Gần 2.300 tỷ USD Mỹ đổ vào Afghanistan
Mỹ đã tiêu tốn gần 2.300 tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu ngăn chặn Taliban trỗi dậy.
Mỹ tiến vào Afghanistan tháng 10/2001 để lật đổ Taliban, sau khi cáo buộc lực lượng này chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Ladan và các thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Quân số liên tục tăng trong bối cảnh Washington chi hàng tỷ USD để đẩy lùi Taliban và tái thiết cơ sở hạ tầng. Khoảng 110.000 lính Mỹ đã có mặt ở Afghanistan vào thời kỳ cao điểm năm 2011. Con số này rút xuống còn khoảng 4.000 người vào năm ngoái.
Lính Mỹ tuần tra ở miền nam Afghanistan hồi năm 2019. Ảnh: US Army.
Các thống kê do Lầu Năm Góc công bố có thể không bao gồm lực lượng đặc nhiệm chuyên hoạt động bí mật và những đơn vị được triển khai ngắn hạn.
Nhiều nước đồng minh của Mỹ cũng gửi quân tới Afghanistan, trong đó có nhiều thành viên NATO. Tổ chức này chấm dứt nhiệm vụ tham chiến ở Afghanistan vào tháng 12/2014, nhưng vẫn duy trì 13.000 lính để huấn luyện quân đội Afghanistan và hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố.
Nhiều nhà thầu dân sự cũng xuất hiện ở Afghanistan, với khoảng 7.800 người Mỹ hiện diện ở nước này trong quý IV/2020.
Trong giai đoạn 2010-2012, khi quân đội Mỹ duy trì hơn 100.000 lính tại Afghanistan, chi phí tác chiến tăng lên đến gần 100 tỷ USD/năm. Con số này giảm đáng kể sau khi Washington chấm dứt các chiến dịch tiến công và tập trung vào đào tạo lực lượng Afghanistan.
Quan chức Lầu Năm Góc cho biết ngân sách được đầu tư cho lực lượng ở Afghanistan là 45 tỷ USD vào năm 2018. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố tổng chi phí quân sự tại Afghanistan từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2019 là 778 tỷ USD.
Video đang HOT
Lính đặc nhiệm Afghanistan trước trận đánh ở tỉnh Kandahar tối 13/7. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao, Cơ quan Pháp triển Quốc tế Mỹ (USAID) và nhiều cơ quan chính phủ khác cũng đổ 44 tỷ USD vào các dự án tái thiết Afghanistan. Tổng số tiền được các cơ quan này chi ra trong giai đoạn 2001-2019 là khoảng 822 tỷ USD, chưa kể tới những khoản chi ở Pakistan, nơi Mỹ đặt nhiều cơ sở cho những chiến dịch ở Afghanistan.
Thống kê của Đại học Brown của Mỹ cho thấy 800 tỷ USD đã được đầu tư vào chi phí tác chiến trực tiếp, 85 tỷ USD dành cho huấn luyện quân đội Afghanistan. Chính phủ Mỹ mỗi năm bỏ ra 750 triệu USD để trả lương cho binh sĩ chính phủ Afghanistan.
Tổng số tiền được Mỹ đổ vào Afghanistan trong 20 năm ước tính khoảng 2.260 tỷ USD, tương đương mỗi ngày Mỹ chi ra hơn 300 triệu USD cho Afghanistan. Con số này đồng nghĩa với việc số tiền Washington bỏ ra để ngăn Taliban trỗi dậy còn cao hơn tổng giá trị tài sản của 33 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ, nhưng vẫn không thể ngăn đà tiến quân của Taliban chỉ trong vài tháng qua.
Giới phân tích nhận định Mỹ sẽ chịu thêm nhiều chi phí rất lâu sau khi rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Joe Biden. Washington đã phải trả 500 tỷ USD tiền lãi, do chi phí cuộc chiến được lấy từ các khoản vay của chính phủ. Đến năm 2050, riêng số tiền trả lãi vì cuộc chiến Afghanistan có thể lên tới 6.500 tỷ USD.
Số tiền đã đi đâu?
Phần lớn ngân sách đầu tư vào Afghanistan tập trung cho các chiến dịch chống phiến quân, cũng như bảo đảm tiền lương và hỗ trợ hậu cần, y tế cho binh sĩ.
Kể từ năm 2002, Mỹ đã chi hơn 143 tỷ USD cho hoạt động tái thiết tại Afghanistan, trong đó 88,3 tỷ USD dành cho xây dựng lực lượng an ninh, bao gồm quân đội và cảnh sát. Gần 36 tỷ USD được đầu tư cho hoạt động quản lý chính quyền và phát triển, trong khi nhiều khoản tiền nhỏ hơn được dành cho nỗ lực chống ma túy và hỗ trợ nhân đạo.
Khoảng 19 tỷ USD trong số này đã bị lãng phí bởi tình trạng tham nhũng và lạm chi, theo báo cáo của Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan (SIGAR).
Các nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Afghanistan trong nhiều tháng không trả lương cho binh sĩ hoặc cảnh sát. Các lực lượng an ninh Afghanistan thường không được cung cấp đầy đủ vũ khí, thậm chí thiếu cả thức ăn và nước uống.
Lực lượng an ninh Afghanistan gần địa điểm đụng độ với Taliban ở Kandahar hôm 9/7. Ảnh: AFP .
Nhiều binh sĩ và cảnh sát bị điều đến những khu vực xa nhà, nơi họ không có bất cứ mối liên hệ nào, khiến một số đào ngũ để trở về bảo vệ gia đình mình. Tình trạng thiếu niềm tin vào chính phủ Afghanistan và nhiều quan chức tuyên bố sẽ không chiến đấu để bảo vệ chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani được coi là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân tỷ đô này.
Thiệt hại nhân mạng
Thiệt hại về nhân mạng và chi phí đi kèm cũng không kém, khi 2.500 binh sĩ và gần 4.000 nhà thầu dân sự Mỹ đã thiệt mạng tại Afghanistan kể từ năm 2001. Washington tốn khoảng 300 tỷ USD để chăm sóc cho 20.000 người bị thương do cuộc chiến Afghanistan và dự kiến sẽ mất thêm 500 tỷ USD nữa trong tương lai.
Hơn 1.000 binh sĩ các nước đồng minh của Mỹ cũng thiệt mạng khi làm nhiệm vụ ở Afghanistan.
Tuy nhiên, con số này chưa thấm vào đâu so với thương vong của lực lượng an ninh và dân thường Afghanistan. Tổng thống Ashraf Ghani hồi năm 2019 cho biết đã có 45.000 thành viên lực lượng an ninh Afghanistan thiệt mạng từ khi ông lên nắm quyền năm 2014.
Nghiên cứu của Đại học Brown năm 2019 ước tính quân đội và cảnh sát Afghanistan đã mất 64.100 người kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối năm 2001.
Tranh cãi về khả năng Mỹ xoay chuyển tình thế trước Taliban Nỗi uất ức của đồng minh từng cùng Mỹ chống Taliban Thảm cảnh của quân đội tỷ đô Afghanistan
Sự trở lại của Taliban ở Afghanistan mang ý nghĩa gì với Al-Qaeda?
Khi lực lượng Taliban tiếp quản Afghanistan sau chưa đầy 1 tuần phản công, điều này có ý nghĩa như thế nào với tổ chức Al-Qaeda và các nhóm cực đoan khác đang toan tính khơi dậy một cuộc thánh chiến toàn cầu?
Phái đoàn Taliban tham dự hội đàm với chính phủ Afghanistan tại Doha ngày 12/8. Ảnh: AFP
Không nghi ngờ gì rằng khi chiến thắng nhanh chóng đến kinh ngạc của các tay súng Taliban sẽ tạo ra cú hích to lớn cho các phần tử Hồi giáo cực đoan ở khắp mọi nơi, bất kể là Al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS), các chiến binh ở Mozambique và Syria, hay các phần tử thánh chiến đang ủ mưu hành động ở Birmingham hoặc Manila.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã trả lời kênh Sky News khi được hỏi về tình hình Afghanistan rằng ông hoàn toàn lo ngại các quốc gia thất bại sẽ là nơi sinh sản của những phần tử cực đoàn và Al-Qaeda có thể quay lại.
Theo tờ Guardian, Bộ trưởng Wallace đã đúng khi lo ngại về các nhà nước thất bại. Thảm kịch tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 được lên kế hoạch và tiến hành bởi lực lượng Al-Qaeda tại Afghanistan khi nhà nước này do Taliban nắm quyền lãnh đạo. Song ông đã sai lầm về sự trở lại của nhóm khủng bố trên, bởi lẽ Al-Qaeda vốn đang ở đó.
Mới tháng trước, Liên hợp quốc đã công bố bản đánh giá dựa trên thông tin tình báo nhận được từ các nước thành viên cho biết Al-Qaeda đã hiện diện tại ít nhất 15 tỉnh của Afghanistan. Ngoài ra, chi nhánh Al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ đang hoạt động dưới sự bảo vệ của Taliban từ các tỉnh Kandahar, Helmand và Nimruz. Phương tiện truyền thông của Al-Qaeda cũng ca ngợi những phần tử của nhóm này hoạt động thường xuyên ở Afghanistan.
Theo giới quan sát, đây luôn là một vấn đề bị Chính phủ Mỹ phớt lờ. Nằm trong thỏa thuận năm ngoái với Mỹ, Taliban cam kết không cho phép hoạt động đào tạo, gây quỹ hoặc tuyển quân những kẻ khủng bố, trong đó có cả Al-Qaeda có thể đe dọa an ninh của Mỹ cùng các đồng minh. Zalmay Khalilzad, đại diện đặc biệt của Mỹ về hòa giải Afghanistan, phát biểu trước Quốc hội hồi tháng 5 rằng Taliban đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc đáp ứng các cam kết này. Nhưng ngay cả khi điều này là sự thật tại thời điểm đó, thì bây giờ tình thế đã khác.
Chưa rõ Taliban sẽ chọn cách tiếp cận nào đối với Al-Qaeda hoặc các phần tử Hồi giáo cực đoan khác tham gia vào những chiến dịch bạo lực xuyên quốc gia bắt nguồn từ Afghanistan. Cũng không rõ Al-Qaeda sẽ phản ứng như thế nào về loạt sự kiện gần đây.
Các tay súng Taliban trên đường phố tỉnh Laghman, Afghanistan, ngày 15/8. Ảnh: AFP
Một trong nhiều lý do dẫn đến thất bại của Mỹ ở Afghanistan là trong những năm đầu không thể phân biệt được đâu là Al-Qaeda - một nhóm phần tử Hồi giáo cam kết lật đổ các chế độ ở Trung Đông cũng như chiến tranh chống lại Israel và phương Tây - và Taliban, một phong trào ở Afghanistan có yếu tố dân tộc mạnh mẽ nhằm áp đặt một quy tắc tôn giáo nghiêm ngặt cho một quốc gia.
Mối quan hệ giữa Taliban - gồm nhiều phe phái khác nhau - và Al-Qaeda đã phát triển đáng kể từ đó. Nhiều thập kỷ trôi qua, các mối quan hệ cá nhân và liên kết gia đình đã được hình thành. Các nhà lãnh đạo của những mạng lưới thánh chiến khác đã đóng vai trò trung gian. Một số ưu tiên vẫn khác nhau nhưng Taliban đã nhận thức toàn cầu hơn rất nhiều so với 20 năm trước. Điều này có nghĩa là phong trào này đã chia sẻ thế giới quan của Al-Qaeda theo những cách mới và quan trọng. Cơ quan tình báo Mỹ mô tả mối quan hệ giữa hai bên là gần gũi.
Nhưng Taliban cũng sẽ tìm kiếm sự hợp pháp quốc tế. Họ đã làm điều này khi nắm quyền trước đây và sẽ thực hiện lại. Câu hỏi đặt ra là từ ai và thỏa hiệp nào mà các nhà lãnh đạo của Taliban có thể chuẩn bị thực hiện để đạt được điều đó.
Một yếu tố quan trọng cho mối quan hệ với Al-Qaeda có thể là sự thay đổi chiến lược của thủ lĩnh Ayman al-Zawahiri khi chiến binh gốc Ai Cập này nắm quyền lãnh đạo mạng lưới sau cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden vào năm 2011.
Zawahiri đã giảm tần suất tấn công "kẻ thù xa" ở phương Tây, và thay vào đó là tìm cách giành được sự ủng hộ và tính hợp pháp tại những khu vực bất ổn của thế giới Hồi giáo. Zawahiri tin tưởng sẽ có cơ hội bành trướng và "kẻ thù gần" của các chế độ địa phương là dễ đánh bại hơn. Thay vì lái máy bay vào các thành phố của Mỹ, Al-Qaeda đã tìm cách xây dựng danh tiếng và thẩm quyền đối với các cộng đồng đang cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị đe dọa. Điều này sẽ giúp Taliban, vốn không bị đổ lỗi trực tiếp cho bất kỳ vụ khủng bố quốc tế nào, dễ dàng duy trì mối quan hệ hiện tại với nhóm này.
Tuy nhiên, sức khỏe của thủ lĩnh Al-Qaeda đã rất yếu Zawahiri đang rất ốm và không có gì đảm bảo rằng chiến lược của ông ta vẫn sẽ tồn tại sau khi ông ta chết đi hay các sự kiện gần đây ở Afghanistan. Thế giới sắp sửa chứng kiến sự kết hợp hỗn độn của một Afghanistan xập xệ do Taliban điều hành, một thất bại của Mỹ dưới tay lực lượng Hồi giáo, một Trung Đông đã trải qua hai thập kỷ bạo lực phân cực, và sự lan rộng chưa từng có của hệ tư tưởng thánh chiến cực đoan khắp hành tinh. Ngay cả khi Al-Qaeda không cố gắng tận dụng những hoàn cảnh mới này để trỗi dậy, những tổ chức khác sẽ làm vậy.
Tinh thần rệu rã của binh sĩ Afghanistan khi đối đầu Taliban Trước khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban đã chiếm giữ mọi thành phố lớn ở Afghanistan - từ Kandahar ở phía nam đến Mazar-i-Sharif ở phía bắc, Herat ở phía tây đến Jalalabad ở phía đông. Các binh sĩ Afghanistan tại tỉnh Laghman (Ảnh: Reuters). Tinh thần rệu rã, thiếu ý chí chiến đấu Chỉ mới hôm 14/8, trong một bài phát...