Gần 530.000 ha cây trồng cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
Chiều 21/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2015-2022 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, kế hoạch đã vượt mục tiêu đặt ra, nhưng quan trọng hơn là đã tạo được sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ sản xuất, hợp tác xã… Kế hoạch đã đặt nền móng đầu tiên để từ đó tưới tiết kiệm nước có bước đi không chỉ còn là mong muốn, định hướng mà là hành động hiện thực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng chỉ ra, trong tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thì từ lãnh đạo và người dân vẫn còn tư tưởng thừa nước nên chưa có sự đầu tư rốt ráo và bài bản. Trong 5 năm qua, có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước, nhưng một số chính sách hỗ trợ, khuyến kích người dân, doanh nghiệp đầu tư còn rất thấp. Nhiều địa phương còn chưa tập trung nguồn lực, sự quan tâm cho vấn đề này.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho rằng, tưới tiết kiệm không thể làm theo cách đầu tư mô hình rồi nhân rộng, bởi cách làm này cần nguồn kinh phí lớn từ ngân sách nhà nước; khi mô hình kết thúc sẽ rất dễ tan vỡ. Chính vì vậy, thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của các thành phần kinh tế; tạo được cơ chế để người sản xuất thay đổi nhận thức, từ đó, có sự quan tâm, đầu tư phát triển xứng tầm.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, đến năm 2020, diện tích cây trồng có tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cả nước đạt khoảng 529.000 ha, vượt khoảng 6% so với mục tiêu kế hoạch.
Hầu hết các tỉnh, thành phố đã có áp dụng tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. Vùng phát triển tưới tiết kiệm nước mạnh như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… Có 12 tỉnh đứng đầu là Tây Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng, Gia Lai, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Thuận…
Công nghệ được ứng dụng chính là tưới phun mưa chiếm 82%, tưới nhỏ giọt chiếm 17%, nhà kính, nhà lưới chiếm 1%.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao với sự kết hợp và ứng dụng đồng bộ giữa công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các công nghệ khác như: giống, sinh học, vật liệu mới, thông tin,… cơ giới hóa, tự động hóa làm một trong những hướng đi chính.
Ngày càng nhiều hợp tác xã nông nghiệp quan tâm, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp, với gần 700 hợp tác xã. Ngày càng nhiều hộ nông dân mạnh dạn, chủ động đầu tư, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, ước tính có hàng trăm nghìn hộ gia đình áp dụng. Phần lớn diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đạt được ở trên là do người dân tự đầu tư, áp dụng.
Video đang HOT
Việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giúp tăng năng suất cây trồng từ 10 – 15%; giảm chi phí công lao động để tưới và chăm sóc từ 10 – 90%; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua tăng mức độ tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm từ 3 – 60%. Qua đó, góp phần tăng hiệu quả canh tác nông nghiệp từ 10 – 30%, nâng cao thu nhập cho nông dân từ 10 – 50%.
Ông Lương Văn Anh cũng cho rằng, mặc dù đạt được vượt mục tiêu kế hoạch đặt ra, nhưng kế hoạch chưa thu hút được sự vào cuộc mạnh mẽ của khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã. Số lượng doanh nghiệp quan tâm ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước còn hạn chế; giá thành công nghệ, thiết bị tưới còn cao so với thu nhập của phần lớn người dân, trong khi thị trường tiêu thụ còn nhiều bất ổn, chưa hình thành được các chuỗi sản xuất ổn định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt từ 700.000 – 800.000 ha, tương ứng khoảng 30% diện tích cây trồng cạn. Qua đó, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, giảm lượng nước tưới, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước.
Để đạt mục tiêu trên, ông Lương Văn Anh cho biết, ngành tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho các cây trồng cạn chủ lức, có lợi thế, có thị trường theo vùng, miền; ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, phục vụ nhân rộng mô hình; ban hành các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu, mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
Ninh Thuận: Trên vùng đất khô cằn nông dân vẫn trồng thứ "rau vua" thu tiền tỷ nhờ một "cây đũa thần"
Nhờ áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ít bị ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm khi xảy ra thời tiết bất lợi, nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn, nhiều nông dân Ninh Thuận đã thu hàng trăm triệu đồng/năm nhờ trồng măng tây xanh.
Nông dân Tiền Giang, Ninh Thuận tránh hạn hán, xâm nhập mặn nhờ tưới tiến tiến, tiết kiệm nước
Tỉnh Tiền Giang có tổng diện tích canh tác trồng cây trên cạn khoảng 109.000ha (cây ăn trái 79.000ha, cây lâu năm 19.000ha, cây rau màu 7.400ha, cỏ 3,100ha).
Diện tích áp dụng biện pháp tưới truyền thống là 88ha, chiếm 80,8%. Trong khi diện tích áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 21.000ha, chiếm 19,2%. So với năm 2015 diện tích cây trồng trên cạn được tưới tiết kiệm nước tăng 17.000ha.
Tỉnh Tiền Giang có 18 HTX tham gia áp dụng tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm với tổng diện tích 381ha cho một số loại cây ăn quả và rau màu các loại.
Hệ thống ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước của HTX Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang áp dụng trong trồng măng tây xanh. Ảnh: Thanh Vân
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt như tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là giải quyết được phần nào việc thiếu nước trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt như hiện nay.
Đối với sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng tăng từ 10 - 50%; chi phí công lao động để tưới và chăm sóc giảm từ 20 - 30%; đối với sử dụng tài nguyên nước thì lượng nước tiết kiệm so với tưới truyền thống từ 20 - 40%; hiệu quả đóng góp vào thu nhập của người dân, doanh nghiệp tăng từ 20 - 40% so với không áp dụng.
Ông Mẫn cho biết, việc áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ít bị ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm khi xảy ra thời tiết bất lợi, nắng nóng, hạn hán kéo dài. Đặc biệt vào các năm hạn mặn lịch sử như 2016, 2020.
Với việc trồng măng tây xanh kết hợp với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đã mang lại thu nhập cao cho thành viên HTX Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú. Ảnh: Thanh Vân
HTX Dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú, ở xã An Hải (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là một trong những đơn vị ứng dụng hiệu quả mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho măng tây gắn với liên kết sản xuất cánh đồng lớn trên vùng đất cát khô cằn.
Ông Hùng Ky, Giám đốc HTX Dịch vụ Tuấn Tú cho biết, qua thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương là 35ha và đã mang lại hiệu quả rất cao.
Trong đó, tiết kiệm công lao động, nhiên liệu, năng lượng điện, giữ độ ẩm cho đất thường xuyên, môi trường tự nhiên và tiết kiệm phân bón, thuốc BVTV...
Chị La Thị Hoa, thành viên HTX cho hay, gia đình chị là một hộ nghèo của thôn. Nhưng khi tham gia HTX và thực hiện tưới nước tiết kiệm bước đầu trồng 1 sào đất thu được 837kg. Đến nay, chị đã trồng được 2,5 sào măng tây; sản lượng năm 2020 thu về hơn 3 tấn, thu nhập 122 triệu đồng.
Và rất nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định trong vòng 2 năm, có những hộ xây nhà khang trang như: gia đình chị Báo Thị Úc, Châu Nga, Kiều Thị Số...
"Việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây măng tây xanh có hiệu quả cao so với các hộ chưa áp dụng tưới tiết kiệm khoảng 40 - 50% chi phí, doanh thu của HTX tăng từ 30 - 40%/năm", ông Hùng Ky chia sẻ.
Năm 2025: 800.000ha cây trồng trên cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), sau 5 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn giai đoạn 2015 - 2020, đến thời điểm hiện tại, có gần 530.000ha cây trồng trên cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, vượt khoảng 30.000ha so với mục tiêu đề ra và tăng 4,5 lần so với 2015.
Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn giai đoạn 2015 - 2020, ngày 21/12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn giai đoạn 2015 - 2020, ngày 21/12. Ảnh: Minh Ngọc
Trong 5 năm triển khai kế hoạch hành động, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn.
Các vùng phát triển mạnh mẽ gồm Đông Nam Bộ 181.000ha; Tây Nguyên 142.000ha; ĐBSCL 111.000ha; Nam Trung Bộ 44.000ha; Bắc Trung Bộ 9.000ha.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hiệp, giai đoạn này chúng ta vẫn chủ yếu là xây dựng các mô hình, khả năng thực hiện, triển khai thực hiện không được nhiều dẫn tới thiếu nguồn lực, có những nơi đủ nguồn lực thì triển khai chưa bài bản, bên cạnh đó còn một số địa phương đầu tư kinh phí cho việc này.
Để giai đoạn 2021 - 2025 đạt được mục tiêu tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt từ 700.000 - 800.000ha cây trồng trên cạn (khoảng 30% diện tích) ông Hiệp đề nghị Tổng cục Thủy lợi quyết liệt triển các giải pháp, không thể dừng lại ở việc tiếp tục đầu tư xây dựng các mô hình, nếu tiếp tục làm như vậy chúng ta sẽ thất bại.
"Riêng tưới tiên tiến, tiết kiệm không thể làm mô hình rồi triển khai nhân rộng, vì khi hết kinh phí có thể mô hình sẽ tan", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Đồng bằng sông Cửu Long: Chuyển đổi cây trồng hiệu quả nhưng chưa bền vững Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ đầu năm 2021 đến nay, diện tích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (BSCL) tăng nhanh, ước đạt 70.927ha. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã giúp nông dân sử dụng nước tiết kiệm và mang lại lợi nhuận cao,...