Game thủ “ghẻ lạnh” với NFT: Không ai muốn bị ép thành nhà đầu tư
Những tranh cãi xung quanh NFT có vẻ vẫn rất căng thẳng, nhưng tại sao game thủ lại ghét NFT như vậy?
Sự thành công vượt bậc của tựa game Axie Infinity trong năm 2021 đã tạo ra một cơn sốt NFT cho ngành công nghiệp game trên thế giới. Nhiều tên tuổi lớn không ngần ngại tuyên bố NFT sẽ là tương lai của cả ngành công nghiệp này. Vì thế mà sang đầu năm 2022, hàng loạt công ty game đình đám như Konami, Ubisoft… đã lần lượt thông báo về kế hoạch phát triển NFT riêng của họ. Thậm chí cả ở những khía cạnh ít người quan tâm đến như âm thành lồng tiếng trong game cũng có thể trở thành NFT, như cách diễn viên lồng tiếng Troy Baker hợp tác với Voiceverse. Tuy nhiên, phần lớn các động thái này đều vấp phải sự phản đối gay gắt từ game thủ.
Khi Game trở thành GameFi
GameFi là một thuật ngữ hoàn toàn mới gắn liền với cơn sốt NFT và thể loại game Play to Earn (chơi để kiếm tiền), ngay từ tên gọi đã cho thấy ý nghĩa của nó: game kết hợp với tài chính (finance). Đối với các game thủ – những người vốn xem game như trò chơi giải trí hoặc môn Esports – sự thay đổi này xảy đến quá đột ngột, đến mức họ chưa kịp định hình chuyện gì đang diễn ra.
Christian Lantz, game thủ lâu năm, cho biết cậu cảm thấy cực kỳ phẫn nộ thì bỗng nhiên nhà phát triển tựa game yêu thích tuyên bố sẽ chuyển các gói vật phẩm trong game sang dạng NFT. Điều này đồng nghĩa với việc Christian sẽ phải chi nhiều tiền hơn nếu muốn trang bị vật phẩm trong game, dù trước đấy cậu đã quen chơi game theo kiểu truyền thống và không hề có bất cứ khái niệm nào về NFT. Tất nhiên, Christian không phải game thủ duy nhất rơi vào tình huống này.
Hàng nghìn người yêu thích tựa game bắn súng Stalker do GSC Game World sản xuất đã tá hỏa khi công ty Ukraine này tuyên bố các vật phẩm game sẽ gắn mã NFT, một động thái cho thấy game sẽ dần chuyển sang đón đầu vũ trụ ảo metaverse. Với những người chơi phản đối gay gắt quyết định này, họ cho rằng GSC chỉ muốn moi tiền game thủ và phản ứng dữ dội đến mức công ty phải từ bỏ kế hoạch.
Khi nghe tin Square Enix, nhà sản xuất tựa game yêu thích Kingdom Hearts của mình, quyết định đẩy mạnh NFT, game thủ Matt Kee (22 tuổi) đã bày tỏ bức xúc trên Twitter: “Tôi không nghe ai nói về việc NFT sẽ đem lại lợi ích gì cho chúng tôi hay cải thiện gameplay ra sao. Họ chỉ nói về việc có thể kiếm được tiền thế nào.”
Không thể phủ nhận rằng cơn sốt tiền điện tử trong năm vừa qua đã khiến NFT trở thành hướng đi đầy hứa hẹn ở nhiều lĩnh vực. Thế nhưng, dường như không có lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh cãi giống cộng đồng game. Lý do phản đối phổ biến nhất là ý kiến cho rằng NFT và tiền điện tử thực ra chỉ có giá trị nhờ vào các chiêu trò thổi giá.
Video đang HOT
Ép game thủ trở thành nhà đầu tư
Nguyên lý hoạt động của NFT khá đơn giản. Nó là một chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất được đăng ký trong một blockchain và được dùng để ghi nhận quyền sở hữu tài sản như tác phẩm nghệ thuật, vật pahamr hay đồ sưu tầm. Khi game thủ mua vật phẩm NFT trong game, đồng nghĩa rằng họ đã sở hữu nó như một món tài sản độc nhất, có thể kỳ vọng sẽ bán được giá cao.
Nhiều người thích ý tưởng có thể kết hợp giữa chơi game và kiếm tiền. Vì thế mà ngày càng có nhiều NFT được ra mắt, từ quần áo, hình ảnh, vũ khí, bất động sản kỹ thuật số… Nói chung người yêu thích tiền điện tử và NFT sẽ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua các tài sản ảo, miễn là có thể bán được hoặc thu về giá trị đã đầu tư khi họ ngừng chơi.
Thế nhưng, với những game thủ gắn bó với game một cách thuần túy là để giải trí hoặc đam mê thì hành động NFT hóa mọi thứ từ nhà phát triển chẳng có mục tiêu nào ngoài việc cố moi tiền người chơi càng nhiều càng tốt. Điều khiến họ giận dữ hơn nữa là các kế hoạch NFT gần như xem nhẹ quá trình phát triển, nâng cấp và cải thiện trải nghiệm lẫn chất lượng của bản thân trò chơi.
Đừng đùa với game thủ
Sự phẫn nộ trước những kế hoạch chuyển đổi hoặc ra mắt NFT đến từ các công ty game đình đám đã khiến game thủ phản ứng theo cách vô cùng tiêu cực và quả thực nó có tác động nhất định. Nhà sản xuất Sonic the Hedgehog đã bày tỏ thái độ dè dặt với kế hoạch NFT sau khi nhận được phản hồi từ người dùng. Còn Ubisoft, công ty sản xuất Assassin’s Creed, cũng thừa nhận họ đã đánh giá sai mức độ không hài lòng của game thủ sau khi công bố dự án NFT.
Một số công ty đã chọn chuyển NFT sang phiên bản giới hạn để phục vụ cho người có nhu cầu. Square Enix hiện đang hướng đến NFT tạo ra giá trị thực, tức là các vật phẩm giới hạn và có giá trị cao. Trong khi đó, nhiều công ty còn bày tỏ quan điểm thẳng thừng rằng họ không ủng hộ NFT như trường hợp của Epic Games, công ty sản xuất Fortnite. Rõ ràng các game thủ, thông qua Internet đang có sức ảnh hưởng nhất định đến phương hướng hoạt động của ngành công nghiệp game.
Còn với những game thủ tâm huyết, họ chỉ đơn giản đã quá chán nản với đủ thể loại kế hoạch trong 10 năm qua và không muốn phải mệt mỏi khi bị ép trở thành một nhà đầu tư bất đắc dĩ chỉ để được chơi tựa game yêu thích.
Giải mã cách chơi game "made in Vietnam" Axie Infinity cho game thủ mới bắt đầu
Axie Infinity có lẽ là tựa game gây sốt nhất năm 2021, tuy nhiên mô hình game mới mẻ này hoạt động như thế nào?
Blockchain đang được xem là xu hướng trong tương lai của giới công nghệ cũng như ngành công nghiệp game nói chung. Sự thành công của tựa game Axie Infinity đóng vai trò tiên phong cho sự ra đời của hàng loạt tựa game NFT khác. Nhưng liệu các game thủ đã hiểu được cách thức hoạt động của mô hình game đầy mới mẻ này chưa?
Axie Infinity - Tựa game "made in Vietnam"
Một điều khiến nhiều người bất ngờ là tựa game đắt giá nhất hiện nay, Axie Infinity, lại là sản phẩm sáng tạo của đội ngũ có khá nhiều người Việt.
Sự thành công của Axie Infinity đã khiến tựa game này được ví von như Flappy Bird thứ hai. Trò chơi này gây sốt khi thu hút được người chơi từ nhiều quốc gia trên thế giới, tạo ra được một hệ sinh thái phát triển kinh tế ảo và tổng giá trị vốn hóa tăng lên với tốc độ chóng mặt chỉ tính riêng trong năm 2021.
Axie Infinity - Mô hình chơi game đưa trò giải trí lên một tầm cao mới
Vậy điều gì khiến Axie Infinity cuốn hút như vậy? Đó chính là mô hình chơi game hoàn toàn mới: Play to earn (chơi để kiếm tiền). Thế nhưng nếu chỉ vậy thì Axie Infinity sẽ không trở thành một cơn sốt. Điểm đặc biệt ở trò chơi là việc nó được xây dựng trên nền tảng blockchain của Ethereum - một trong số những công nghệ đầy tiềm năng đang phát triển mạnh. Axie Infinity nâng tầm việc chơi game, biến nó không chỉ là để giải trí hay trao đổi vật phẩm nhỏ lẻ trong giới game thủ mà trở thành một công việc nghiêm túc với tính toán kinh tế rất rõ ràng.
"Play to earn" trong Axie Infinity diễn ra như thế nào?
Đối với những game thủ mới bắt đầu bước vào thế giới của Axie Infinity, họ sẽ cần làm quen khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong game: Smooth Love Potion (SLP - đồng tiền ảo tiện ích trong game). Mục tiêu của trò chơi là việc tích lũy SLP, mỗi ngày tùy vào từng cấp độ, người chơi có thể tích được tối đa 100 SLP với chế độ PvP Advanture.
Ngoài ra, người chơi còn có thể kiếm được SLP không giới hạn với chế độ chiến đấu có tên PvP Arenas. Họ sẽ giao chiến với nhau và nhận được SLP (không giới hạn), người thắng nhận SLP theo MMR (Match matching rating - xếp hạng đối thủ phù hợp), còn người thua không nhận được gì.
Với số SLP tích lũy, khi đạt được mức độ nhất định, người chơi có thể đổi SLP sang tiền ảo Ethereum và bán trên sàn giao dịch để lấy tiền thật. Hình thức của Axie Infinity về cơ bản là chơi game ảo, cày tiền ảo nhưng đổi về tiền thật.
Bên cạnh việc đổi tiền nhờ tích lũy SLP, người chơi có thể giao dịch các vật phẩm trong game hay còn gọi là NFT - những vật phẩm được công nhận thuộc quyền sở hữu của họ. Tùy theo độ hiếm có của NFT, giá trị sưu tầm của chúng có thể từ vài trăm đô la cho đến hàng triệu đô.
Axie Infinity có phải một món hời cho game thủ?
Câu trả lời là không! Axie Infinity được phát triển theo hướng tạo dựng một nền kinh tế ảo, vì vậy mọi giá trị thu về từ game đều phải có sự đầu tư. Khi bắt đầu trò chơi, game thủ phải "nạp lần đầu" để mua Axie. Các Axie không có mức "nạp" cố định mà biến động theo thị trường. Có thời điểm Axie thấp nhất là 200 đô la, newbie cần 3 Axie tức là phải "nạp lần đầu" 600 đô la mới có thể chơi game.
Nhưng nếu chỉ "nạp lần đầu," game thủ chưa thể cầm chắc chiến thắng để thu SLP dễ dàng. Họ buộc phải lập ra các đội Axie mạnh và độ mạnh - yếu này sẽ phụ thuộc vào việc họ "nạp các lần sau" nhiều hay ít. Axie cấp độ càng cao thì tỷ lệ thắng lẫn kiếm SLP càng nhiều. Khi sở hữu nhiều Axie, người chơi có thể ghép đôi và cho Axie sinh ra thế hệ mới - một quá trình tốn SLP và AXS (token tiện ích của game). Tỷ lệ sinh sản càng cao, thì giá SLP càng cao.
Vì được xây dựng dựa trên các thức vận hành kinh tế, nên những giao dịch Axie giữa người chơi rất đa dạng. Không chỉ chuyển nhượng sở hữu, người chơi còn có thể cho vay hoặc cho thuê Axie và kiếm lời. Tất nhiên, hình thức này không được khuyến khích khi nó có thể làm giảm nguồn tiền đầu tư lẫn giá trị Axie trong game.
5 tựa game NFT được đánh giá có thể bùng nổ trong năm 2022, Axie Infinity của người Việt cũng góp mặt Các tựa game NFT này được CoinTelegraph đánh giá có thể bùng nổ mạnh hơn trong năm 2022. Các ứng dụng GameFi, game NFT đang ngày càng phát triển cũng như vượt mặt nhiều tựa game truyền thống thông thường về mức độ phổ biến. Thậm chí, theo ý kiến đánh giá của nhiều người, thể loại game này còn sẽ bùng nổ...