Gần 1.000 cuộc tấn công mạng trong tháng 9
Theo báo cáo từ Bộ TT-TT, trong tháng 9.2022, số lượng cuộc tấn công mạng là 988 cuộc (tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2021).
Triển khai chiến dịch làm sạch mã độc trên mạng
Liên quan đến lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Bộ TT-TT cho biết trong tháng 9.2022, số doanh nghiệp lĩnh vực này là 124 (tăng 18,1% so cùng kỳ năm 2021). Số lao động an toàn thông tin là 3.367 lao động (tăng 9,14% so với cùng kỳ năm 2021).
Số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet là 530.870 địa chỉ (giảm 53,3% so cùng kỳ năm 2021). Số lượng cuộc tấn công mạng lên tới 988 cuộc (tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2021).
Ngoài ra, tổng số chứng thư số công cộng đã cấp tính đến hết tháng 9 là 5.196.987 chứng thư số, tăng 16,24% so với cùng kỳ năm 2021 (4.407.809 chứng thư số). Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tháng 9 là 1.871.896 chứng thư số, tăng 17,67% so với cùng kỳ năm 2021 (1.591.311 chứng thư số).
Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được Bộ TT-TT nêu rõ là triển khai chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022 với mục đích vì cộng đồng, được triển khai trên diện rộng, hướng tới toàn thể các cơ quan, tổ chức và người dân trên cả nước.
Video đang HOT
Cung cấp các công cụ miễn phí để kiểm tra, xử lý và bóc gỡ mã độc nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng; chung tay xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn và lành mạnh, góp phần chuyển đổi số quốc gia nhanh, bền vững.
Số lượng cuộc tấn công mạng trong tháng 9.2022 tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2021 – Ảnh: Internet
Đáng chú ý, trong báo cáo của Bộ TT-TT còn dẫn chứng những kinh nghiệm của Hàn Quốc liên quan đến chứng thực chữ ký số. Cụ thể, Luật Chữ ký số sửa đổi sửa đổi tháng 12.2020 của Hàn Quốc cho phép các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào hệ thống chứng thực chữ ký số, thúc đẩy các dịch vụ chữ ký điện tử mới tiện lợi và đáng tin cậy. Thay đổi này cũng làm kích thích khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường chữ ký điện tử ở Hàn Quốc.
Hiện tại Hàn Quốc đã có 17 đơn vị đủ tiêu chuẩn cung cấp chữ ký số, trong số đó có 5 đơn vị (KICA, KOSCOM, KFTC, Crossert, KTNET) sử dụng phương thức xác định người dùng bằng cách nhận dạng trực tiếp với thẻ căn cước công dân…
Phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số
Đối với lĩnh vực kinh tế số, Bộ TT-TT cho biết hiện có 45 nền tảng số “Make in Viet Nam” của 27 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia. Các nền tảng được tập hợp, đánh giá trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa dùng thử, vận dụng vào những nghiệp vụ cụ thể.
Tính đến ngày 30.9.2022, Chương trình SMEdx đã có 490.923 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số “Make in Viet Nam” xuất sắc do chương trình tuyển chọn; có 62.047 doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng của chương trình.
Theo Bộ TT-TT, nhiệm vụ trọng tâm quý 4/2022 là tiếp tục thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hằng năm; đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số theo chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gắn liền với bảo đảm an toàn thông tin mạng…
Ngoài ra, Bộ TT-TT còn đặt nhiệm vụ trọng tâm hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các doanh nghiệp tại địa phương đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp (Digital Business Indicators) tại địa chỉ dbi.gov.vn để đánh giá, xác định mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp sử dụng các nền tảng số phù hợp để chuyển đổi số nhanh và hiệu quả. Tiếp tục triển khai đo lường hoạt động của người dân trên các nền tảng số…
Thuê bao di động tăng trở lại
Số lượng thuê bao điện thoại di động bước vào chu kỳ tăng mới sau thời gian chững lại vì dịch Covid-19.
Hiện cả nước có gần 82 triệu thuê bao di động.
Thuê bao di động tăng trở lại sau thời gian chững lại do dịch Covid-19
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết, tính đến hết quý III vừa qua, thuê bao băng rộng cố định ước đạt 20,73 triệu thuê bao (đạt trung bình 21,04 thuê bao/100 dân) tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ổn định 0,5-1%/tháng; ước đến cuối năm 2022 đạt 21,7 triệu thuê bao; tương đương 22 thuê bao/100 dân; đạt kế hoạch năm 2022;
Cùng với đó, thuê bao băng rộng di động đạt 81,8 triệu (bình quân 83 thuê bao/100 dân) tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ TT-TT, nếu giữ tốc độ tăng trưởng trung bình 0,9% của 9 tháng đầu năm 2022 thì đến cuối năm 2022 đạt mục tiêu đặt ra.
Như vậy, sau một thời gian chững lại do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đến nay tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế đang dần phục hồi, thuê bao di động bắt đầu chu kỳ tăng mới với tốc độ trung bình 0,6%/tháng.
Trong đó, thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đạt 93,7 triệu, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; Thuê bao feature phone giảm đều hàng tháng từ 0,3-0,6%, đồng bộ với chủ trương tắt sóng 2G của Bộ TT-TT.
Tiếp tục xu hướng các năm trước, thuê bao điện thoại cố định vẫn tiếp tục xu hướng giảm đều với tốc trung bình khoảng2%/tháng.
Cùng với việc phát triển thuê bao di động mới, Bộ TT-TT đang cùng các doanh nghiệp viễn thông siết chặt quản lý SIM "rác", ngăn chặn cuộc gọi "rác" để bảo vệ quyền lợi người dùng.
Tấn công mạng nhằm vào các công ty vận tải và logistics ở Ukraine và Ba Lan Ngày 14/10, Microsoft cho biết đã phát hiện một nhóm tin tặc tấn công vào mạng của các công ty vận tải và Logistics ở Ukraine và Ba Lan với một kiểu mã độc tống tiền mới. Theo thông báo, nhóm tin tặc nhắm đến một loạt hệ thống của các công ty trên trong khoảng một giờ. Microsoft cho biết hiện đã...