Gần 43.000 bài giảng tham gia Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử lần thứ 5
Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến hoàn toàn, từ 42.983 bài giảng tham gia dự thi, Ban Tổ chức đã quyết định trao thưởng cho 213 bài giảng với 12 Giải Nhất, 25 Giải Nhì, 29 Giải Ba, 40 Giải Khuyến khích, 6 Giải ý tưởng sảng tạo và 100 giải phong trào.
Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Việt Nam 10/10 và hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày 08/10, Bộ GDĐT đã tổng kết, trao giải Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021. Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì chỉ đạo, Cục CNTT (Bộ GDĐT) chủ trì tổ chức buổi lễ.
Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021 do Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Hệ tri thức Việt số hóa ( itrithuc) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức. Tiền thân là Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng elearning do Bộ GDĐT chủ trì tổ chức từ năm 2010, đây là lần thứ 5 Cuộc thi được tổ chức.
Cuộc thi nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành GDĐT, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong giáo viên, nhà trường, đồng thời tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của nhà giáo góp phần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy.
BTC trao tặng giải thưởng
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Cuộc thi có ý nghĩa thiết thực triển khai lộ trình chuyển đổi số ngành GDĐT theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số GDĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Video đang HOT
Đây là năm đầu tiên Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến hoàn toàn và các bài giảng lớp 1, lớp 2, lớp 6 được soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặc dù vậy số lượng sản phẩm dự thi cao gấp nhiều lần các cuộc thi trước với 42.983 bài giảng (cuộc thi lần thứ 4 chỉ có khoảng 9.000 sản phẩm dự thi); số lượng sản phẩm soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chiếm 25%.
Trên cơ sở nguồn kinh phí trao giải và thực tế số lượng bài dự thi, Ban Tổ chức đã quyết định trao thưởng cho 213 bài giảng. Trong đó, có 12 Giải Nhất, 25 Giải Nhì, 29 Giải Ba, 40 Giải Khuyến khích, 6 Giải ý tưởng sảng tạo và 100 giải phong trào.
Ban Tổ chức cũng đã lựa chọn được 2.130 bài giảng (bao gồm cả 213 bài giảng được giải) đưa lên kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành để chia sẻ với các nhà trường, giáo viên, học sinh trên cả nước tại địa chỉ igiaoduc.vn. Từ nhiều năm trước, Kho học liệu này đã được giới thiệu đến tất cả các địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh trên toàn quốc để khai thác hiệu quả, đặc biệt trong thời gian dịch Covid bùng phát, học sinh không được đến trường.
Trong thời gian tới, ngành GDĐT tiếp tục cập nhật, bổ sung làm giàu kho học liệu này, đáp ứng nhu cầu học tập không chỉ trong ngành GDĐT mà cho toàn xã hội cùng khai thác, sử dụng.
Trường học bị 'ném đá' vì thông báo học quân sự online
Kế hoạch tổ chức khóa học quân sự online cho sinh viên thay vì huấn luyện trực tiếp khiến một trường học ở Trung Quốc bị dư luận 'ném đá'.
Một trường dạy nghề ở Trung Quốc định tổ chức lớp học quân sự thường niên theo hình thức trực tuyến đã buộc phải hủy bỏ kế hoạch do vấp phải sự chỉ trích từ phía dư luận.
Theo tạp chí China Newsweek, Trường Y Lang Phường thuộc tỉnh Hà Bắc lên kế hoạch mở lớp học online thay vì để học sinh tham gia trực tiếp khóa huấn luyện quân sự như mọi năm. Nguyên nhân là do khu vực này vẫn đang phải thi hành các chính sách phòng dịch Covid-19 khắt khe.
Ngôi trường ở Trung Quốc bị chỉ trích vì kế hoạch tổ chức học quân sự online cho sinh viên. (Ảnh: SCMP)
Dù thành phố Lang Phường báo cáo không có ca mắc Covid-19, nhưng Trường Y Lang Phường vẫn lên kế hoạch để 5.000 sinh viên tự báo cáo 'cuộc sống trong quân ngũ' tại nhà.
Theo kế hoạch ban đầu, các sinh viên sẽ điểm danh trực tuyến vào 6h sáng, quay video sắp xếp gọn gàng đồ đặc trong phòng, thực hành đi đội hình, duyệt binh và chiến đấu.
Sau khi kế hoạch trên bị dư luận chế giễu, một nhân viên nhà trường cho biết cơ sở giáo dục đã hủy bỏ kế hoạch huấn luyện quân sự hàng năm.
'Nhiều người phàn nàn rằng các sinh viên sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng khi học quân sự online, do đó chúng tôi quyết định hủy bỏ chương trình cho tới khi sinh viên được phép trở lại trường học', người này cho hay.
Song người này nhấn mạnh, 'Ý tưởng học quân sự online là theo chỉ đạo của phòng giáo dục tỉnh. Điều này có nghĩa không phải chúng tôi tùy hứng đưa ra kế hoạch'.
Một sinh viên giấu tên cho biết, 'Thông thường khóa học quân sự là nhằm tăng cường sức bền và cải thiện sức khỏe, cũng như thể chất cho sinh viên. Sinh viên sẽ không thể đạt được những mục tiêu này khi huấn luyện online. Việc thực thi kỷ luật khi nhìn qua màn hình cũng không thể thực hiện được'.
Theo quy định, hàng năm các trường cấp 2, cấp 3 cho tới Cao đẳng và Đại học tại Trung Quốc sẽ tổ chức 2 tuần huấn luyện quân sự cho học sinh trước khi bước vào năm học mới. Mục tiêu của chương trình là không chỉ rèn luyện những kỹ năng quân sự, mà còn dạy cho học sinh tính kỷ luật, cải thiện sức khỏe và tăng cường tình đoàn kết với các bạn đồng lứa.
Thông tin Trường Y Lang Phường có kế hoạch cho học sinh học quân sự online sau khi được tiết lộ đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc.
'Chuyện này có khác gì là đánh nhau trên giấy?, hay 'Đây đúng là trò đùa', là 2 trong số nhiều lời bình luận chỉ trích nhà trường.
Ngôi trường ở tỉnh Hà Bắc không phải là cơ sở giáo dục đầu tiên ở Trung Quốc chuyển từ học quân sự trực tiếp sang học trực tuyến, giữa lúc các biện pháp phòng dịch Covid-19 vẫn đang được thi hành nghiêm ngặt.
Hồi tháng Bảy, một ngôi trường Đại học ít danh tiếng ở khu tự trị Nội Mông bỗng 'nổi như cồn' sau tuyên bố khóa học năm ngoái đã hoàn thành chương trình học quân sự online đảm bảo 'cả chất lượng và số lượng'.
Việt Nam xếp thứ 4 về số du học sinh tại Úc Với khoảng 20.000 du học sinh đang học tập tại Úc, Việt Nam xếp thứ 4 về số du học sinh đang học tập tại quốc gia này. Bà Rabecca Ball chia sẻ thông tin Thông tin trên được bà Rabecca Ball, Tham tán thương mại cấp cao, Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Úc chia sẻ tại chương trình...