Gần 200 nghìn người chết vì bỏng mỗi năm
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công bố tháng 5/2012, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 195.000 ca tử vong vì bỏng.
Đa số các trường hợp bỏng xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, mặc dù có thể phòng ngừa.
Phụ nữ ở các nước vùng Đông Nam Á có tỷ lệ bị bỏng cao nhất, chiếm tới 27% tử vong toàn cầu do bỏng và 70% số ca tử vong do bỏng ở Đông Nam Á.
Phụ nữ có nguy cơ cao bị bỏng do phải nấu nướng bằng bếp lửa, thói quen dùng bếp lò không an toàn có thể bén lửa vào quần áo lòe xòe. Đốt lửa để sưởi ấm và thắp sáng cũng dễ gây nên tai nạn bỏng.
Ngoài phụ nữ, trẻ em cũng là nhóm đối tượng rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân thứ 11 gây tử vong ở trẻ 1-9 tuổi và cũng là nguyên nhân thứ 5 gây thương tích không tử vong ở trẻ em. Ngoài nguy cơ chủ yếu là do không được người lớn trông coi cẩn thận, thì có khá nhiều trẻ bị bỏng do bị bạo hành.
Bỏng là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, bao gồm nằm viện dài ngày, tàn phế dẫn đến kỳ thị, hắt hủi. Những chi phí gián tiếp như mất tiền lương, chăm sóc dài ngày, chấn thương thân thể và tinh thần, sự chăm sóc của thân nhân… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế – xã hội.
Cấp cứu khi bỏng. (Ảnh minh họa)
Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếu ở gia đình và nơi làm việc. WHO đã đưa ra khuyến nghị trong trường hợp cấp cứu bỏng như sau:
Video đang HOT
Nên:
– Cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân để tránh làm bỏng nặng hơn và rửa vết bỏng.
- Làm mát vết bỏng bằng cách mở vòi nước chảy chầm chậm lên vết bỏng.
- Trong trường hợp bỏng lửa, cần dập lửa bằng cách cho nạn nhân lăn tròn trên đất hoặc phủ chăn, dùng nước hay các phương tiện chữa cháy để dập lửa.
- Trong trường hợp bỏng hóa chất, cần làm sạch hoặc làm loãng bớt hóa chất bằng cách rửa vết bỏng với nhiều nước sạch.
- Băng nhẹ vết bỏng bằng băng gạc sạch và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Không nên:
- Không tiến hành cấp cứu cho nạn nhân nếu chưa đảm bảo an toàn: ngắt cầu dao điện, đi găng tay cao su để phòng người cứu hộ bị bỏng hóa chất…
- Không đắp thuốc mỡ, nghệ… lên vết bỏng.
- Không đắp đá lên vì có thể làm tổn thương sâu thêm.
- Tránh làm mát bằng nước quá lâu vì có thể gây hạ thân nhiệt.
- Không làm trợt vỡ nốt phỏng cho đến khi đã bôi kháng sinh tại chỗ.
- Không bôi đắp bất kỳ thứ gì lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng.
- Tránh bôi thuốc lên vết bỏng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Theo vietbao
Hà Nội: Nến to phát nổ, bé trai bỏng nặng
Nhà bị mất điện, bé N.T.N (11 tuổi, Hà Nội) châm nến thắp sáng không ngờ cây nến phát nổ, lửa bùng lên bám vào quần áo cháu bé và bùng cháy.
Vụ hỏa hoạn hy hữu xảy ra vào tối 30/5. Tối đó bé N. được người nhà đưa đến khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng bỏng toàn thân, nặng nhất là khuôn mặt nhiều vùng da bỏng bị "lột" đỏ rực.
BS.Ths Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, qua thăm khám đánh giá tình trạng bệnh nhi rất nặng, bị bỏng rộng với diện tích bỏng chiếm 40% diện tích cơ thể.
Bé N. đang được điều trị tại khoa Bỏng BV Xanh Pôn. Ảnh: N.H
Theo BS Thống, điều đáng tiếc nhất của ca bệnh này là xử lý sau bỏng kém khiến bé bị tình trạng nặng hơn. Bởi khi thấy lửa bén vào quần áo gây cháy bùng, người nhà quá hoảng hốt, dập lửa xong vội vàng lột quần áo cháu ra khiến nhiều vùng da bị lột theo quần áo. Vùng da bị lột khiến bé vô cùng đau rát. Chưa kể, gia đình còn đổ mỡ trăn vào vùng da bỏng khiến khi vào viện các bác sĩ rất khó khăn trong việc xử lý sạch vết bỏng và xác định mức độ bỏng của bé.
Đến nay, sau hơn một tuần điều trị, bé N. đã qua giai đoạn sốc nhưng vẫn đau đớn. Việc điều trị cần một thời gian tương đối dài.
Người nhà bệnh nhi N. cho biết, tai nạn xảy ra khi nhà bị mất điện, gia đình đốt loại nến to của Trung Quốc để thắp sáng. Bé N mang sách ra ngồi sát cây nến để đọc. Bất ngờ cây nến phát nổ, bé N. bị lửa bén gây bỏng nặng.
BS Thống khuyến cáo, sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ bỏng sâu hay nông của trẻ. Nếu để quần áo nóng bám lấy da thịt, bỏng sẽ càng sâu hơn. Nhưng cũng tuyệt nhiên không được lột quần áo một cách bình thường mà cần lấy kéo cắt nhẹ nhàng để bỏ phần quần áo cháy rồi nhanh chóng ngâm toàn bộ vùng da bị bỏng vào nước mát. Thậm chí những trường hợp quần áo bám rít lấy da thì cần sơ cứu nhanh, ngâm cả người cùng quần áo trong nước mát để nhanh chóng hạ nhiệt độ vùng bị bỏng. Sau khi ngâm vết bỏng trong nước, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch rồi khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Hồng Hải
Theo dân trí
Nạn nhân vụ nổ tiệm phở bị bỏng nặng Anh Hoàng Văn Thắng (SN 1977), chủ tiệm phở KCC nơi xảy ra vụ nổ tối 4/6, đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia với những vết bỏng khá nặng trên cơ thể. Vợ anh Thắng, chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1979) và hai con của anh Thắng cũng được điều trị tích cực tại khoa Nhi. Sáng 5/6, anh Thắng...