Game thủ Việt nhọc nhằn với đam mê FPS
Mặc dù hiện nay không còn là thời kỳ hoàng kim của FPS nhưng không thể phủ nhận sức hút nhất định của thể loại này đối với game thủ Việt. Đối với sự bão hòa của thị trường và hoang mang tìm lối đi của game FPS thì game thủ Việt đang nhọc nhằn với đam mê FPS tại Việt Nam.
Vào cuối năm 2013 và đầu 2014 cộng đồng game thủ FPS vui mừng đón chào sự nở rộ của thể loại game FPS, nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì cộng đồng lại cảm thấy hụt hẫng với sự đi xuống về chất lượng ingame và sự bỏ bê của các NPH với những hoạt động cộng đồng và các giải đấu. Chính điều này đã khiến các game thủ đam mê FPS chán nản và dần từ bỏ game.
Tâm thư của game thủ FPS
Ắt hẳn các bạn còn nhớ giải đấu “King of FPS” đã quy tụ rất nhiều những ngôi sao của thể loại FPS với giải thưởng trị giá 100 triệu đồng. Game thủ Việt đã từng được sống trong không khí của một giải đấu chuyên nghiệp với đầy những lời hứa hẹn của một game bom tấn của FPS. Nhưng ngay sau khi giải đấu kết thúc dường như game thủ bị NPH bỏ rơi. Minh chứng là tâm thư của game thủ Ha Hoàng nickname là Táo SalaDin gửi đến nhà phát hành Warface như sau: “Chờ chờ và chờ. Update không. Event không. Giải đấu không. Dường như game chết dần và nó thể hiện qua việc giảm người chơi 1 cách tõ rệt. Đôi lúc khi vào game tôi chỉ biết nhìn màn hình và chẳng biết làm gì khác vì không có gì mới cả.”
Bên cạnh những lời hứa hẹn với game thủ về những giải đấu, thay đổi để níu kéo người chơi thì một lần nữa game thủ bị “dội nước lạnh” vào đam mê khi một giải online các team tự liên lạc nhau rồi GM sẽ vào để xác nhận kết quả. Nhưng chẳng có 1 thông tin nào của GM để mà liên lạc. Hai đội đến giờ thi đấu chờ 3 tiếng đồng hồ vẫn chẳng thấy mặt mũi GM đâu. Thế mới thấy thật sự nói thì dễ mà làm thì rất khó.
Niềm đam mê FPS không giới hạn và khoảng cách
Tuy nhiên, bất chấp sự đi xuống của các game cùng thể loại Đột Kích vẫn được cộng đồng đánh giá cao về chất lượng ingame. Trong khi các giải của nhiều tựa game ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng thì Đột Kích vẫn luôn thổi được niềm đam mê FPS vào các đấu trường lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Liên minh Tournament chuyên nghiệp từ ngay vòng loại
Chỉ trong quý I/ 2014, cộng đồng Đột Kích đã diễn ra nhiều giải đấu hâm nóng không khí trước khi mùa giải Liên Minh Tournament được khởi tranh, như: Lì xì đầu xuân, Cyzone Super Kid,… Trong đó nổi bật nhất là CrossFire Star 2014 diễn ra tại Thành Đô, Trung Quốc. Tại đấu trường quốc tế này, Freedom đại diện cho Việt Nam đã lọt vào vòng Tứ kết, để lại ấn tượng tốt với lối chơi đẹp mắt trong lòng bạn bè thế giới.
Freedom đại diện Việt Nam tại CrossStar Fire 2014
Tiếp nối những thành công, giải đấu Liên Minh Tournament của Đột Kích cũng đã bắt đầu khởi tranh những vòng đấu đầu tiên. Với quy mô giải đấu chuyên nghiệp và toàn diện với việc phân ra 3 hạng đấu khác nhau: Phong trào, Bán chuyên và Chuyên nghiệp. Giải đấu được diễn ra hàng năm và thu hút được sự quan tâm đông đảo của game thủ trên cả nước tham gia và theo dõi.
Tuy thể loại FPS không còn ở đỉnh cao hoàng kim như trước đây nhưng niềm đam mê của các game thủ không vì thế mà nguội lạnh. Đằng sau những bài học kinh nghiệm về cộng đồng và đáp ứng khát khao chung của game thủ FPS thì các NPH là những bản cập nhật, những event và những giải đấu để gắn kết cộng đồng có cùng một đam mê trên con đường eSoprts.
Theo VNE
Vấn đề chuyển ngữ tiếng Việt trong DOTA 2: Chưa được 15%
15% là tỷ lệ nội dung đã được Steam phê duyệt tính trên toàn bộ hệ thống và nếu tính riêng cho game DOTA 2 thì con số này hiện còn nhỏ hơn rất nhiều.
Cộng đồng game thủ sử dụng Steam và chơi các game của Valve trên hệ thống này được ước tính khoảng hơn 75 triệu người, sử dụng 26 ngôn ngữ chính. Với lực lượng tuy đông nhưng không thể chia ra để phục vụ và hỗ trợ cho từng loại ngôn ngữ, Valve cho phép mọi người có thể truy cập vào tất cả các yếu tố văn bản trong Client của Steam, bao gồm Store (cửa hàng), Community (cộng đồng) và tất nhiên cả các trò chơi. Người tham gia sẽ được trao những công cụ cần thiết để dịch thuật, đề xuất bản dịch và gửi phản hồi về công việc cho hệ thống.
Nội dung chuyển ngữ tiếng Việt hiện được Valve ghi nhận là
Tất nhiên, với sự nhiệt huyết vốn có của mình, cộng đồng game thủ Việt nói chung và những fan của DotA, DOTA 2nói riêng đã sớm muốn tạo nên một trò chơi với ngôn ngữ mẹ đẻ cho tất cả mọi người. Các đội dịch thuật game cho DOTA 2 đã xuất hiện và chung tay vào làm việc để cố gắng hoàn thiện sản phẩm được một thời gian dài. Tuy nhiên, dịch thuật và lựa chọn từ ngữ để sử dụng là một chuyện còn việc có được đại diện phía Valve kiểm duyệt và chấp nhận hay không lại là vấn đề khác. Theo biểu đồ trên trang hỗ trợ dịch thuật của hãng,translation.steampowered.com, toàn bộ nội dung đã được gửi tới và kiểm duyệt hiện nay chưa đạt được 15% lượng công việc cần hoàn thành. Trong khi đó, một vài ngôn ngữ khác đã gần hoàn thiện như tiếng Tây Ban Nha (98%), Thổ Nhĩ Kỳ (99%), CH Séc (96%), Nga (98%), Italia (93%)...
Tuy nhiên mới đây, một vài hình ảnh rò rỉ từ đội ngũ dịch thuật và chuyển ngữ trong cộng đồng DOTA 2 Việt Nam đã bất ngờ xuất hiện trên mạng, mang lại hi vọng cho các fan hâm mộ.
Game thủ có thấy "ổn" với sự đan xen ngôn ngữ Việt - Anh này?
Theo chia sẻ của một vài thành viên trong cộng đồng DOTA 2 Việt Nam, nội dung làm việc chủ yếu của nhóm là dịch thuật, chuyển ngữ một cách đầy đủ công dụng của các Items (trang bị) và kỹ năng của các tướng bởi điều này là khá cần thiết cho những người muốn tiếp cận game. Còn tên gọi của các Items và tên riêng của tướng sẽ được giữ nguyên, tên kỹ năng... không chuyển ngữ giống như Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends) vì khó có thể tương xứng và phù hợp.
Những khái niệm khác như mana, hp, mid, nội dung phần description (giải thích tiểu sử các tướng, công dụng trang bị) cũng nằm trong phần nội dung "buộc" phải dịch.
Riêng từ First Blood cũng đã gây tranh luận mạnh mẽ. Một game thủ còn đề xuất: "Rampage = thùng phá sảnh; Ultra kill = tứ quý; Tripble kill = sám cô; Double kill = đôi".
Điều này cũng được coi là lựa chọn phù hợp với các game thủ đang chơi quen bản Tiếng Anh. Cũng theo hé lộ một cách mập mờ, phần Items đã gần hoàn thiện trong khi nội dung về tướng mới chỉ bắt đầu. Một trong những điểm khó của việc dịch thuật là thường xuyên gặp phải lỗi hiển thị font tiếng Việt.
Rất tò mò và háo hức, phần đông các game thủ DotA, DOTA 2 hiện nay đều rất muốn biết phong cách ngôn ngữ nào sẽ được lựa chọn trong phần chuyển ngữ của game.
Hi vọng mong muốn của game thủ này cũng là ước vọng chung sắp thành hiện thực của cộng đồng DotA 2 Việt Nam.
Hiện tại cũng đã xuất hiện một số thông tin cho rằng sẽ có một đơn vị phát hành nào đó của Việt Nam liên hệ với Valve để mua game về Việt Nam hay mở máy chủ riêng cho cộng đồng game thủ trong nước. Gần như ngay lập tức, thông tin này bị các game thủ kỳ cựu cũng như nhiều người chơi phản biện. Theo họ, Việt Nam hiện chưa phải là một trong những cộng đồng game thủ DOTA 2 lớn và đáng được chú ý.
Trên thế giới hiện nay, rất nhiều nước và khu vực có phong trào game phát triển rất mạnh, không dễ gì để Valve lựa chọn Việt Nam trong danh sách các ứng cử viên của họ. Còn về việc mua game, những đại gia như Nexon (Hàn Quốc) và Perfect World (Trung Quốc) cũng mới chỉ có thể trở thành đối tác quản lý sản phẩm còn Valve chịu hoàn toàn trách nhiệm điều hành tại 2 khu vực này. Valve cũng khó có khả năng bán đứt một trò chơi đầy tiềm năng như DOTA 2 với bất cứ giá nào.
Theo VNE
Những hình ảnh độc quyền về dự án Face to Zombie Với nội dung không phù hợp để ra mắt tại Việt Nam, Face to Zombie sẽ được VNG tung ra thị trường thế giới trên cả 3 nền tảng iOS, Android và Window 8. Hôm qua 27/3, VNG bất ngờ ra mắt trailer game bắn súng góc nhìn thứ nhất với tên Face to Zombie. Theo tìm hiểu của Game Thủ.net, đây sẽ...