Gần 300 giáo viên kỳ cựu ở Sóc Sơn kêu cứu trước nguy cơ mất việc

Theo dõi VGT trên

Các giáo viên hợp đồng của huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã có đơn kêu cứu gửi đến báo Tiền Phong trước nguy cơ mất việc. Trong số gần 300 giáo viên này, người dạy thời gian ngắn nhất là 6 năm, người dạy lâu nhất đã 28 năm.

Gần 300 giáo viên kỳ cựu ở Sóc Sơn kêu cứu trước nguy cơ mất việc - Hình 1

Gần 300 giáo viên của Sóc Sơn đang lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của mình

53 tuổi vẫn phải thi viên chức?

Chiều 26/3, tại căn nhà nhỏ tuềnh toàng, cô Đào Thu Hằng, giáo viên dạy tin học, trường THCS Minh Phú cùng hơn 100 đồng nghiệp trong huyện ngồi bên nhau mà lòng như lửa đốt. Cô Lan, cho hay, chiều nay chỉ bằng này thầy cô không có tiết dạy, chứ con số thực ra là gấp đôi, gần 300 giáo viên hợp đồng từ tiểu học đến THCS. Hơn một tháng nay, các giáo viên này thấy đất dưới chân như sắp sụp đổ, đến lớp cũng không còn tâm trạng để dạy.

Vì theo quyết định của UBND thành phố, năm nay họ sẽ phải tham gia thi tuyển công chức nếu muốn trụ lại với nghề. Nếu ai không vượt qua kỳ thi này thì sẽ mất việc.

Theo cô Lan Người gắn bó ngắn cũng 6 năm, dài đã 28 năm. “Bao nhiêu năm đó, chúng tôi đã cố gắng là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục huyện Sóc Sơn, đạt được rất nhiều thành tích. Giờ có cơ chế này, đối với giáo viên hợp đồng là điều hết sức khó khăn”

“Bây giờ mất việc, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy. Con người trải qua khổ đau thời trẻ, đến thời hậu vận, trung vận chúng tôi lại gánh rất nhiều nỗi khổ, nhất là khổ tâm vì nghề” – cô Lan chia sẻ.

Theo cô Lan, công tác được 27, 28 năm là đã khẳng định được năng lực chuyên môn. Có giáo viên đạt được nhiều thành tích từ huyện cho đến thành phố. Giờ yêu cầu họ đi thi cùng với những học trò của mình, như thế là không công bằng.

Một cô giáo xin được giấu tên cho biết mình công tác trong ngành đã 19 năm, dạy môn Văn – Sử. Cô chỉ còn 2 năm nữa về hưu, giờ yêu cầu thi công chức, nếu không đỗ, cô đi xin việc khác thế nào? Dưới 50 tuổi xin việc đã khó, cô 53 tuổi rồi, nơi nào còn nhận cô nữa.

Trong buổi gặp gỡ với phóng viên chiều qua, 26/3 rất nhiều cô giáo đã khóc. Thậm chí có cô giáo không thể nói lên lời.

Clip: Nỗi thất vọng của các thầy cô giáo ở Sóc Sơn

26 năm công tác, chưa một lần được thi viên chức

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong số 256 giáo viên, có rất nhiều người có hoàn cảnh éo le. Cô Danh Thị Minh Thanh là một trong những số đó. Là dân “văn tổng hợp” những năm 90 là niềm mơ ước của rất nhiều người, lẽ ra cô trở về quê cha tại Campuchia để sinh sống và làm việc sau khi tốt nghiệp.

Nhưng sau vì nhiều lý do, cô ở lại mảnh đất Sóc Sơn để gắn bó với nghề giáo. Cô cho biết, trong suốt thời gian giảng dạy 24 năm, có một lần duy nhất lúc mới vào nghề cô có đợt thi công chức nhưng cô không kịp đổi quốc tịch. Do đó, kỳ thi đó cô bỏ lỡ. Còn từ đó đến giờ, không có bất kỳ một đợt thi công chức nào cho giáo viên dạy ngữ văn tại huyện Sóc Sơn.

Clip: Giọt nước mắt trải lòng của các giáo viên trước nguy cơ mất việc

Cô thấy hợp đồng lúc thì ký 1 năm, lúc thì ký 9 tháng, nhưng cô vẫn được lên lương đều vì vậy cô cũng không để ý. Nhưng đến giờ, yêu cầu cô đi thi để được vào công chức thì thật là bất công. Thời cô học, không có ngoại ngữ, không có tin học, giờ yêu cầu cô thi tiếng Anh, cô làm thế nào? Vì trong quy định, chỉ thi nâng ngạch mới yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh. Hơn nữa, năm nay là năm đầu tiên có yêu cầu thi tiếng Anh. còn trước đó, giáo viên thi viên chức không phải thi môn này.

Nói về hoàn cảnh của mình, cô Thanh cho hay, bản thân cô bị rất nhiều bệnh hiểm nghèo như động kinh, tim. Đồng thời mình cô nuôi hai con ăn học. Hiện nay một cháu đang học tại Học viện Ngân hàng, một cháu đang học tại Viện ĐH Mở Hà Nội.

Cô Vũ Thị Yến, trường THCS Phú Minh, giáo viên dạy môn Ngữ văn cũng cho biết từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn huyện Sóc Sơn chưa một lần tổ chức thi công chức cho giáo viên môn Văn. Bản thân cô sau nhiều năm phấn đấu cố gắng giảng dạy, chị đạt được rất nhiều thành tích như chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, chị cũng đã hai lần được tăng lương trước thời hạn do có nhiều thành tích.

“Trong suốt thời gian qua, không phải chúng tôi không muốn thi mà là không có bất kỳ một kỳ thi tuyển công chức nào cho giáo viên môn ngữ văn. Trong khi các giáo viên môn khác được thi đi thi lại nhiều lần để có cơ hội đỗ, thì chúng tôi, duy nhất lần này. Nếu không đỗ sẽ bị loại ra khỏi ngành” – cô Yến rung rung nói.

Cô Lê Thị Thu Nguyệt, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Minh Phú đã có 26 năm trong nghề. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, cô đi theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước về cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân của mình cho nền giáo dục huyện Sóc Sơn từ năm 1993. Ngày đó, cô vẫn còn nhớ, về Sóc Sơn, cô được chào đón như “người hùng” vì các giáo viên ở đây đa số là trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng 7 2.

“Kể từ đó đến nay đã 26 năm, tôi chưa một lần được thi viên chức vì trước kia, có một lần tổ chức, điều kiện là phải có hộ khẩu Hà Nội. Bởi vậy, sau 26 năm, tôi vẫn “treo giò” với cái tên Hợp đồng huyện” – cô Nguyệt tâm tư.

Chính vì vậy, cô có cái thiệt hơn so với các giáo viên khác trong cùng môi trường, làm chung một công việc là không được hưởng phụ cấp thâm niên. Nhưng cô không ngừng phấn đấu. Gần 10 năm liên tiếp cô đạt danh hiệu lao động giỏi cấp huyện và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Cô cùng từng phấn đấu là tổ trưởng chuyên môn.

Nhận được quyết định thi viên chức của huyện năm nay, theo cô Nguyệt, với 256 giáo viên trong đó có cô thì đây là một “thảm kịch”.

Vì có sự bất công với các cô. Các cô là những thế hệ giáo viên được đào tạo từ những năm 90 của thế kỷ trước, nên ở phổ thông, không được học ngoại ngữ, ở ĐH chỉ học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp nhưng giờ yêu cầu thi ngoại ngữ tiếng Anh.

Hơn nữa, theo quy định chung, nếu những giáo viên lần này thi không trúng tuyển sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng giảng dạy vào tháng 5/2020. Vì theo luật công chức, viên chức cùng với chủ trương tinh giảm biên chế, sẽ không còn chế độ hợp đồng.
Tiền phong online sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

NGHIÊM HUÊ – LUÂN DŨNG

Theo Tiền phong

Nữ hiệu trưởng không ngại "đi xin" vì trò

"Tôi là cán bộ quản lý, là giáo viên, cũng là một người mẹ nên việc gì tốt cho học trò thì làm thôi. Cái gì tôi tự làm được thì tôi sẽ cố, không có thì tôi "đi xin".

Tôi xin nhẵn mặt rồi nhưng biết mục đích và hiệu quả thiết thực từ những đóng góp của đơn vị đối với học sinh, đối với nhà trường nên hầu như không ai từ chối", cô Trần Thị Đa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) chia sẻ.

Người gây dựng phong trào

Nói về cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thành, ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng Phòng GD huyện Yên Thành cho biết: "Cô Trần Thị Đa là một cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình năng động, hết lòng chăm lo cho trò. Điều đặc biệt, đi đến đâu cô Đa đều gây dựng các phong trào rất tốt, biết huy động các nguồn lực từ phụ huynh, các tổ chức, doanh nghiệp... để chăm lo cho các cháu, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục".

Nữ hiệu trưởng không ngại đi xin vì trò - Hình 1

Cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An).

Năm học 2018-2019, lần đầu tiên Trường tiểu học Hợp Thành tổ chức được bếp ăn bán trú cho trẻ. Đây là vùng đặc thù, bởi vậy, số lượng các cháu tham gia bán trú chỉ chiếm 1/10 tổng số học sinh, điều đó cũng đòi hỏi ban giám hiệu, các giáo viên phải nỗ lực rất nhiều. Đây là một trong nhiều điều mang dấu ấn của cô Trần Thị Đa khi chuyển công tác về đây từ năm học 2016-2017.

"Đời sống người dân ở đây đa phần còn khó khăn, một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành, nền nếp của con. Bởi vậy, tổ chức được bán trú là điều cực kỳ gian nan. Khó nhưng cũng phải làm bởi bán trú được nhiều cái, từ nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ trưa của trẻ cho đến việc tổ chức, duy trì hiệu quả dạy học 2 buổi/ ngày", cô Đa tâm sự.

Muốn tổ chức được bán trú, phải lo cơ sở vật chất trước nhất. Muốn xây dựng được cái này, cái kia thì phải có tiền nhưng tiền đâu ra? Huy động từ phụ huynh rất khó bởi đời sống còn rất khó khăn. Cô Đa đánh liều đi xin.

Bước đầu là vận động sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, các doanh nghiệp trên địa bàn, các tổ chức Hội đồng hương Hợp Thành ở khắp mọi miền. Cô "đánh liều" ôm hồ sơ xuống Sở Tài chính xin kinh phí để xây dựng bếp ăn bán trú. Cứ góp mỗi nơi một ít, cơ sở vật chất của trường ngày một hoàn thiện, từ sân trường, các nhà học xuống cấp, sân khấu để phục công tác dạy - học, sân chơi cho trẻ. Đầu năm học 2018-2019, bếp ăn bán trú của trường chính thức đi vào hoạt động từ nguồn tiền của Sở Tài chính cấp, phục vụ bữa trưa cho 60 học sinh.

Nữ hiệu trưởng không ngại đi xin vì trò - Hình 2

Khuôn viên Trường Tiểu học Hợp Thành được tu sửa khang trang từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa đóng góp của phụ huynh và các mạnh thường quân.

"Đi xin nhiều cũng ngại lắm chứ. Nhưng mình là cán bộ quản lý, là nhà giáo, là người mẹ, cái gì tốt cho học sinh, cho các con thì cố gắng làm thôi. Được cái, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp thấy được hiểu quả từ đồng tiền mình bỏ ra đối với nhà trường, đặc biệt là đối với các em học sinh nên họ rất ủng hộ và tiếp tục đồng hành cùng trường", cô Đa chia sẻ.

Để chương trình Sữa học đường đến được với các em học sinh cũng là một sự cố gắng, nỗ lực không nhỏ của nữ hiệu trưởng này. Học sinh của trường đại bộ phận là con em nông dân, lo cho các con bữa ăn tươm tất đã là cố gắng lớn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ huynh nghi ngại về chất lượng sữa, giá cả...

Chương trình Sữa học đường được hỗ trợ một phần kinh phí, rất tốt cho sự phát triển của các cháu, nếu không thể triển khai thì thiệt thòi nhất là chính các em học sinh. "Thông tư tưởng" cho phụ huynh là bước đi quan trọng để có thể triển khai chương trình Sữa học đường. Muốn vậy phải để phụ huynh trực tiếp sử dụng, đánh giá, so sánh sữa của chương trình với sữa mua ở các cửa hàng.

Nữ hiệu trưởng không ngại đi xin vì trò - Hình 3

Học sinh Trường Tiểu học Hợp Thành trong một tiết học.

Cô Trần Thị Đa quyết định trích gần hết 1 tháng lương của mình mua 19 thùng sữa học đường, phát về tận tay cho phụ huynh. Khi phụ huynh được trực tiếp cảm nhận, đánh giá chất lượng sữa, nhất là khi được giải thích về việc hỗ trợ một phần kinh phí và hiểu đúng vai trò của sữa đối với sự phát triển thể chất, trí não của trẻ đã gạt sự nghi ngại, đăng kí cho con tham gia chương trình. Đến nay, gần 500 trong tổng số 622 học sinh được uống sữa từ chương trình "Sữa học đường".

Đi thi lấy tiền hỗ trợ cho trò

Trước khi chuyển công tác về Trường Tiểu học Hợp Thành, cô Trần Thị Đa có gần 10 năm công tác tại Trường Tiểu học Phú Thành. Tại ngôi trường này, có 2 anh em bị bệnhxương thủy tinh Trịnh Xuân Nghĩa và Trịnh Thị Ngân theo học. Biết hoàn cảnh gia đình cũng như nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ của hai học trò này, cô Đa luôn dành sự ưu tiên tốt nhất cho anh em Nghĩa.

Nữ hiệu trưởng không ngại đi xin vì trò - Hình 4

Với Nghĩa, cô Trần Thị Đa (áo tím) không đơn thuần là một cô giáo mà với tấm lòng của người mẹ, cô tìm cách giúp đỡ em trong học tập, trong cuộc sống để em có thể yên tâm với việc học tập.

Cuối năm 2015, một lần tình cờ, cô Đa được một người gợi ý tham dự chương trình "Vì bạn xứng đáng" để lấy tiền hỗ trợ cho anh em Nghĩa. "Đây chương trình có nội dung các câu hỏi khá rộng lớn, tôi e ngại kiến thức mình không đủ, chỉ đem về được 2 - 3 triệu đồng thì... xấu hổ. Hơn nữa, vào thời điểm đó, bố chồng tôi ốm rất nặng, khó lòng qua khỏi. Tôi cũng hết sức phân vân bởi đây là cơ hội tốt để giúp cho học sinh nhưng còn trách nhiệm của người con trong gia đình. Mẹ chồng tôi động viên "Con cứ mạnh dạn đi thi, các cháu cần con. Nói dại, nhỡ cậu (nhà cô Đa gọi bố chồng bằng cậu - PV) có mệnh hệ gì cậu hiểu tấm lòng của con mà không trách cứ gì đâu", cô Đa kể lại.

Được sự động viên từ gia đình, cô Đa mạnh dạn vào TPHCM tham gia cuộc thi và giành được 61,7 triệu đồng tiền thưởng. Cùng với số tiền được cô Đa giành được từ chương trình, gia đình em Trịnh Xuân Nghĩa đã vay mượn thêm xây được ngôi nhà chắc chắn, có phòng riêng cho các con. Từ chương trình, nhiều mạnh thường quân cũng biết đến hoàn cảnh của em Nghĩa và tiếp tục hỗ trợ em về kinh tế, xe lăn điện để anh em Nghĩa tiện đi lại.

Nữ hiệu trưởng không ngại đi xin vì trò - Hình 5

Cô Trần Thị Đa (áo kẻ) vận động, kết nối những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ học sinh khó khăn và gia đình của các em. Trong ảnh: Cô Đa và đại diện nhà hảo tâm trao bò sinh sinh cho gia đình học sinh để phát triển kinh tế.

Về trường Hợp Thành, cô Đa tiếp tục là chiếc cầu nối giữa những tấm lòng hảo tâm với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Trong 3 năm qua, thông qua sự kết nối của nữ hiệu trưởng này, gia đình em Quỳnh Anh (lớp 3B) và em Nguyễn Thị Thương (lớp 4A) được hỗ trợ 1 con bò giống để phát triển kinh tế, sổ tiết kiệm, quần áo, sách vở để có thể yên tâm đến trường.

"Tôi thường nói với các giáo viên, làm nghề giáo thì phải xác định là yêu nghề, thương trẻ, có cái tâm thật sự trong dạy học. Nếu không có những điều đó, thì không thể làm nghề giáo được, mà hãy chọn nghề nào khác phù hợp hơn. Làm nhà giáo, ngoài trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, phải bồi đắp lòng nhân ái, lan tỏa tình yêu thương trong mỗi học trò", cô Trần Thị Đa tâm sự.

Hoàng Lam

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Selena Gomez bị đề nghị trục xuất khỏi MỹNóng: Selena Gomez bị đề nghị trục xuất khỏi Mỹ
19:10:33 28/01/2025
Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"Táo Quân 2025 viral khắp MXH: Châm biếm quá sâu cay, một lời thoại gây sốt vì khiến hàng triệu người "nhức nhối"
23:56:17 28/01/2025
Xuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mậtXuân Son bất ngờ xuất hiện trong Táo Quân 2025: Nhận chỉ thị riêng, khiến các Táo e dè vì nắm 1 bí mật
23:51:37 28/01/2025
Dân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điềuDân mạng phát sốt vì Táo Quân 2025: Bộ 4 huyền thoại trở lại cực đỉnh nhưng vẫn tiếc nuối 1 điều
23:47:05 28/01/2025
Hòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối nămHòa Minzy thuê nguyên ê-kíp từ Hà Nội về Bắc Ninh để làm 1 việc ai cũng làm ngày cuối năm
23:39:53 28/01/2025
Hot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạnHot nhất 29 Tết: Triệu Lộ Tư ngầm công khai tình cảm với 1 mỹ nam hạng A, chỉ 1 hành động mà khiến MXH náo loạn
22:56:55 28/01/2025
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệChứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
19:29:16 28/01/2025
Cảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày TếtCảnh báo nguy cơ tăng mỡ máu từ món ăn giàu năng lượng ngày Tết
22:03:33 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ukraine cảnh báo diễn biến nguy hiểm nếu không hòa đàm với Nga trước mùa hè

Ukraine cảnh báo diễn biến nguy hiểm nếu không hòa đàm với Nga trước mùa hè

Thế giới

05:16:23 29/01/2025
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov cảnh báo, nếu không có các cuộc đàm phán nghiêm túc để chấm dứt xung đột với Nga vào mùa hè, Kiev có thể đối mặt với diễn biến nguy hiểm.
Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Ất Tỵ

Tin nổi bật

05:15:14 29/01/2025
Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM có tổng cộng 48 điểm bắn pháo hoa bao gồm cả tầm cao, tầm thấp trong đêm Giao thừa chào đón năm mới Ất Tỵ.
Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường đón Tết vui khỏe

Sức khỏe

05:08:21 29/01/2025
Để thưởng thức món tráng miệng, hãy cắt giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn chính. Chia sẻ một món tráng miệng hoặc ăn một phần nhỏ. Thông thường, chỉ cần một hoặc hai miếng đồ ăn ngọt là đủ để thỏa mãn vị giác.
Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an

Người phụ nữ ở Gia Lai khóa cửa, nhốt công an

Pháp luật

04:08:36 29/01/2025
Thấy lực lượng chức năng đến giải quyết việc tranh chấp đất, bà Tâm đã khóa cổng nhốt 2 cán bộ công an, cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.
Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Cựu thành viên T-ara nỗ lực tìm cách thoát án tù

Sao châu á

23:43:27 28/01/2025
Vụ việc Ahreum (cựu thành viên T-ara) bị tuyên án tù vì hành vi ngược đãi trẻ em và phỉ báng đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng châu Á gần đây.
Sao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ Tiên

Sao nữ Vbiz tiết lộ tính cách thật của Hoa hậu Thuỳ Tiên

Sao việt

23:30:41 28/01/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên và nghệ sĩ Hồng Đào đóng chung bộ phim Linh Miêu: Quỷ nhập tràng. Sau dự án này, cả hai có mối quan hệ thân thiết.
Cày cuốc cả năm để Tết này thú cưng được chăm sóc như VIP, "con sen" không ngại chi đậm!

Cày cuốc cả năm để Tết này thú cưng được chăm sóc như VIP, "con sen" không ngại chi đậm!

Netizen

19:16:16 28/01/2025
Tết đến, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Trung Quốc nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi các sen chi mạnh tay để chiều lòng boss .
Hot nhất ngày cuối năm: Phim của Song Hye Kyo thất bại tới mức phải làm điều chưa từng có trong lịch sử

Hot nhất ngày cuối năm: Phim của Song Hye Kyo thất bại tới mức phải làm điều chưa từng có trong lịch sử

Hậu trường phim

19:07:27 28/01/2025
Cốt truyện có chứa nhiều yếu tố nhạy cảm về tôn giáo và giới tính khiến Dark Nuns từ bom tấn được mong chờ đã trở thành tác phẩm nhận cơn mưa tẩy chay trên MXH Hàn.
Phim Việt vượt mặt bom tấn Hàn chiếm top 1 Netflix, nam chính diễn hay xuất thần gây sốt khắp MXH

Phim Việt vượt mặt bom tấn Hàn chiếm top 1 Netflix, nam chính diễn hay xuất thần gây sốt khắp MXH

Phim việt

19:00:07 28/01/2025
Không ít người xem cảm thấy bất ngờ khi có một series Việt lại sở hữu phần hình ảnh, những góc máy, khung hình đẹp đến vậy, không thua gì những bộ phim kinh dị, nghệ thuật của Thái Lan, Hàn Quốc.