Gần 400 người chết và mất tích vì thiên tai mỗi năm
5 năm qua vẫn có tới 1.868 người chết và mất tích vì thiên tai. Trong khi đó, công tác quản lý tàu thuyền và ngư dân trên biển còn nhiều hạn chế.
Tổng kết công tác phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn ngày 6/4, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Xuân Diệu cho hay, số người chết và mất tích năm 2008 – 2012 là 1.868 người, giảm 162 người so với 5 năm trước; số người bị thương là gần 3.000, giảm 600 người. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 74.000 tỷ đồng
Cũng theo ông Diệu, thiệt hại về tính mạng đối với ngư dân 5 năm qua cũng giảm đáng kể. Đây là kết quả của nhiều giải pháp đồng bộ như dự báo bão với thời gian dự kiến dài hơn; cảnh báo, truyền tin kịp thời hơn; cung cấp thiết bị thu, phát tin cho các tàu thuyền, nhất là tàu đánh bắt xa bờ; thông báo, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn được làm quyết liệt và kịp thời hơn…
Công tác dự báo đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn còn hạn chế. Ảnh làng quê Thái Bình sau cơn bão Sơn Tinh tháng 10/2012: Phạm Đức Việt.
Video đang HOT
“Vẫn còn tình trạng người chết do lũ xảy ra sau bão ở nhiều địa phương do chủ quan, bất cẩn của người dân cũng như công tác tuyên truyền, vận động động, kiểm tra, giám sát của chính quyền, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, nhất là ở cấp cơ sở thiếu kiên quyết”, ông Diệu cho hay.
Năng lực dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đạt mục tiêu dự báo trước 72 giờ nhưng công tác dự báo một số cơn bão có cường độ mạnh còn bị động, lúng túng, gây khó khăn cho việc chỉ đạo phòng tránh, ứng phó. Tính chính xác trong công tác dự báo, cảnh báo đối với một số cơn bão có diễn biến phức tạp, nước biển dâng… chưa đủ mức độ tin cậy; chưa dự báo được lũ quét, sạt lở đất vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác chuẩn bị phòng chống và ứng phó thiên tai của địa phương, gây tốn kém…
Trong khi đó, nói về công tác quản lý tàu thuyền trên biển, thiếu tướng Phạm Hoài Giang (Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn) cho hay, công tác này còn nhiều bất cập. Ngư dân còn giấu ngư trường, chất lượng tàu, thuyền chưa bảo đảm, nhiều tàu không có phao áo cứu sinh, còn sử dụng chất nổ để khai thác… Thông tin yêu cầu cứu nạn trên biển thiếu chính xác, không kịp thời.
“Trong năm có 119 tin báo nạn giả trên tổng số 319 tin báo nạn trên biển, gây khó khăn, tốn kém cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Tàu thuyền hoạt động theo tổ đội sản xuất còn ít, trang bị an toàn của ngư dân đi biển còn thiếu, chưa được chú trọng”, ông Giang nói.
Đối với mùa mưa bão 2013, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng cho hay, xu hướng mùa hè đến sớm, nên bão trên biển Đông năm nay cũng sẽ đến sớm với số lượng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Một nửa trong số đó ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền.
Cũng theo ông Tăng, năm nay nhiệt độ trung bình cao hơn mức trung bình nhiều năm, nắng nóng cũng gay gắt nhiều đợt đợt mạnh hơn 2012. Tại miền Trung, Giám đốc Trung tâm khí tượng cảnh báo, mùa mưa năm nay tương đối khốc liệt, mưa nhiều, tập trung vào tháng 8-11. Lũ trên các hệ thống sông cao.
Theo VNE
Bão Ngộ Không vào biển Đông
Chiều 26.12, tâm bão Ngộ Không đã nằm trên khu vực miền Trung Philippines, cường độ mạnh cấp 8 (từ 62-74 km/giờ), giật cấp 9 - cấp 10. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong 24 giờ tới, bão giữ nguyên cường độ và di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 km.
Như vậy, sáng nay 27.12, bão Ngộ Không vượt qua khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines), đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 10 trong mùa mưa bão năm nay ở nước ta. Chiều nay, tâm bão cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 240 km về phía đông.
Bản đồ dự báo đường đi của bão Ngộ Không - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Tiếp đó, bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây, rồi đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, đến chiều mai 28.12, tâm bão cách đảo Trường Sa lớn khoảng 270 km về phía bắc. Trước mắt, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh dần lên cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - cấp 9, giật cấp 10 - cấp 11, biển động rất mạnh.
Trên đất liền, trong khi đợt gió mùa đông bắc đang ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta chưa suy yếu thì hôm nay có thêm một đợt không khí lạnh tràn xuống khu vực này, đem theo mưa rét, một số nơi xuất hiện rét đậm và rét hại. Dự báo, khoảng chiều ngày 29.12, một đợt gió mùa đông bắc cường độ mạnh sẽ lại tràn xuống các tỉnh miền Bắc, trời rét sâu hơn.
* Chiều 26.12, Đài thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam cho biết tàu cá BTR 92031 TS trong lúc hành nghề trên biển tại vị trí có tọa độ 8,02 độ vĩ bắc, 105,48 độ kinh đông thì bị hỏng máy, trôi dạt tự do trong khi thời tiết trên biển rất xấu, sóng to, gió lớn do ảnh hưởng của bão Ngộ Không.
Đài TTDH Việt Nam cũng cho biết đã nhận được yêu cầu thông tin trợ giúp từ 9 tàu cá của tỉnh Phú Yên đang hoạt động trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão. Hiện Đài TTDH Việt Nam đang hướng dẫn các tàu cá PY 1459 TS, PY 96176 TS, PY 96272 TS, PY 90412 TS, PY 96274 TS, PY 90149 TS, PY 96374 TS, PY 90187 TS và PY 90154 TS vào vị trí trú tránh bão, đồng thời thông báo đến các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương sẵn sàng ứng cứu nếu có sự cố.
Theo TNO
Kè biển tiền tỉ sạt lở nghiêm trọng Hàng trăm mét kè biểnqua 4 thôn Hạ Thanh 1, Hạ Thanh 2, Trung Thanh và Thượng Thanh tại xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đang bị sạt lở nghiêm trọng. Toàn tuyến kè dài gần 3 km xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Do tác động của sóng biển nên hàng chục mét bê tông bị dịch chuyển mạnh. Trong số...