Gần 60 trường cao đẳng kém chất lượng
Tại hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường cao đẳng diễn ra ngày 25-26/11 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT thống kê có 56 trường cao đẳng đạt dưới 5 điểm, cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của các trường chưa tốt.
Nhiều trường cao đẳng bị điểm 0 về tiêu chuẩn đào tạo
Năm học 2009 – 2010, Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT đã đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục của 224 trường cao đẳng. Cho thấy, các trường đạt điểm từ 7 điểm trở lên là 108 trường chiếm (48,2%), những trường này hầu là đều đã có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, đã tích cực triển khai công tác tự đánh giá và hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Đây cũng là nhóm những trường đã quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho đội ngũ hoạt động về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Những trường này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, trong cuộc khảo sát này có 56 trường đạt dưới 5 điểm (chiếm 25%), xét trong tương quan chung điểm số thi đua các trường, mức điểm như vậy là thấp. Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định cho biết: Điểm số trên cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của trường chưa tốt. Đây là những trường chưa triển khai công tác tự đánh giá và chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiến độ quy định của Bộ GD-ĐT, có tới 50/56 trường chưa có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.
Video đang HOT
(ảnh minh họa)
Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cũng cho hay, các văn bản yêu cầu triển khai hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ được phổ biến rộng rãi nhưng báo cáo thực hiện của các trường gửi về Bộ chậm, thiếu và rất nhiều trường không gửi nên Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục không có cơ sở để chấm điểm và đành phải cho điểm 0 ở nhiều tiêu chuẩn. Các trường gửi bản tự đánh giá cho điểm thi đua về Cục chỉ có 107 trường.
Nhận xét về việc tự chấm của các trường. Trong số 107 trường tự đánh giá và cho điểm gửi về Bộ chỉ có 11 trường có kết quả chấm bằng Bộ chấm. 27 trường kết quả chấm thấp hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 3,5 điểm; 69 trường có kết quả chấp cao hơn Bộ chấm, trường chênh cao nhất tới 5,5 điểm.
Nguyên nhân chấm chênh lệch giữa Bộ với các trường là do những trường này chưa hiểu rõ nội hàm từng tiêu chuẩn, tiêu chí, ví dụ trường coi thành lập được Hội đồng tự đánh giá cũng là thành lập được đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng… hoặc tự đánh giá chưa chính xác, cho điểm tối đa đối với cả những việc trường chưa làm hoặc làm chưa tốt, ví dụ có trường website không hoạt động vẫn cho tiêu chuẩn 5 điểm đạt điểm tối đa, hoặc có tham gia tập huấn về nghiệp vụ nhưng bỏ về giữa chừng vẫn cho đủ điểm ở tiêu chuẩn 3…
Đề nghị công khai danh sách các trường không đảm bảo chất lượng
Tại hội nghị, Tiến sĩ Bùi Thị Việt, Trưởng Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường cao đẳng Sư phạm TƯ TPHCM đề nghị: “Bộ GD-ĐT cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm định giữa kỳ, đánh giá chương trình đào tạo và văn bản hướng dẫn sử dụng kết quả đánh giá trong bình xét thi đua hàng năm. Đặc biệt, cần có kế hoạch rõ ràng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Cần có biện pháp, chế tài cho các đơn vị thực hiện nghiêm/không nghiêm trong kiểm định chất lượng, bởi có một số cán bộ giáo viên không nhận thấy lợi ích của công tác này”.
Đại diện trường CĐ Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà Nội kiến nghị với Bộ xem xét một số tiêu chí quá cao đối với các trường hiện nay như đủ diện tích, chỗ làm việc cho tất cả cán bộ, giảng viên.
Còn Tiến sĩ Huỳnh Thanh Nhã, hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, cho rằng Bộ cần tăng cường hướng dẫn, mở nhiều lớp tập huấn và có chỉ đạo thường xuyên để các trường sớm hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Thành lập các tổ chức chuyên nghiệp, minh bạch để triển khai công tác đánh giá ngoài đối các trường đã hoàn chỉnh tự đánh giá chất lượng.
Đại diện Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình đề nghị Bộ công khai kết quả kiểm định chất lượng của các trường để xã hội biết làm cơ sở quyết định lựa chọn trường để học tập. Bộ cũng cần có kế hoạch dài hạn, có giải pháp cụ thể để tuyên truyền cho xã hội hiểu và ủng hộ chủ trương kiểm định chất lượng giáo dục. Chỉ trên cơ sở được sự đồng thuận của xã hội, công tác kiểm định chất lượng giáo dục mới thực sự phát huy hiệu quả cao nhất.
Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2010 – 2011, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá cho điểm để đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ vận dụng cho các trường trong việc tự chấm, giảm đến mức tối đa sự chênh lệch kết quả chất giữa Bộ và trường.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
"Báo động đỏ" ở thư viện trường đại học, cao đẳng
Thư viện nhiều trường đại học, cao đẳng đang ở tình trạng "báo động đỏ" với cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp, giáo trình thư viện quá cũ không đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên.
Khi các trường đại học, cao đẳng chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ, chú trọng việc tự học và nghiên cứu của sinh viên, vai trò của thư viện được nâng cao rõ rệt. Sinh viên đến thư viện trường tìm tài liệu nhiều hơn so với trước.
Nhưng theo ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ Giáo dục-Đào tạo, thực trạng cơ sở vật chất, giáo trình của thư viện nhiều trường hiện nay đã không thể đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng viên, sinh viên học tập và nghiên cứu.
Và ngược lại, chính sinh viên lại chưa đủ khả năng tiếp cận với giáo trình mới. Tình trạng thư viện "lão hóa, giáo trình "mọc râu" không còn xa lạ đối với không ít sinh viên nhiều trường cao đẳng và đại học.
Sinh viên Đại học Mỏ-Địa chất Nguyễn Đình Mạnh bày tỏ: "Có những giáo trình ở thư viện khoa và trường gần như không thể sử dụng vì quá "nát" về hình thức (giáo trình nhập về từ những năm 1970, 1980). Mình có hỏi thủ thư, chỉ biết là quyển đó họ không xuất bản nữa. Nhiều giáo trình "hiếm," sinh viên muốn mượn phải tiếp cận với những giáo sư, phó giáo sư."
Một góc của thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên-Huế.
Ca thán về giáo trình cũ, không cập nhật cái mới là chuyện xưa, thư viện nhà trường được sinh viên thời nay coi là nơi... giải trí, thậm chí là nơi ngủ. Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Kiên, Hiệu trưởng Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội cho biết với đặc thù là trường đào tạo kỹ thuật đa chuyên ngành thuộc các lĩnh vực về mỏ, địa chất, dầu khí, trắc địa-bản đồ, cơ điện..., sách báo tiếng Việt, tiếng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng.
Mặt khác, do hạn hẹp về kinh phí nên nhiều loại sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu còn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chất lượng phục vụ cho cán bộ, giáo viên, sinh viên nghiên cứu thấp, không đáp ứng được yêu cầu.
Một số thư viện tại các khoa gần như không hoạt động, thiếu sự liên kết với thư viện trường. Nhà trường chưa có cơ sở xuất bản các tài liệu nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu cho cán bộ, giáo viên cũng như sinh viên. Trớ trêu hơn khi giáo trình mới nhập về bằng tiếng Anh để phục vụ việc nghiên cứu nhưng sinh viên... "khó nhằn,", ông Kiên cho biết thêm.
Một thủ thư ở Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Quốc gia Hà Nội, tiết lộ : "một số giáo trình mới nhập về nhưng được rất ít sinh viên động tới, do không đủ trình độ tiếng Anh. Vì vậy, giáo trình vẫn còn mới nguyên trên kệ."
Trong đợt khảo sát quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở gần 200 trường đại học, cao đẳng về cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tỷ lệ trường có thư viện truyền thống là 87%, đồng nghĩa với việc13% trường không có thư viện. Đây là tình trạng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam, trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, trái tim của một trường đại học.
Ông Trần Duy Tạo cho biết mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên còn rất thấp, trung bình 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Trong khi trung bình mỗi thư viện đều được đầu tư 536,9 triệu đồng/năm để bổ sung tư liệu, tăng cường cơ sở vật chất."
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng trường có thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và thu hút được đội ngũ giảng viên, sinh viên còn rất ít. Nhìn chung các thư viện hiện tại còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về nguồn tư liệu, sức hút đối với giảng viên và sinh viên thấp.
Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu, tìm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên, nhất là khi các trường chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ.
Theo Vietnam Plus
Hai nghịch lý của tuyển sinh cao đẳng Với phương thức thi "3 chung", các trường CĐ giảm được nhiều gánh nặng, nhất là khâu ra đề thi. Tuy nhiên, sự tồn tại của hình thức thi này cũng khiến nhiều trường CĐ "long đong" ngay cả trong khâu xét tuyển lẫn trong khâu gọi thí sinh nhập học. Khó tuyển nhưng vẫn "kiêu" Bắt đầu từ năm 2008, Bộ GD-ĐT...