh dấu ngày thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm mới dưới 10. Nước này không ghi nhận ca tử vong mới, tổng số người chết do Covid-19 vẫn là 56.
Tình hình dịch bệnh tại những nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á không có nhiều biến động. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào là những nước chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Quy định giãn cách ngăn Covid-19 trên thế giới
Phân chia vị trí, giảm số chỗ ngồi là các biện pháp được các nước áp dụng ngăn Covid-19 tái bùng phát sau khi nới phong tỏa.
Khách hàng đứng chờ thanh toán tại các vị trí đã được đánh dấu sẵn cách nhau hai mét ở một siêu thị tại thủ đô Riyadh, Arab Saudi, hôm 2/5, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Một nhà vệ sinh tại một trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc M20 ở thành phố Maidstone, Anh, hồi tháng 3 dùng túi nilon bọc một số bệ tiểu để người sử dụng đứng cách xa nhau.
Ngân hàng MUFG ở chi nhánh Higashinakano, Tokyo, dựng các tấm nhựa cao chắn quầy giao dịch và yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn hôm 24/4.
Tàu điện ngầm ở thành phố Nice, Pháp, đánh dấu vị trí đứng và cấm ngồi ở một số ghế nhằm buộc hành khách duy trì khoảng cách hôm 6/5.
Phố đi bộ ở Aalborg, Đan Mạch, hôm 4/5 với đường kẻ vàng chia tách người qua lại.
Một nhà hàng ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan, hôm 5/5 gây chú ý khi lắp đặt các "nhà kính cách ly" để thực khách ăn tối riêng biệt.
Phần lớn bàn ghế trong quán cà phê Starbucks ở Hong Kong bị dán băng dính để giảm lượng khách hôm 2/4.
Tranh in hình khán giả được chăng trên khán đài để thay thế người thật tại các trận bóng bầu dục không khán giả ở Incheon, Hàn Quốc, hôm 5/5.
Thành phố Milan, Italy, chuyển làn ôtô trước đây thành làn dành cho xe đạp và người đi bộ, phân chia bằng cách vạch trắng để đảm bảo khoảng cách.
Quán cà phê ở Bangkok, Thái Lan, lắp hệ thống ròng rọc chuyển hàng cho khách để tránh tiếp xúc hôm 20/3.
Người dân xếp hàng cách xa nhau tại một điểm "ATM gạo" ở thủ đô Jakarta, Indonesia hôm 4/5.
Indonesia hoãn dời đô vì Covid-19 Indonesia hoãn thực hiện dự án di dời thủ đô trị giá 33 tỷ USD để tập trung nguồn lực đối phó Covid-19. Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo năm ngoái công bố kế hoạch trị giá 33 tỷ USD nhằm dời thủ đô hành chính đến tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo vào năm 2024 nhằm giảm gánh nặng cho Jakarta,...