Gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày liên quan đến ô nhiễm không khí
Gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí, yếu tố thứ 2 gây nguy cơ tử vong sớm trên toàn thế giới.
Đây là nội dung báo cáo mới được Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ) công bố ngày 19/6.
Theo báo cáo, tiếp xúc với ô nhiễm không khí là một phần nguyên nhân dẫn tới cái chết của 8,1 triệu người, tương ứng khoảng 12% tổng số ca tử vong năm 2021. Điều này cũng có nghĩa rằng ô nhiễm không khí đã trở thành nhóm nguy cơ thứ 2 gây chết non, chỉ sau huyết áp cao và xếp trên các yếu tố khác như hút thuốc lá và chế độ ăn uống thiếu chất.
Video đang HOT
Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh trẻ nhỏ đặc biệt dễ chịu tác động của ô nhiễm không khí khi đây là một phần nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó, hơn 500.000 ca là do tiếp xúc với không khí ô nhiễm vì nấu ăn trong nhà bằng nhiên liệu bẩn như than, gỗ hoặc phân khô, chủ yếu diễn ra ở châu Phi và châu Á. Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ) đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện báo cáo thường niên về Tình trạng không khí toàn cầu.
Nội dung báo cáo nêu rõ hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều hít phải không khí có mức độ ô nhiễm đáng lo ngại mỗi ngày. Hơn 90% số ca tử vong có liên quan đến bụi mịn PM2.5, những vật chất gây ô nhiễm không khí được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Báo cáo cũng phát hiện ra rằng tình trạng ô nhiễm tầng ozone có liên quan đến gần 500.000 ca tử vong vào năm 2021. Tình trạng nàysẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi Trái Đất ấm lên do biến đổi khí hậu. Theo Giám đốc phụ trách nghiên cứu sức khỏe toàn cầu của Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe, Pallavi Pant, nhiều nơi trên thế giới đang phải trải qua những đợt ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn nhưng rất nghiêm trọng, như sau các vụ cháy rừng, bão bụi hoặc nắng nóng khắc nghiệt và đều có thể làm tăng nồng độ ô nhiễm tầng ozone. Bà lưu ý rằng việc chống biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí có thể áp dụng những giải pháp rất giống nhau, trong đó phải kể đến giải pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường nỗ lực nhằm giảm sử dụng nhiên liệu rắn bẩn để nấu ăn trong nhà.
Báo cáo đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (Mỹ) thực hiện. Dù những con số trên đã “khá khắc nghiệt” nhưng bà Pant lưu ý báo cáo có thể chưa đánh giá đúng tác động của ô nhiễm không khí do chưa tính những tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đến sức khỏe não bộ, các bệnh thoái hóa thần kinh hoặc tác động của việc sử dụng nhiên liệu rắn để sưởi ấm. Trong khi đó, đại diện của UNICEF, Kitty van der Heijden, cho rằng con số gần 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do các tác động về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí cho thấy sự thờ ơ của thế hệ ngày nay có thể gây ra những tác động sâu sắc thế nào đến thế hệ tương lai.
Nam thanh niên bị tâm thần vì quá sợ mắc ung thư
N.A luôn nghĩ mình có khả năng mắc ung thư nên kiêng khem, áp dụng thực dưỡng một cách cực đoan, tâm lý luôn bất ổn.
H.N.A (21 tuổi, trú tại Hà Nội) từng chịu cú sốc người thân qua đời vì ung thư nên luôn ám ảnh rằng mình sẽ mắc bệnh này. Bởi vậy, nam thanh niên lên mạng và tìm kiếm cách phòng bệnh. Hằng ngày, chàng trai chỉ ăn cơm với rau củ quả. Trong nhóm thực dưỡng, một số người cho rằng ăn đạm động vật kích hoạt bệnh ung thư. Thậm chí, hoa quả ngọt, đồ ăn có đường cũng nằm danh sách đen cần loại bỏ.
Sau 2 năm áp dụng thực dưỡng một cách cực đoan, chàng thanh niên bị suy kiệt vì thiếu chất, cơ thể gầy gò, thiếu sức sống. Cậu còn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, luôn bị lôi kéo tham gia các trào lưu ăn uống cực đoan, nhìn đâu cũng thấy bệnh tật, ung thư.
Sợ ung thư nên N.A ăn uống kiêng khem cực đoan. Ảnh minh họa: Freepik.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung - Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E cho biết, ngoài vấn đề suy dinh dưỡng, N.A còn mắc chứng rối loạn tâm thần liên quan tới ăn uống. Bệnh nhân không thể ăn uống nên các bác sĩ phải truyền dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Về vấn đề rối loạn tâm thần, N.A được điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý để thay đổi hành vi ăn uống.
Theo bác sĩ Chung, ăn chay có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ phù hợp với từng nhóm cụ thể. Với trẻ em, thanh thiếu niên, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để hoạt động và phát triển cơ bắp, ăn chay trường sẽ dẫn tới thiếu chất, suy kiệt cơ thể.
Sợ bệnh ung thư là tâm lý chung của mọi người và có ý thức phòng bệnh là tốt. Tuy nhiên, bác sĩ Chung cho rằng không nên lo lắng thái quá, phòng bệnh một cách thiếu khoa học, theo tâm lý đám đông. Khi bị lôi kéo vào các hội nhóm tiêu cực, người tham gia dễ bị dẫn dắt, mất khả năng phản biện và rối loạn tâm thần.
Trong thời gian đầu, bác sĩ sẽ đồng hành cùng bệnh nhân để nâng cao tư duy phản biện. Sau đó, gia đình, người thân phải sát cánh với bệnh nhân để hỗ trợ họ thoát khỏi tâm lý sợ hãi mắc ung thư.
Để phòng bệnh ung thư, Phó giáo sư Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết mọi người chỉ cần ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây, lựa chọn thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.
Người dân cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích và thịt nướng cháy. Ăn uống cân bằng giữ cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu. Trong sinh hoạt hằng ngày, bỏ hút thuốc lá, ngủ đủ và đúng giờ.
12 tác hại của việc ăn cà chua quá nhiều Cà chua là một thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên ăn quá nhiều nó cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 12 tác hại của việc ăn cà chua quá nhiều. Có thể gây khó chịu cho dạ dày Cà chua có tính axit cao, vì vậy, nếu bạn đang bị trào...