Gần 400.000 thí sinh trượt đại học
Điểm sàn năm nay chủ yếu dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh) thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây.
Sáng 8/8, Bộ GD – ĐT đã họp và thông báo điểm sàn đại học, cao đẳng của mùa thi năm 2013. Mặc dù năm nay kết quả của các thí sinh cao hơn năm ngoái, nhưng điểm sàn điểm sàn không tăng, thậm chí hệ đại học khối C còn giảm từ 14,5 xuống 14 điểm; hệ cao đẳng khối C và D giảm 0,5 điểm. .
Về quyết định này, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Năm nay, Bộ GD đã thay đổi cách xác định điểm sàn”.
Cụ thể, điểm sàn được tính dựa vào kết quả thi của thí sinh và phổ điểm theo đề thi chung đối với từng khối, chỉ tiêu tuyển sinh, chính sách ưu tiên theo đối tượng, khu vực tuyển sinh, cơ cấu vùng miền, xã hội và loại hình trường.
Như vậy, điểm sàn năm nay chủ yếu dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh) thay vì phương án chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như 8 năm qua đã thực hiện.
Sự thay đổi này phù hợp với việc Bộ GD – ĐT ban hành Thông tư 57, yêu cầu các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên tiêu chí đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga còn nhấn mạnh: “Việc công khai phổ điểm sẽ giúp bất cứ ai cũng có thể tính và giám sát được việc xác định điểm sàn, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng nguồn tuyển”.
Video đang HOT
Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học là 329.896 và 273.609 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Theo tính toán của Bộ GD – ĐT, cả nước có 394.627 thí sinh có kết quả thi đại học dưới điểm sàn. Đối với hệ cao đẳng, số lượng thí sinh dưới điểm sàn là 215.465.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD – ĐT cho biết so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh, cả nước còn dư hơn 400.000 thí sinh trên điểm sàn. Đây là cơ sở để các trường có thể đảm bảo nguồn tuyển.
Khi được hỏi, liệu động thái này của Bộ GD – ĐT để “cứu” các trường khó tuyển sinh, tiêu biểu là hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập, lãnh đạo Bộ GD – ĐT khẳng định: “Kết quả của tuyển sinh cao chứng tỏ đề thi phù hợp với năng lực của thí sinh. Tuy nhiên, kết quả này chỉ tập trung ở một số trường top trên, còn các trường khác phổ điểm vẫn rải đều. Hơn nữa, khi đăng ký xét tuyển thí sinh không chỉ phụ thuộc vào điểm sàn mà còn do uy tín, chất lượng của các trường”.
Năm nay, cả nước còn có 16.000 hồ sơ đăng ký dự thi liên thông. Theo quyết định của Bộ GD – ĐT, đối tượng này cũng có chung mức điểm sàn đại học, cao đẳng như hệ chính quy. Điểm trúng tuyển của các thí sinh này do hiệu trưởng quyết định và không nhất thiết phải bằng hệ chính quy.
Lãnh đạo Bộ GD – ĐT cũng cho biết: “Sau khi các trường hoàn thành công tác tuyển sinh, Bộ sẽ tiến hành thanh tra. Nếu bất cứ trường nào tuyển sinh vượt chỉ tiêu đã đăng ký sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy chế”.
Vì vậy, trường hợp lãnh đạo ĐH Y Hà Nội đề nghị Bộ GD – ĐT tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngoài ngân sách, để tránh trường hợp thí sinh đạt 27 điểm vẫn trượt đại học, đã không được chấp nhận. Trường vẫn chỉ được tuyển sinh 1050 sinh viên như đăng ký ban đầu. Bộ GD – ĐT chỉ quản lý tổng số chỉ tiêu, còn số lượng từng ngành nhà trường hoàn toàn có thể tự cân đối và quyết định.
Theo VNE
Chọn 'cửa' nào nếu trượt đại học?
Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH,CĐ đã công bố điểm thi. Bên cạnh niềm vui nhưng không ít thí sinh phải đối mặt với áp lực khi thi trượt.
Ngay sau khi biết điểm thi một số thí sinh biết có khả năng không đỗ ĐH đã có những hành động rất tiêu cực như tự sát, bỏ nhà hoặc rơi vào chứng bệnh tự kỷ...
Sụp đổ khi trượt đại học
Thành Nam (thi trường ĐH Kinh doanh và công nghệ, Hà Nội) đã có những biểu hiện lạ như căng thẳng, ngẩn ngơ chỉ vì biết điểm thi không đủ xét tuyển vào trường CĐ như dự tính. Cả nhà "tá hỏa" khi thấy Nam tự giam mình trong phòng, nếu có ra ngoài thì tâm trạng lúc nào cũng bần thần hoặc thẫn thờ. Thấy Nam như vậy gia đình liền tổ chức một chuyến đi nghỉ mát vào Đà Nẵng. Sau đó, tìm cách khuyên bảo, động viên Nam.
Thí sinh cần dũng cảm để vượt qua áp lực thi cử (Ảnh: Kim Anh)
Không dễ nguôi ngoai như Nam, Thu Phượng (thi trường ĐH Khoa học tự nhiên, Hà Nội) là một học sinh giỏi suốt 12 năm học nên việc đỗ ĐH là một chuyện đương nhiên. Thế nhưng khi chỉ đạt 16 điểm khối A Phượng đã rất sốc. Phượng không đi ra ngoài, bẻ sim điện thoại, không liên lạc với ai. Cảm giác mất tất cả rồi lo sợ... luôn ám ảnh Phượng.
Tận dụng mọi cơ hội
TS Lê Thị Thanh Mai, Phó trưởng ban Đại học và Sau Đại học, thành viên Nhóm nghiên cứu hướng nghiệp ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cơ hội học tập đối với học sinh tốt nghiệp THPT là rất nhiều. Các em không nên có tâm lý chờ thi lại năm sau, trừ ngành y. Nên chọn ngành gần giống để đăng ký đi học luôn ở trường khác. Chưa kể, khi học những trường đa ngạch, đa lĩnh vực, các em có thể học và tích lũy thêm tín chỉ ở ngạch khác. Khi đủ điều kiện tốt nghiệp ngạch 1, các em có thể đồng thời đăng ký tốt nghiệp ngạch 2.
Phụ huynh phải ý thức rõ con đường lập nghiệp của trẻ không phải duy nhất là ĐH, mà còn nhiều hình thức khác. Đừng đặt kì vọng quá cao như thế là tạo ra sức ép vì còn phụ thuộc vào khả năng, năng lực, trình độ... của các em. Ngay bản thân học sinh cũng nên ý thức nếu có năng lực thật sự thì mới thi ĐH. Gia đình cần động viên, không tạo sức ép cho học sinh, và giáo dục cho trẻ biết chấp nhận thất bại. Học sinh phải chọn lựa công việc phù hợp với năng lực và đam mê của mình. Và cần thay đổi cách nhìn không chỉ có ở thành phố lớn mới lập nghiệp được.
PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan
Học liên thông từ trung cấp lên CĐ, ĐH là phương án được lựa chọn nhiều. Bốn năm trước Lê Mỹ Nhuần (ĐH Bình Dương, Bình Dương) đã từ chối giấy trúng tuyển ngành Thủy sản (ĐH Quảng Bình, Quảng Bình) để vào Nam học kế toán. Ban ngày làm bảo mẫu, tối đi học, Nhuần tự đảm bảo cuộc sống cho mình, lại vừa có tiền gửi về cho gia đình. Tốt nghiệp trung cấp, đi làm, Nhuần tiếp tục học liên thông lên ĐH. Hiện nay, Nhuần đang là sinh viên năm cuối ĐH Bình Dương. Nhuần chia sẻ, tuy chậm hơn các bạn cùng trang lứa song em không hối hận về lựa chọn của mình.
TS Mai chia sẻ thêm văn hóa Việt Nam xưa nay con cái được cha mẹ bao bọc kĩ nên sự tự lập không được như trẻ nước ngoài. Cho nên, chỉ cần gặp thất bại nào đó các em rất dễ bị hụt hẫng. Trường hợp này, cứu cánh duy nhất cho các em là phụ huynh. Vì vậy trong tương lai, giáo viên nên tạo những tình huống để các em biết xử lý khi gặp thất bại và nên tạo môi trường để trẻ em tự lập nhiều hơn. Đối với những thí sinh có khả năng đỗ ĐH nhưng trong quá trình thi do sơ suất trượt, các em sẽ dễ buồn chán nhưng cần bình tĩnh, đọc kỹ thông tin NV2 của các trường trong cùng nhóm ngành quan tâm để chọn lựa. Còn nhóm thí sinh muốn thử sức mình dù biết rằng không vào được trường thì khi có kết quả nên chọn NV2 sát với mức điểm của mình hơn.
Theo Đất việt
Hôm nay sẽ có kết luận về điểm sàn Hôm nay (8.8), Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 của Bộ GD-ĐT sẽ họp để đưa ra kết luận chính thức về điểm sàn xét tuyển đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Ảnh minh họa Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng...