Gần 1.000 hồ sơ cạnh tranh 200 suất vào lớp 6 trường Ams
Đến 17h ngày 24/8, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nhận gần 1.000 hồ sơ dự tuyển trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 200 em.
Thống kê được trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đưa ra vào 17h ngày 24/8. Theo thông báo tuyển sinh, đây là hạn cuối nộp hồ sơ qua đường bưu điện công ích.
Trường tổ chức xét tuyển từ ngày 26/8 và báo kết quả về Sở GD&ĐT Hà Nội vào 28/8.
Ngày 30/8, sở phê duyệt danh sách trúng tuyển vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm học 2021-2022. Nhà trường sẽ thông báo danh sách trúng tuyển đến học sinh kèm lịch tiếp nhận hồ sơ.
Năm nay, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kỳ thi tuyển sinh lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam bị hủy. Thay vào đó, trường tổ chức xét tuyển. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm bậc tiểu học cùng điểm ưu tiên, khuyến khích.
Điểm học tập bậc tiểu học là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm, xét ở các môn Toán, Tiếng Việt (tính cả 5 năm), Tiếng Anh (lớp 3-5), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4 và 5).
Việc cộng điểm ưu tiên được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Điểm khuyến khích được quy đổi từ các giải của cuộc thi, olympic cấp quận/huyện/thị xã, thành phố, quốc gia, quốc tế. Mức điểm cộng nằm trong khoảng từ 0,5 đến 20 điểm. Cụ thể như sau:
Học sinh thuộc nhiều trường hợp được cộng điểm ưu tiên, khuyến khích chỉ được cộng mức điểm cao nhất.
Ngoài ra, học sinh hoặc bố, mẹ các em phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Các em phải đảm bảo điều kiện là đạt “học sinh hoàn thành tốt các nội dung học tập và rèn luyện” cho lớp 1, 2, 3, riêng năm lớp 4 và 5 phải đạt xuất sắc.
Trường xét tuyển theo thứ tự từ điểm cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Nếu các em ở cuối có điểm xét tuyển bằng nhau, trường sẽ tính điểm khuyến khích bằng cách cộng toàn bộ giải thưởng học sinh đạt được và lấy từ điểm cao xuống thấp.
Trẻ khóc vì không đỗ chuyên: Áp lực từ phụ huynh?
Theo phụ huynh chia sẻ, khi biết phương án tuyển sinh vào trường chuyên, con em họ mếu máo vì con không có điểm cộng.
Mới đây trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đã chốt phương án tuyển sinh vào lớp 6. Theo đó trường đã xét tuyển học bạ và cộng điểm ưu tiên, khuyến khích. Phương án tuyển sinh này đã khiến nhiều học sinh và phụ huynh bất ngờ.
Một phụ huynh cho biết khi biết tin này cả chị và con đều hụt hẫng, mếu máo vì ấp ủ thi Ams từ nhỏ. Thậm chí có phụ huynh chia sẻ khi biết được thông báo tuyển sinh, cả hai mẹ con đã bật khóc vì con không có điểm cộng.
Trước vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng một học sinh 11 tuổi khóc có thể không phải do không vào được trường chuyên mà khóc do áp lực từ chính bố mẹ các cháu gây nên.
Đó chính là sự định hướng sai, quan điểm lạc hậu của phụ huynh, gia đình về việc học trường chuyên sẽ giúp sau này thi đại học dễ dàng. Điều này đẫn tới việc chạy đua cho con vào trường chuyên và gây áp lực cho con cái.
Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
"Từ xưa đến nay nhiều người vẫn tâm niệm rằng, được học trường chuyên thì mọi chuyện đâu sẽ vào đó. Thế nên có những người cố bằng được để con được vào trường mà không hiểu rằng nếu với sức học yếu thì việc học tập trong trường sẽ rất vất vả.
Trường chuyên thường học chuyên sâu một môn hơn nhưng theo quan điểm của tôi chỉ có trường Đại học mới có thể chuyên đi sâu đào tạo nghề, chuyên gia. Chúng ta phải hiểu rằng việc học tập giúp cá nhân ra ngoài có thể tự lập được và năng lực đó là năng lực tổng hợp.
Trước thực trạng này, phải tìm cách để cho phụ huynh thấy rằng trong giai đoạn hiện nay trường chuyên không thể giải quyết được những yêu cầu thời đại. Trường chuyên chưa phải là nơi đào tạo những con người tự do có tư duy phát triển bởi tư duy này mang tính chất xã hội rất nhiều chứ không phải chỉ tư duy môn học" -GS.TS Phạm Tất Dong phân tích.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, muốn để phụ huynh hiểu đúng và định hướng đúng cho con cái thì phải phân tích, thống kê cho phụ huynh thấy rằng hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp được xây dựng từ học sinh trường chuyên và bao nhiêu doanh nghiệp lớn được tạo nên từ những học sinh không chuyên.
Cái quan trọng nhất của việc học là để có nghề chứ không phải học để có chữ. Phụ huynh phải hiểu, sau khi học xong, con không làm nghề này thì làm nghề khác.
"Việc phụ huynh định hướng sai cho con đã vô tình gây nên áp lực cho con cái. Theo ông đã đến lúc nên bỏ trường chuyên cấp 1, 2, nếu giữ thì chỉ giữ lại chuyên cấp 3 bởi học sinh tiểu học, trung học cần học tất cả các môn học chứ không nên chỉ học chuyên sâu một môn", vị chuyên gia nhận xét và khuyến nghị.
Hà Nội 'chốt' dừng tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng: Phụ huynh nói gì? Nhiều phụ huynh cho rằng việc Hà Nội đột ngột dừng tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng là không công bằng. Thời gian qua, trước thông tin Hà Nội dừng tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng, ông Phạm Xuân Tiến - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết năm học 2021-2022, các trường THCS của Hà Nội dừng tuyển...