Gần 200 nhà khoa học dự Hội nghị Toán học miền trung và Tây Nguyên
Hội nghị toán học miền trung và Tây Nguyên lần thứ tư năm 2022 được tổ chức tại thành phố Huế trong hai ngày 25, 26/8 do trường Đại học sư phạm Huế đăng cai là diễn đàn lớn nhất về nghiên cứu toán học của khu vực miền trung và Tây Nguyên.
Gần 200 nhà khoa học, giảng viên đại học, giáo viên toán phổ thông trong nước và nước ngoài dự Hội nghị.
Hội nghị lần này quy tụ gần 200 nhà khoa học, giảng viên đại học, giáo viên toán phổ thông trong nước và nước ngoài tham dự trực tiếp.
Trong hai ngày diễn ra, 5 nhà nghiên cứu có những kết quả nghiên cứu xuất sắc gần đây sẽ báo cáo chuyên đề tập trung vào những bài toán lớn và những kết quả đạt được mới nhất trong các lĩnh vực như đại số giao hoán, hình học đại số, phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng, giáo dục toán học.
Cạnh đó, hội nghị còn có 87 báo cáo trình bày tại 4 tiểu ban. Trong đó, Tiểu ban 1: Đại số-Lý thuyết số-Hình học-Tôpô; Tiểu ban 2: Giải tích-Phương trình đạo hàm riêng; Tiểu ban 3: Tối ưu-Tính toán khoa học-Cơ sở toán cho Tin học-Xác suất-Thống kê-Toán tài chính; Tiểu ban 4: Giảng dạy và lịch sử toán học. Mỗi tiểu ban sẽ làm việc trong hai ngày để cùng thảo luận về những kết quả nghiên cứu mới của từng lĩnh vực và những định hướng cho sự sự phát triển trong tương lai.
Video đang HOT
Hội nghị Toán học miền trung và Tây Nguyên được tổ chức định kỳ hai năm/lần với mục đích là thảo luận và chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới nhất về các lĩnh vực khác nhau của toán học hiện đại và ứng dụng như đại số, lý thuyết số, hình học, giải tích, tối ưu và tính toán khoa học, cơ sở toán cho tin học, xác suất và thống kê, toán tài chính, giảng dạy và lịch sử toán học. Đồng thời, kết quả của hội nghị đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng và phổ biến toán học của khu vực miền trung, Tây Nguyên và cả nước.
'Mổ xẻ' những bất cập của mô hình trường đại học ở Việt Nam
Hội thảo còn có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Hoàng Minh Sơn; lãnh đạo nhiều trường ĐH của Việt Nam, lãnh đạo một số địa phương và nhiều chuyên gia giáo dục, nhà khoa học.
Trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, việc tổ chức và hoạt động của mô hình ĐH cũng nảy sinh một số vấn đề vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ ngay về cơ cấu tổ chức của ĐH; mối quan hệ, liên kết giữa các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc trong ĐH.
Ngày 4/6, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội thảo "Về mô hình tổ chức, hoạt động của các đại học (ĐH) Việt Nam". Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Giáo sư (GS) Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN chủ trì hội thảo.
Hội thảo còn có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Hoàng Minh Sơn; lãnh đạo nhiều trường ĐH của Việt Nam, lãnh đạo một số địa phương và nhiều chuyên gia giáo dục, nhà khoa học.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, theo quy định của Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2018 (Luật số 34/2018/QH14) hiện hành, thuật ngữ "ĐH" không chỉ được dùng để chỉ các ĐH với tư cách là "tổ hợp các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp", bao gồm các "ĐH quốc gia" và "ĐH vùng" hiện nay, mà còn mở ra hành lang pháp lý cho việc hình thành các ĐH đa ngành, đa lĩnh vực được phát triển lên từ các trường ĐH truyền thống.
Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai thi hành Luật, việc tổ chức và hoạt động của mô hình ĐH cũng nảy sinh một số vấn đề vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ ngay về cơ cấu tổ chức của ĐH; mối quan hệ, liên kết giữa các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc trong ĐH; trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị; những bất cập trong thực thi quy định pháp luật về tự chủ ĐH liên quan đến các hoạt động chuyên môn, học thuật trong đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như trong thực thi quyền tự chủ về tài chính, tài sản.
Tại hội thảo, Giáo sư Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho hay, kể từ năm 2013 đến nay, ĐHQGHN được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong các lĩnh vực tổ chức, hoạt động và đã thực hiện tốt các quyền này. Song đơn vị cũng gặp khó khăn trong việc triển khai mô hình hội đồng các trường ĐH thành viên. Việc phân định mức độ tự chủ của các trường ĐH thành viên trong bức tranh tự chủ chung của ĐHQGHN; việc phân loại tổ chức, cơ chế chính sách về điều kiện thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN.
"Về cơ chế chính sách và các quy định khác của pháp luật, ĐHQGHN gặp phải các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn đối với các dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Cơ chế chính sách trong việc ký hợp đồng lao động và bổ nhiệm người lao động vào các vị trí quản lý lãnh đạo đối với một số ngành nghề đặc thù có nhiều cán bộ khoa học trình độ cao còn hạn chế, bất cập. Các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự của ĐHQGHN vẫn chưa được thể chế hóa theo luật định", GS Lê Quân nói.
Đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia cùng "mổ xẻ" về những bất cập trong mô hình tổ chức, hoạt động của các ĐH ở Việt Nam.
Cũng theo GS Lê Quân, tự chủ không có nghĩa là "mặc đồng phục cho các trường". Tự chủ cho phép các cơ sở đào tạo phát triển những ngành thế mạnh, trong đó có những ngành khoa học cơ bản cần được tập trung đầu tư.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐHQG TP Hồ Chí Minh nêu vấn đề, mô hình tự chủ ĐH của Việt Nam đang có chiều hướng phát triển và đã được cụ thể hóa trong Luật 34. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là việc thực thi tự chủ ĐH ở Việt Nam, đặc biệt là mô hình tự chủ của ĐHQG TP Hồ Chí Minh thì phương thức quản trị nào là phù hợp, có thể mang lại hiệu quả cao? Do đó, lãnh đạo ĐHQG TP Hồ Chí Minh kiến nghị, cần làm rõ một số vấn đề trong mô hình quản trị như: Vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, đoàn thể; quyền hạn và trách nhiệm, mối quan hệ giữa hội đồng ĐH, giám đốc, hội đồng trường, viện thành viên...
PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế phân tích, tính chính danh của 2 ĐHQG là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP Hồ Chí Minh và 3 ĐH vùng gồm ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế đã được quy định trong Luật 34 do Chính phủ thành lập, nên có sự "khác biệt" với các "trường ĐH" nếu được nâng cấp thành "ĐH" theo tinh thần của Luật 34, như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có thể trở thành ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ có thể trở thành ĐH Cần Thơ. Những "ĐH" này do Hội đồng trường Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Hội đồng trường ĐH Cần Thơ thành lập, không có tư cách pháp nhân, tài khoản và quy chế tổ chức. Hoạt động của các "trường trong trường" này còn khá mới và lúng túng.
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, mô hình ĐH 2 cấp có những ưu điểm nổi bật, và là xu hướng chung của các ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập, tồn tại, chưa quyết liệt để tạo mô hình gọn nhẹ giảm đầu mối hành chính; các khoa, trường trùng nhau về chuyên môn ngay từ khi thành lập và điều này vẫn đang hiện hữu.
GS Từ Quang Hiển, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề xuất, hãy mạnh dạn cho ĐH vùng mạnh lên và không cắt xén quyền hạn của trường ĐH thành viên. ĐH thành viên khi vào ĐH vùng thì phải thuận lợi hơn nên phải có cơ chế phù hợp cho trường thành viên phát triển. Đồng thời, phải đầu tư cho ĐH quốc gia và ĐH vùng đến nơi đến chốn, trở thành "ĐH đẳng cấp quốc tế", trong đó phải đầu tư "nâng cấp" đội ngũ nhà giáo, cho đi đào tạo ở nước ngoài nâng cao trình độ...
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, tự chủ ĐH là một chủ trương lớn. Trường ĐH theo mô hình nào thì cũng phải tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao tính cạnh tranh, mục tiêu mang lại những giá trị tốt nhất cho giảng viên, sinh viên. Dù theo mô hình nào thì cũng phải đảm bảo tính hệ thống trong mô hình ĐH quốc gia, mô hình ĐH vùng và tính hệ thống của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.
"Phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn về tự chủ ĐH. Giá trị của trường ĐH là những giá trị trường mang lại cho xã hội chứ không phải là trường có quyền nhiều hay quyền ít", Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ.
Thủ tướng đề nghị đánh giá toàn diện về giáo dục môn Sử cấp THPT Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để đánh giá toàn diện,và đề xuất phương án phù hợp với Chương trình giáo dục môn Lịch sử ở cấp THPT. Theo các chuyên gia, cần thay đổi cách dạy môn Lịch sử để thu hút học sinh. (Ảnh: PV/Vietnam )...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chấn động: Truyền thông khui ngọc nữ showbiz "bắt cá 2 tay", vụng trộm với tài tử hơn 15 tuổi đã có vợ con
Sao châu á
13:55:08 23/04/2025
WHO thông báo cắt giảm mạnh nhân sự
Thế giới
13:54:04 23/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 30: Đại đổi chiến thuật tán An
Phim việt
13:52:02 23/04/2025
Một số món ăn ngon với quả lựu, tốt cho người bị tiểu đường
Ẩm thực
13:49:36 23/04/2025
Lý do không ai dám xông vào bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội
Pháp luật
13:41:15 23/04/2025
Fan cuồng đã có thể cầm thử dòng iPhone 17 ngay bây giờ
Đồ 2-tek
13:27:42 23/04/2025
Chồng đánh dã man vợ đang ôm con thơ ở Long An gây phẫn nộ
Tin nổi bật
13:23:51 23/04/2025
Phi Thanh Vân gây tranh cãi vì clip thân mật quá đà với bạn trai doanh nhân hơn 10 tuổi
Sao việt
13:18:34 23/04/2025
5 món phụ kiện giúp set váy long lanh hơn bội phần
Thời trang
13:13:13 23/04/2025
Gợi ý hành trình trải nghiệm mùa hè rực rỡ tại Nha Trang
Du lịch
13:01:57 23/04/2025