Gần 1 triệu tỷ đồng vay nợ không có khả năng trả đúng hạn
Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành thông tư số 01 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Theo đó, doanh nghiệp (DN) muốn được cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay phải đáp ứng điều kiện như: Phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch Covid-19. Việc xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay sẽ do tổ chức tín dụng quyết định.
Doanh nghiệp vận tải ế ẩm vì dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Theo đánh giá của NHNN, dịch Covid -19 ảnh hưởng nhiều ngành kinh tế như xuất nhập khẩu, du lịch, nông nghiệp… Dịch bệnh khiến nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Theo tính toán sơ bộ của ngành Ngân hàng, dịch bệnh khiến khoản vay 926.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, chiếm hơn 11% tổng dư nợ.
Nhiều hiệp hội ngành nghề như như vận tải, da giày, cà phê… gửi văn bản kiến nghị NHNN tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bước đầu, ngành ngân hàng miễn giảm lãi cho 80 khách hàng với tổng số tiền khoảng 350 tỷ đồng; đang xem xét miễn giảm lãi cho khách hàng với số tiền 185.000 tỷ đồng; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ mới cho khách hàng với dự kiến khoản vay 24.000 tỷ đồng; xem xét miễn giảm lãi và cho vay mới với một số DN.
“Sau khi dịch bệnh chấm dứt, ngành ngân hàng đủ vốn đáp ứng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế vay vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. Trong khi dịch bệnh tiếp diễn, nếu doanh nghiệp chứng minh được nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, ngân hàng sẵn sàng cho vay”, đại diện NHNN khẳng định.
Theo tính toán sơ bộ của ngành ngân hàng, dịch bệnh khiến khoản vay 926.000 tỷ đồng của nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, chiếm hơn 11% tổng dư nợ. Nhiều hiệp hội ngành nghề như vận tải, da giày, cà phê… gửi văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
KHÁNH MINH – QUỲNH NGA
Video đang HOT
Theo Tienphong.vn
Cổ phiếu Hòa Phát rơi 25% từ đầu năm, con trai ông Trần Đình Long đăng ký mua lượng cổ phiếu trị giá gần 400 tỷ đồng
Nếu giao dịch thành công, gia đình ông Trần Đình Long sẽ nắm giữ 923,85 triệu cổ phiếu HPG (tương đương 33,46%)
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa thông báo cổ đông nội bộ là ông Trần Vũ Minh, con trai Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu HPG trong bối cảnh cổ phiếu bị bán tháo theo thị trường chung.
Cụ thể, ông Trần Vũ Minh sẽ mua 20 triệu cổ phiếu HPG từ ngày 17/3/2020 (thứ Ba tuần sau) đến ngày 16/4/2020, giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Với mặt bằng giá hiện tại, số cổ phiếu trên có trị giá gần 400 tỷ đồng.
Ở thời điểm hiện tại cá nhân ông Trần Vũ Minh không nắm giữ cổ phiếu HPG, công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong do ông Minh làm Giám đốc đang nắm giữ 1,3 triệu cổ phiếu HPG (tương đương 0,05% tập đoàn).
Chủ tịch Trần Đình Long hiện nay đang nắm giữ 700 triệu cổ phiếu HPG, tỷ lệ 25,35%, vợ ông Long là bà Vũ Thị Hiền nắm giữ 202,55 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,34%. Như vậy nếu giao dịch thành công, gia đình ông Trần Đình Long sẽ nắm giữ 923,85 triệu cổ phiếu HPG (tương đương 33,46%).
Giá cổ phiếu HPG từ đầu năm đến nay giảm một mạch từ 23.500 đồng/cp xuống 19.250 đồng/cp (giảm 18%), nếu so với đỉnh thiết lập ngày 22/1, giá cổ phiếu HPG đã giảm 26,8%).
Tính từ đầu năm đến nay, giá trị tài sản của gia đình ông Long tính theo giá cổ phiếu đã mất khoảng 3.841 tỷ đồng.
Nếu HPG trong 1 tháng tới vẫn giữ ở mức giá đóng cửa hôm nay, giá trị cổ phiếu của gia đình ông Long khoảng 17.784 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu giảm sâu trong một thời gian ngắn đã khiến cổ đông nội bộ công ty muốn tăng tỷ lệ nắm giữ.
Ông Trần Đình Long có 2 người con một trai một gái, trong đó Trần Vũ Minh thuộc thế hệ 9x và làm việc tại tập đoàn.
Giao dịch cổ phiếu HPG trong 6 tháng qua
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của HPG đạt hơn 101.790 tỷ đồng, vốn cổ phần đạt 27.610 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối hơn 15.858 tỷ, thặng dư vốn cổ phần hơn 3.200 tỷ. Công ty đang vay nợ ngắn hạn hơn 16.837 tỷ đồng và nợ dài hạn 19.842 tỷ đồng, chủ yếu dành cho dự án Hòa Phát Dung Quất. Năm 2019, doanh thu của Hòa Phát đạt 64.678 tỷ đồng, tăng 14,3% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt hơn 7.500 tỷ, giảm 12,5% tuy nhiên vẫn vượt 13% kế hoạch năm.
Kết quả kinh doanh của HPG
Năm 2019, Hòa Phát đã sản xuất hơn 2,8 triệu tấn thép thô và cung cấp 2,77 triệu tấn thép xây dựng chất lượng cao cho thị trường, tăng 16,7% so với cùng kỳ, trong đó có trên 265.000 tấn xuất khẩu tới các thị trường như Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Úc, Mỹ...thị phần đạt 26,2%, tiếp tục đứng đầu thị phần tại Việt Nam.
Năm 2020, Hòa Phát đặt mục tiêu xuất khẩu 400.000 tấn thép xây dựng, trong khi kế hoạch tiêu thụ toàn thị trường là 3,6 triệu tấn thép, riêng thị trường miền Nam sẽ tăng trưởng 100%.
Hiện nay do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn nhiều, toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dịch vụ, hàng không, khách sạn. Theo số liệu kinh doanh 2 tháng đầu năm, sản lượng bán hàng thép xây dựng của Hòa Phát đạt 381.000 tấn, giảm 15,3% cùng kỳ 2019 tuy nhiên một điểm sáng là sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á cao đột biến, đặc biệt là thị trường Campuchia.
Hòa Phát trong tháng 3 sẽ lấy ý kiến bằng văn bản về việc mở rộng khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất ở Quảng Ngãi. Quy mô giai đoạn mở rộng là 5 triệu tấn thép bao gồm 3 triệu tấn thép tấm cuộn HRC, 1 triệu tấn thép hình cỡ trung, 0,5 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao, 0,5 triệu tấn thép tròn cơ cơ khí chế tạo. Diện tích đất sử dụng khoảng 166 ha.
Tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn cố định dự kiến là 50.000 tỷ đồng, vốn lưu động là 10.000 tỷ đồng. Về cơ cấu vốn cố định, vốn tự có dự kiến 30.000 tỷ đồng vốn góp và vốn vay 20.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tự có 30.000 tỷ đồng được các cổ đông góp theo tiến độ triển khai dự án và được lấy từ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác.
Tâm An
Theo Toquoc.vn
HHS gửi 1.900 tỷ đồng trong ngân hàng, mỗi cổ phiếu sở hữu 7.800 đồng/tiền mặt HHS đang có khoản tiền gửi hơn 1.900 tỷ đồng ở ngân hàng và dự kiến đầu tư vào các dự án bất động sản. Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS) vừa công bố Nghị quyết HĐQT triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2020. Theo đó, HHS sẽ xem xét góp vốn đầu tư các dự án...