Gần 2.000 học sinh Phú Thọ tham gia ngày hội hướng nghiệp chào Xuân Tân Sửu
Ngày 23/1, Trường THPT Việt Trì, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp, khởi nghiệp chào Xuân Tân Sửu 2021″.
Ngày hội thu hút gần 2.000 học sinh tham gia.
Ngày hội hướng nghiệp, khởi nghiệp chào Xuân Tân Sửu 2021 có sự tham gia của 1.744 học sinh. Đây là hoạt động ngoại khóa của Trường THPT Việt Trì, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ. Học sinh tham gia các hoạt động trong ngày hội gồm thi gói bánh chưng và trang trí các gian hàng.
Học sinh hào hứng tham gia hội thi gói bánh chưng
Hội thi gói bánh chưng giúp các em tìm hiểu thêm nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó việc xây dựng gian hàng, các em sẽ được tìm hiểu, làm quen với kiến thức kinh doanh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó lan tỏa tinh thần khởi nghiệp.
Các gian hàng được trang trí đẹp mắt
Hoạt động ngoại khóa này giúp các em được rèn luyện, phát triển khả năng giao tiếp và hợp tác, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm… có những trải nghiệm khởi nghiệp kinh doanh từ đó xây dựng ước mơ, hoài bão, để mai sau các em có thể trở thành chủ doanh nghiệp.
Ngày hội còn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện tình yêu đối với nét đẹp văn hóa Việt Nam; là hoạt động bổ ích nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng sống; đoàn kết, trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề…
Video đang HOT
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "đại học"
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, đa số sẽ học tiếp lên THPT, số lượng thí sinh lựa chọn học nghề rất ít.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề như thời gian qua, việc lựa chọn được hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân chính là tạo ra lợi thế cho người học.
Vào đời không nhất thiết phải "đại học"
Là một trong những đơn vị làm tốt công tác hướng nghiệp nhiều năm qua tại quận Hà Đông (Hà Nội), trường THCS Biên Giang xác định, đây là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi năm học.
Nhà giáo Nguyễn Liên Lộc, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Dạy và tư vấn hướng nghiệp là bước đầu tiên để giúp học sinh khối 9 hình dung được cơ hội về việc làm sau này, đặc trưng của từng nghề, cách chọn nghề phù hợp và những gì cần phải chuẩn bị để có thể gắn bó với nghề.
Nhà giáo Nguyễn Liên Lộc, Hiệu trưởng trường THCS Biên Giang, quận Hà Đông.
Ngay từ đầu năm học, trường đã xây dựng kế hoạch dạy hướng nghiệp mang tính thực tiễn, phù hợp với tình hình địa phương. Thông qua các giờ dạy trên lớp, giáo viên sẽ phát hiện những khả năng nổi trội của các em. Từ đó phân loại đối tượng học sinh nên học nghề nào cho phù hợp. Ví dụ: nấu ăn, điện tử, điện dân dụng, cơ khí...
Sau khi kết thúc học kỳ, nhà trường họp phụ huynh để tạo sự đồng thuận trong việc định hướng nghề cho học sinh. Sau đó, trường mời các trường nghề đến để tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp và các trường nghề lại bố trí cho học sinh của trường đến thăm quan, trải nghiệm thực tế để yên tâm học tập.
Đối tượng được tập trung tư vấn là những em có học lực trung bình hoặc không có khả năng học tiếp lên THPT do hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn. Thông qua những buổi tư vấn, các em biết được mình cần học nghề nào để nỗ lực học tập.
"Những năm qua, tỷ lệ học sinh của trường đi học nghề sau khi tốt nghiệp là 10 - 15%. Nhiều em đã tốt nghiệp trường nghề và có công việc ổn định để nuôi sống bản thân, gia đình", thầy Lộc thông tin.
Tại trường THCS Phú Lương, quận Hà Đông, việc triển khai dạy hướng nghiệp cho học sinh khối 9 được chia theo từng chủ đề ở từng tháng.
Một tiết học giáo dục nghề nghiệp của học sinh lớp 9 trường THCS Phú Lương.
Nhà giáo Phạm Thị Mai Lan, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, khoảng đầu tháng 3, trường mời chuyên gia từ các trường như Trung cấp Nghề Tổng hợp Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng số 1, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại... về trường để tư vấn nghề cho học sinh.
Các em được nghe tư vấn cụ thể từng nghề cũng như biết được hệ thống cơ sở vật chất, chương trình đào tạo của họ để có cái nhìn bao quát. Từ sở thích cũng như điều kiện, năng lực của từng em sẽ có những sự lựa chọn phù hợp.
Riêng tại trường Trung cấp Nghề tổng hợp Hà Nội, sau khi học xong sẽ được cấp hai bằng tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề.
Trong hai năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020, số học sinh sau khi tốt nghiệp tại trường lựa chọn đi học nghề khoảng 40 em, tương đương 10%.
Dạy kĩ năng nghề nghiệp
Ở một góc nhìn khác, TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo cho rằng, nội dung về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cần phải làm ngay từ bậc học mầm non hay tiểu học đến THCS. Tức sẽ tích hợp với những môn học khác nhau để trẻ sớm hình dung, tự ý thức yêu thích nghề nghiệp của cha mẹ hay người khác.
Đối với cấp THCS, dạy hướng nghiệp trong nhiều năm qua chưa có ý nghĩa nhiều trong việc định hướng học tập cho học sinh sau THCS nên cần phải thay đổi để tích hợp nội dung hướng nghiệp vào chương trình mới.
Khi vào học ở cấp THPT, cần thay đổi cách giáo dục hướng nghiệp, không dạy nghề phổ thông "không đến đầu đến đũa" như hiện nay bằng cách, dạy những kỹ năng nghề nghiệp để một mặt tạo động lực cho học sinh. Mặt khác, nếu các em bỏ học giữa chừng có thể có kỹ năng nghề nghiệp nhất định để tham gia vào thị trường lao động khi đủ tuổi lao động.
Ở Bỉ đã phát triển các modul đào tạo kỹ năng ở một số nghề, chỉ cần học xong xong 2/5 modul thì học sinh THPT có thể đi làm được.
Giáo viên phải nắm bắt được sở trường, khả năng của học sinh và cùng phụ huynh thống nhất để tư vấn nghề phù hợp cho các em.
Ở nước ta có không ít em mãi tới năm lớp 12 mới tính đến việc chọn nghề hoặc chọn ngành học ở ĐH nên dễ vướng phải tình trạng chạy theo trào lưu. Thậm chí còn dẫn tới câu chuyện học lệch theo khối ngành mà mình đăng ký.
Làm gì để dạy kỹ năng nghề cho một bộ phận học sinh THPT như các quốc gia khác đang làm là thách thức hiện nay với ngành GD&ĐT do sự bất cập về quản lý.
Ở cấp địa phương, trường nghề có đủ điều kiện thầy cô giáo và cơ sở vật chất thì lại ít người học, trong khi ở trường THPT có người học thì lại thiếu giáo viên dạy kỹ năng nghề và thiết bị dạy nghề.
Nếu đầu tư mua sắm và tuyển dụng giáo viên thêm cho các trường THPT thì không phải là cách quản trị thông minh hệ thống GD&ĐT quốc gia.
Chúng ta từng chứng kiến các cuộc cách mạng trước đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã phát huy được huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống để giành thắng lợi.
Ngày nay trước cuộc CM Công nghiệp 4.0 vô cùng thách thức đối với công tác đào tạo nhân lực, chúng ta lại chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp nguồn lực từ giáo dục và đào tạo nghề, nguy cơ sẽ tuột mất cơ hội chuẩn bị nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
"Hy vọng sau khi ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 13 được tổ chức thành công, Chính phủ sẽ có nhưng đổi mới theo tinh thần tinh gọn bộ máy như Nghị quyết số 19, Hội nghị TW 6 đã chỉ ra nhằm thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT để có có sự đổi mới đột phá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Từ đó chuẩn bị nhân lực cho đất nước phát triển mạnh hơn trong thời đại 4.0", TS Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.
Hàng nghìn học sinh tiểu học Thọ Sơn múa hát xoan, nhảy dân vũ giữa giờ Giữa giờ học, gần 1. 800 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) múa, hát xoan nhịp nhàng. Chia sẻ với PV Dân trí , cô Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn cho biết, đây là một trong những hoạt động giáo dục ngoại khóa của nhà trường. Theo đó mỗi...