Gần 2.000 học sinh khu vực phía Nam tranh tài kỳ thi Olympic tháng 4
Ngày 6/4, gần 2.000 học sinh đã tham dự kỳ thi Olympic tháng 4 lần 5- 2019 dành riêng cho học sinh khối THPT khối không chuyên mở rộng trong khu vực TPHCM và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Năm nay, kỳ thi được tổ chức tại 8 hội đồng thi khác nhau. Thí sinh sẽ dự thi một trong số 17 môn gồm: Toán; Văn; Tin học 10; Tin học 11; Sinh; Tiếng Anh; Tiếng Pháp; Địa; Hóa; Sử; Lý; giải toán trên máy tính cầm tay; Giải toán KHTN trên máy tính cầm tay; và 4 môn ứng dụng STEM bao gồm: Robot A, Xe thế năng, Robot B, Robot C.
Đặc biệt, năm nay BTC đưa vào thêm 2 môn thi mới là giải toán trên Máy tính cầm tay và Giải toán KHTN trên Máy tính cầm tay với mong muốn học sinh có thể rèn luyện, thử khả năng ứng dụng Máy tính cầm tay vào các kỳ thi cuối cấp, thi THPT sắp tới.
Thí sinh trao đổi sau khi làm bài thi
Theo đó, thời gian làm bài thi là 120 phút, riêng môn giải Toán cầm tay (Môn Toán) và giải toán KHTN trên máy tính cầm tay (một bài thi gồm có 3 môn Lý – Hóa – Sinh) thời gian làm bài 90 phút. Bài thi theo hình thức tự luận, riêng môn Ngoại ngữ có phần nghe, môn Tin học thi trên máy tính. Kiến thức trong đề thi là kiến thức trong chương trình sách giáo khoa của khối lớp hiện hành, tính đến thời điểm tham gia cuộc thi.
Được biết, đây là kỳ thường niên do Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) -tổ chức dành riêng cho học sinh khối THPT khối không chuyên mở rộng trong khu vực TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Video đang HOT
NGUYỄN DŨNG
Theo Tiền Phong
Quảng Ngãi: Học sinh lớp 12 chế tạo robot cứu hỏa giá rẻ
Robot cứu hỏa với chi phí chế tạo khoảng 20 triệu đồng của 2 học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng Ngãi) đã đạt giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Nam năm 2019.
Em Phạm Hồng Thái và Võ Đặng Văn Thành hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Trần Quốc Tuấn (tỉnh Quảng Ngãi). Với niềm đam mê sáng tạo cùng mong muốn chế tạo ra những sản phẩm hữu ích, 2 nam sinh đã cùng nhau nghiên cứu, chế tạo thành công robot cứu hỏa điều khiển từ xa.
Thái và Thành bên sản phẩm robot cứu hỏa
Em Phạm Hồng Thái cho biết, nhiều lần chứng kiến người lính cứu hỏa phải chiến đấu với "giặc lửa" vô cùng nguy hiểm. Do đó, hai em đã nảy sinh ý tưởng chế tạo robot có thể làm thay nhiệm vụ của người lính ở những khu vực nguy hiểm nhất.
"Người lính chữa cháy phải đối mặt với nhiệt độ cao, vật liệu khi cháy có thể phát nổ hoặc sinh ra khói độc gây nguy hiểm. Vì vậy chúng em nghĩ robot cứu hỏa sẽ rất cần thiết và hữu ích đối với những người lính làm công tác chữa cháy", Thái nói.
Theo Thái, sản phẩm robot cứu hỏa hoàn toàn không mới nhưng giá thành rất cao. Do đó, Thái và Thành đặt ra yêu cầu là chế tạo robot phải đáp ứng được yêu cầu thực tế và có giá thành rẻ. Với ý tưởng đó, hai nam sinh bắt tay nghiên cứu thực hiện sản phẩm của mình.
Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo với nhiều lần gặp thất bại, mô hình Robot cứu hỏa của hai nam sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn đã hoàn thành. Robot được làm hoàn toàn bằng thép với khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 3000C.
Ngoài hệ thống cảm biến nhiệt, mạch điều khiển điện tử phức tạp, robot được gắn một xi lanh điện để thay đổi góc phun trong những điều kiện khác nhau. Với cơ cấu bánh xích, robot có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình, kể cả những địa hình phức tạp mà con người khó tiếp cận.
Robot cứu hỏa hoạt động khá hiệu quả và giá thành chế tạo chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Một camera với độ phân giải HD được gắn trên robot có nhiệm vụ thu hình ảnh liên tục giúp người điều khiển đưa ra phương án di chuyển tốt nhất để tiếp cận và dập tắt đám cháy.
"Chúng em phải mất 6 tháng chế tạo, thử nghiệm với không ít lần thất bại mới hoàn thành được sản phẩm", Thái cho biết.
Nói về những khó khăn trong quá trình chế tạo sản phẩm, em Võ Đặng Văn Thành cho biết, khó khăn lớn nhất nằm ở bước tìm hiểu tài liệu liên quan đến robot cứu hỏa. Riêng hệ thống mạch điện chưa có nhiều tài liệu trong nước nên một số phần như lập trình mạch, cảm biến nhiệt độ, camera... đều phải tìm hiểu trong tài liệu bằng tiếng Anh.
"Vật liệu chế tạo robot cũng là một trở ngại. Nhiều loại phải đặt mua ở các thành phố lớn, một số phải mua từ nước ngoài", Thành chia sẻ.
Không chỉ tạo ra sản phẩm hỗ trợ người lính cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, Thái và Thành còn cố gắng nội địa hóa các thiết bị trong robot để giá thành thấp nhất. Do đó, toàn bộ chi phí chế tạo robot chỉ khoảng 20 triệu đồng.
Robot được điều khiển từ xa để tiếp cận, dập tắt đám cháy.
Theo Thiếu tá Nguyễn Hợp - Phó trưởng phòng cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi, robot cứu hỏa của Thái và Thành đã được thực nghiệm 3 lần tại phòng cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá bước đầu cho thấy đây là sản phẩm khá hữu ích trong công tác chữa cháy.
"Qua thực nghiệm thì robot vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện hơn nhưng nhìn chung đây là ý tưởng hay. Robot hoạt động khá hiệu quả khi đã dập tắt được đám cháy trong những lần thực nghiệm", Thiếu tá Hợp nhận định.
Quốc Triều
Theo Dân trí
'Hot girl quân sự' học giỏi tiếng Pháp, được tuyển thẳng đại học Phạm Huyền Minh (19 tuổi) được nhiều người chú ý qua bức ảnh mặc trang phục học quân sự. 10X sở hữu vẻ ngoài sáng, từng đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp. Làn da trắng, đôi mắt to và nụ cười duyên dáng là ấn tượng chung của nhiều người khi xem bức hình của Phạm Huyền Minh...