[GameK Tiểu Sử] John Carmack Cha đẻ game bắn súng hiện đại
Nếu không có John Carmack, thì cũng chẳng có những tựa game bắn súng bom tấn chúng ta được thưởng thức ngày hôm nay
Trong khi những năm gần đây, người chơi được thưởng thức nhiều tựa game hành động bắn súng hấp dẫn, với công nghệ đồ họa đỉnh cao thì trước đó không phải ai cũng có được may mắn như vậy. Là một game thủ, chắc chắn bạn sẽ chẳng còn xa lạ gì với Doom, Quake hay Wolfenstein 3D, những tựa game bắn súng đã định hình nên 80% ngành game hiện tại. Những màn chơi cực kỳ ấn tượng được thưởng thức khi còn thơ ấu chắc chắn là một trong những ấn tượng không thể nào quên trong suốt quãng đời làm game thủ của chúng ta.
Những thành tựu to lớn như ngày nay mà ngành công nghiệp game đã đạt được là nhờ công sức của không ít những vị “tiền bối” có uy tín lớn.”Vị anh hùng” đáng được nhắc đến lần này không ai khác hơn, chính là John Carmack.
Nhà lập trình game ở tuổi 50 này chính là thành viên đồng sáng lập ra hãng id Software lừng lẫy, mà tên tuổi gắn liền với tựa game định hình thể loại bắn súng góc nhìn người thứ nhất, Doom. Carmack hiện vẫn được xem là một trong những nhà lập trình hàng đầu thế giới trong việc thiết kế game, mặc dù tiếng tăm của ông được nhiều người biết nhờ nỗ lực đổi mới công nghệ đồ họa 3D nhiều hơn.
Hiển nhiên, bạn sẽ hẳn muốn biết, nhà làm game bậc thầy như Carmack đã trải qua cuộc sống của ông như thế nào? Từ đâu đã đem đến cho ông nguồn động lực để góp phần tạo ra những tựa game độc đáo đến thế. Điều chắc chắn có thể khẳng định là Carmack có một niềm đam mê rất lớn với máy tình ngay từ nhỏ.
Sinh trưởng ở bang Kansas, theo tiểu sử của ông say mê máy tính đến mức gần như “cuồng tín”. Chính bởi vì vậy nên năm 14 tuổi, ông đã từng tìm cách… “chôm” máy tính Apple II ở trường. Dĩ nhiên, sự việc này sớm bị bại lộ. Tuy phải chịu hình phạt của mình, nhưng khi được hỏi nếu không bị phát hiện, liệu ông có tiếp tục làm thế nữa không, cậu Carmack trẻ tuổi đáp: “Chắc là có!”.
Chúng tôi đã từng giới thiệu về những “kẻ thất học” đình đám của làng game thế giới. Và bất ngờ thay, cái tên đầu tiên trong danh sách hoàn toàn chẳng phải Gabe Newell, mà lại chính là John Carmack. Người đàn ông đã được coi là huyền thoại sống trong giới game bắn súng này ít ai ngờ đã bỏ trường đại học Missouri ngay sau 2 học kỳ.
Sau hai học kì ở Đại học Thành phố Missouri-Kansas, ông rời bỏ việc học để làm nhà lập trình viên tự do. Được hãng Softdisk ở Shreveport tiếp nhận, Carmack bắt đầu sự nghiệp của mình, và cũng chính tại đây, ông được tiếp xúc cùng những thành viên mà sau này đều trở thành những nhân tố quan trọng của id Software.
Vào năm 1990, tựa game đầu tiên trong game Commander Keen thực hiện bởi nhóm của ông được cho phát hành đến công chúng. Tiếp nối thành quả này, Carmack cùng đồng nghiệp chính thức rời bỏ hãng cũ để sáng lập ra id Software.
Như bạn đã biết, từ đây, những thương hiệu game nức tiếng thời ấy như Wolfenstein 3D, Doom rồi Quake lần lượt được cho ra đời và thành công của hãng được tiếp nối đến tận giờ. Nhắc một chút về Doom, vào thời điểm ra mắt, game đại diện cho một bước nhảy vọt lớn so với Wolfenstein trước đó. Kết quả là Doom có nhiều tính năng đồ họa 3D cao cấp hơn, mọi bề mặt trong game đều được phủ hoa văn hoặc màu sắc, ánh sáng mỗi khu vực cũng khác nhau, màu cũng đa dạng hơn.
Nhưng điểm cách tân thật sự của Doom đó là game có thể chạy trên phần cứng không cần phải quá mạnh mẽ bởi nhà phát triển đã áp dụng nhiều thủ thuật để giảm mức độ tiêu thụ tài nguyên.
Video đang HOT
Một điểm đáng nói khác trong phong thái làm game của Carmack là ông rất rộng rãi. Hầu hết những tựa game của id Software có sự góp mặt của ông đều được công bố mã nguồn vài năm sau ngày phát hành. Gần đây nhất tại QuakeCon 2007, nhà lập trình tiết lộ, mặc dù không thể nói trước ngày nào, nhưng kể cả mã nguồn của Doom 3 cũng được chia sẻ cho cộng đồng. Điều này thật là hiện tượng không phải lúc nào cũng xảy ra trong làng game cạnh tranh khắc nghiệt.
Hiện tại, John Carmack đang đảm nhiệm chức vụ CTO, giám đốc công nghệ của Oculus VR, thương hiệu sản xuất kính thực tế ảo đình đám thời gian qua.
Nói về quan điểm khi thực hiện những tựa game tâm đắc của mình, Carmack thường ít khi nào tiết lộ chính xác ngày ra mắt chính thức của sản phẩm. Ông chỉ trả lời rằng, một trò chơi chỉ được phát hành khi nó đã hoàn thiện.
Tuyên bố trên tỏ rõ việc đặt chất lượng lên hàng đầu của Carmack, dù chưa biết phản ứng của người chơi sẽ như thế nào. Ngoài ra, ông cũng còn là người khá “hài hước”. Ông từng ví von: “Vai trò của cốt truyện trong trò chơi có vị trí ngang tầm trong những bộ phim cấp ba. Có thì thì càng tốt, mà không có cũng không sao”. Đương nhiên phát biểu này của Carmack đã gây ra không ít tranh cãi trong làng game.
Nhưng để đánh giá con người Carmack, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn thế nữa. Lời gửi gắm của ông như sau: “Trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, rào cản khó có thể tồn tại mãi trừ khi nó do chính bản thân áp đặt. Nếu bạn muốn phát triển thứ gì đó mới mẻ, không nhất phải có hàng triệu đô la hay những thứ gì cao xa.
Bạn chỉ cần chất đủ pizza và nước ngọt trong tủ lạnh, kèm theo một chiếc máy PC để làm việc với niềm hăng say. Chúng ta có thể chỉ ngủ trên sàn. Nhưng chúng ta đang lội ngược dòng.” Khi đọc những dòng này, bạn đừng quá chú ý đến những tiểu tiết, mà quan trọng là ở ý nghĩa nó mong muốn truyền tải.
Tựu chung lại, nếu không có John Carmack, thì giờ đây bản thân tôi dám cam đoan sẽ chẳng có Call of Duty, chẳng có Half-Life, chẳng có Halo, và những tựa game góc nhìn người thứ nhất sẽ chẳng thể nào có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Theo Gamek
[GameK Tiểu sử] Gabe Newell - Gã béo quyền lực của làng game thế giới
Tầm nhìn của Gabe Newell đi trước cả ngành game từ rất xa, và chính nỗ lực biến tầm nhìn thành hiện thực của ông đã tạo ra một Valve Corporation cực kỳ lớn mạnh như ngày hôm nay
Trong phần đầu tiên của loạt bài GameK Tiểu Sử, chúng tôi đã đem tới cho các bạn những thông tin về IceFrog, lập trình viên đã thay đổi hoàn toàn cục diện eSports thế giới, cũng như ngành game MOBA toàn cầu ở thời điểm hiện tại với map mod DotA All Stars cũng như DOTA 2, một trong số những tựa game được yêu thích nhất.
Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu với cộng đồng game thủ Việt một trong những ông trùm đầy quyền lực của ngành game thế giới. Nếu như IceFrog góp công lớn tạo ra bộ mặt eSports ngày hôm nay thông qua DOTA 2 và giải đấu triệu Đô The International, thì người đàn ông 52 tuổi này đã thay đổi hoàn toàn cả... làng game nói chung. Với những cố gắng của mình, ông đã khiến cách mua game, và chơi game của chúng ta khác hoàn toàn so với 10 năm trước đây.
Đó chính là Gabe Newell, đồng sáng lập, và hiện đang làm giám đốc điều hành Valve Corporation.
Bỏ học, thành... triệu phú
Sau khoảng thời gian theo học tại Harvard, vào năm 1983, Gabe quyết định bỏ học và tới làm lập trình viên cho Microsoft trong 13 năm liên tục. Trong khoảng thời gian mà ít người biết tới này, Gabe Newell đã đảm trách trưởng bộ phận phát triển. Với sự phục vụ của ông, Microsoft đã tạo ra 3 phiên bản hệ điều hành Windows.
Điều bất ngờ là, chính Steve Ballmer, cựu CEO Microsoft, là người đã thuyết phục Gabe bỏ học.
Tại Microsoft, Gabe được đồng nghiệp mô tả là con người cực kỳ cần mẫn, chăm chỉ. "Một năm anh ta phát triển hoàn thiện tới 30 sản phẩm", Alex St. John, đồng nghiệp cũ của Gabe Newell cho biết.
Đến năm 1996, Gabe quyết định rời Microsoft sau 13 năm gắn bó. Sau ngần ấy năm, khoản tiền có được từ cổ phần của Microsoft mà ông tích lũy trong hơn một thập kỷ đã biến lập trình viên này trở thành một triệu phú. Cũng trong năm này, Newell đã mở Valve Software, nhà phát triển game về sau đã trở thành kẻ tạo nên cuộc cách mạng của làng game hiện nay.
Kẻ cứu rỗi game PC
Sau khi sáng lập Valve Software, Gabe Newell đã tự tay bỏ hơn 15 triệu USD tiền túi của mình để biến đây trở thành một nhà phát triển game đầy tiềm năng. Về sau ông cho biết, thứ khiến ông bắt đầu làm việc ở Valve Software chính là hình mẫu cỉa Quake và id Software. Tại đây, những nhà làm game công khai mã nguồn của tựa game, cho phép game thủ cũng như những lập trình viên PC không chuyên có thể sửa lại tựa game, nói ngắn gọn là tạo ra những bản mod, biến một game trở thành một sản phẩm với phòng cách mới hoàn toàn.
Việc tạo ra bản mod sẽ giúp cho một tựa game có vòng đời lâu hơn, kích thích cả cộng đồng phát triển, cũng như phần nào làm tăng doanh thu của chính tựa game gốc.
Và với triết lý làm game như thế này, Gabe đã mua bản quyền một số mã nguồn của Quake, từ đó tạo ra sản phẩm đầu tay: Half-Life. Ra mắt vào năm 1998, ngay lập tức tựa game đã trở thành một cú hit lớn với 2,5 triệu bản được bán ra chỉ trong năm đầu tiên. Thế nhưng mãi đến 3 năm sau, doanh số bán ra của Half-Life vẫn vô cùng khủng khiếp.
Hàng loạt bản mod đầy ấn tượng dựa trên nền Half-Life đã được ra mắt. Trong đó phải kể tới hai tựa game đã trở thành tượng đài của làng FPS thế giới: Counter-Strike và Team Fortress.
Sau khi nhận ra tiềm năng của hai bản mod kể trên, Gabe đã mời những nhà phát triển hai bản mod trên về làm việc tại Valve Software, tiếp tục đảm nhiệm việc phát triển những tựa game này và tung ra thị trường. Chính vì lẽ đó, giờ đây Counter-Strike đã trở thành một trong số những tựa game bắn súng eSports được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới.
Thành công vô cùng mỹ mãn của Half-Life đã khiến Gabe Newell dồn sức, bỏ 40 triệu USD để thực hiện Half-Life 2. Khỏi phải nói thành công của tựa game này cũng như những hậu bản Episode 2 và 3. Cùng lúc đó, tư duy làm game của Gabe vẫn tồn tại với những bản mod đầy thành công như Counter-Strike: Source và Team Fortress 2 lần lượt ra mắt. Đến năm 2012, Counter-Strike: Global Offensive, tựa game dựa trên Source Engine cũng được Valve tung ra, trở thành một trong những tựa game eSports thành công nhất ở thời điểm hiện tại.
Nhắc một chút về Source Engine. Giờ đây bên cạnh Unreal, CryEngine, thì Source cùng Source 2 sắp ra mắt đã trở thành một trong số những bộ công cụ phát triển game cao cấp nhất, với không ít bom tấn được phát triển nhờ vào Engine này như Left 4 Dead, Vindictus, Titanfall, DOTA 2, hay MMOFPS do chính bàn tay của cha đẻ Counter-Strike, Minh Lê phát triển: Tactical Intervention.
Từ làm game chuyển sang... bán game
Nếu không có Steam, thì giờ đây game thủ PC vẫn sẽ phải mua đĩa game ngoài tiệm về cài vào máy tính của mình. Chắc chắn một điều cả ngành game thế giới sẽ chẳng thể nào phát triển được như ngày hôm nay.
Trước khi Steam ra mắt, Half-Life đã được Valve áp dụng cách update online, thế nhưng điều này khiến cho không ít game thủ gặp lỗi với game của mình. Gabe cùng đồng nghiệp đã đưa ra ý tưởng một ứng dụng thống nhất, cùng lúc lưu trữ thông tin game bản quyền mà một game thủ đã mua, lại vừa là nền tảng cho phép update nhiều game khác nhau thay vì phải tải một cách thủ công từng bản patch. Thêm nữa, một nền tảng như thế này cũng giúp cho các nhà phát triển game có thể chống lại việc ăn cắp bản quyền và chống hack cheat khi game thủ chơi game multiplayer tốt hơn.
Đến ngày 12/09/2003, Steam lần đầu tiên ra mắt. Khi phần mềm này được giới thiệu, không ít người đã coi Gabe Newell như một gã khùng, với giấc mơ đầy vọng tưởng là đoàn kết lại những nhà phát hành và phát triển game. Thời bấy giờ, người chơi game vẫn chỉ quen với những chiếc đĩa cài cồng kềnh và nặng nề.
Khi dung lượng game ngày một cao, có khi lên tới 40, 50GB, thì đĩa cài game cũng không thể nào đáp ứng được yêu cầu của nhà phát triển game. Và như thế, Steam đã trở thành nền tảng phân phối game được các nhà phát hành ưa chuộng nhất. Theo số liệu hiện tại, cứ 4 game thì có 3 game được phát hành thông qua Steam. Chính thành công của nền tảng này đã khiến cho không ít hãng đã cố gắng tạo ra những nền tảng tương tự, ví dụ Origin của EA hay Social Club của Rockstar Games.
Giờ đây, nguồn thu chính của Valve Corporation chính là nhờ vào việc kinh doanh vật phẩm in-game của CS:GO và DOTA 2, cũng như khoản tiền kiếm được từ Steam, trong đó có tiền phần trăm từ các nhà phát hành game thông qua Steam, cũng như khoản tiền game thủ phải bỏ ra khi mua vật phẩm trên Steam Community Market, nơi 125 triệu game thủ có thể mua bán, trao đổi vật phẩm ảo trong nhiều tựa game.
Tầm nhìn của Gabe Newell đi trước cả ngành game từ rất xa, và chính nỗ lực biến tầm nhìn thành hiện thực của ông đã tạo ra một Valve Corporation cực kỳ lớn mạnh như ngày hôm nay, với tổng giá trị cả công ty rơi vào khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2012. Cùng với đó, "lord Gaben" cũng ghi tên mình vào danh sách những người giàu nhất làng game với tổng giá trị tài sản 2,2 tỷ USD.
Sau những thành công với phần mềm và game, giờ đây Valve còn chuyển dịch sang phát triển phần cứng với nền tảng hệ điều hành SteamOS cùng cỗ máy chơi game đang rất được kỳ vọng, Steam Machine.
Thế nhưng, là một game thủ, bản thân tôi vẫn muốn gửi tới một câu hỏi đau đáu tới "Ngài Gaben": "Con số 3 của chúng tôi đang ở đâu?"
Theo Gamek
Không vừa lòng, Bethesda dọa tẩy chay hội chợ E3 Pho Chu tich hang phat hanh Bethesda Softworks up mơ vê kha năng 'tây chay' tham gia sư kiên E3 tư năm tơi bơi vi sư go bo trong gian hang cung như cach thưc tô chưc cua triên lam game hang đâu thê giơi nay. Cu thê, Pho Chu tich phu trach truyên thông va tiêp thi tai Bethesda Softworks Pete Hines...