“Game thủ” bỏ học 3 năm đi xách vữa trở thành thủ khoa đại học
Những đêm dài ngủ ngoài ghế đá công viên hay trên hè phố khiến Hậu nhận ra học hành là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời.
Bỏ học 3 năm để chơi game và cú ngoặt sau món quà hoa hồng 5.000 đồng tặng mẹ
Nguyễn Tất Hậu (1992) sinh ra và lớn lên tại vùng “đất học” Đô Lương, Nghệ An. Nhờ có sức học khá, lên cấp 3, Hậu đã thi đỗ vào Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Năm đó, Hậu là một trong số ít học sinh của huyện đỗ vào trường chuyên tỉnh.
Môi trường học tập xa nhà khiến Hậu thấy mọi thứ đều thật mới lạ. “Khi ấy, mình lên thành phố trọ cùng các anh sinh viên trường cao đẳng nghề. Ở phòng trọ ai cũng có một chiếc máy tính để chơi game.
Lúc đầu mình nhìn chỉ thấy… chóng mặt. Sau đó các anh hỏi mình: “Có muốn chơi thử không?”. Mình nghĩ cũng không mất gì nên đã thử. Lâu dần, mình nghiện lúc nào không hay, tới mức bỏ cả học để đi chơi game. Do nghỉ quá số buổi nên mình đã bị nhà trường đuổi học”.
Nguyễn Tất Hậu là thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Chán đi học lại thích chơi game hơn, dù bố mẹ có khuyên nhủ thế nào, Hậu cũng quyết tâm bỏ. Ban ngày cậu làm thêm kiếm tiền, tối lại đi ngồi “nét”. Trong suốt khoảng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu rong ruổi khắp Đà Nẵng, Hà Nội để làm các công việc phổ thông.
Lo lắng cho cậu con trai tuổi chưa đủ 16 sớm bước vào đời sẽ dính phải tệ nạn, người mẹ ra sức khuyên nhủ Hậu về quê học tiếng Hàn Quốc để đi xuất khẩu lao động.
“Vì nhiều người miền Trung đi xuất khẩu, quá hạn visa không về nên mình chờ mãi hồ sơ không được xét. Cho đến khi một trường THPT dân lập thông báo tuyển sinh bằng học bạ, bố mẹ một lần nữa khuyên mình đi học trở lại”.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã ổn định tại giảng đường đại học, Hậu mới bắt đầu vào lớp 10. Nhưng vì ở nhà mãi cũng chán, lại không có cớ trốn đi chơi game, Hậu đồng ý đi học để “cho vui và giết thời gian”.
Những tiết học của Hậu vẫn tiếp tục là những buổi bỏ học để chơi game. Có những hôm cậu đi cả 3 – 4 hôm mới chịu về.
“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình nhìn nhận bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.
Một lần, sau 3 – 4 hôm đi chơi game về, cậu đi qua ngã tư chợ thì thấy người ta bán hoa hồng cho ngày mùng 8-3. Toàn bộ số tiền học mẹ cho tháng này Hậu đã chơi game hết. Với số tiền 5.000 đồng còn lại trong túi, Hậu quyết định mua một bông hồng tặng mẹ để… dễ xin tiền đóng học lại.
Video đang HOT
“Lần đầu tiên nhận được hoa mình tặng, mẹ bất ngờ lắm, nhưng gương mặt có thoáng chút buồn. Cũng khi ấy, trong lòng mình bỗng có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Mẹ nói: ‘Anh chị đều đi học đại học, cho nên con cố gắng thi cho mẹ cái bằng cấp 3′”.
Vậy là Hậu hứa với mẹ: “Thôi để con đi học”.
Ngày hôm sau, bố mẹ Hậu bàn nhau mua cho cậu một chiếc máy tính để bàn. Hậu sẽ được chơi game tại nhà, nhưng chỉ được phép chơi mỗi ngày 2 tiếng. Hết thời gian đó, mẹ cậu sẽ khóa máy tính lại.
“Trong lúc chơi game, mình phát hiện ra rất nhiều thứ đồ trong game có thể “hack” được. Mình thấy bản thân có niềm đam mê về lĩnh vực này. Cho nên lúc ấy mình đã quyết tâm sẽ học và phải làm một điều gì đấy để thay đổi, ít nhất là cho bố mẹ một niềm vui”.
Từ đó, Hậu bắt đầu chăm chỉ đến trường. Trước ngày thi đại học 5 tháng, cậu bắt đầu mua lại SGK lớp 10 và lớp 11 để học. “Vì bỏ lỡ quá nhiều thứ nên mình phải nỗ lực gấp nhiều lần”.
Có những hôm Hậu học đến 3, 4 giờ sáng. Dù mẹ có nói thế nào cậu cũng thức cho đến khi đạt mục tiêu trong ngày mới chịu đi ngủ. Năm ấy, Tất Hậu đã thi đỗ vào ngành An toàn thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone.
Nhớ lại những ngày thi đại học, Hậu kể: “Để tập trung ôn luyện, mình đã mời tất cả các “bạn game” đi chơi thỏa mái một trận, sau đó mình nói: ‘Giờ tao phải tập trung ôn thi đại học cái đã’.
Các bạn cũng đồng ý luôn: ‘Mày là đứa học tốt nhất bọn. Thôi mày cứ học đi, sau chúng tao còn có người nhờ vả’.
Đến thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin
Những ngày đầu lên đại học, tiền thuê nhà, tiền ăn là một khoản chi phí lớn mà theo Hậu, cả 3 anh em cùng đi học đại học một lúc là điều mẹ cậu không thể gánh vác hết được. Thế là cậu bắt đầu nghĩ cách tự xoay sở kinh tế.
Năm đầu tiên cậu cố gắng học để giành học bổng. Sau đó, Hậu đi lê la các quán trà đá hỏi han và dồn toàn bộ số tiền ấy để thuê một căn nhà giá rẻ. Căn nhà này Hậu cho bạn học cùng lớp thuê lại theo phòng. Cứ thế, đến giữa năm 3, cậu đã quản lý được thêm 8 căn nhà cho thuê khác. Khi ấy, các bạn thường gọi Hậu với cái tên “Hậu môi giới” hay “Hậu nhà đất”.
Nhờ việc “cho thuê lại nhà đi thuê”, Hậu đã có thêm một nguồn thu nhập tốt mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.
“Vừa đi học, vừa đi làm lại phải quản lý các nhà trọ khiến một ngày của mình kín mít lịch. Do đó mình đã tự viết phần mềm quản lý, đồng thời giảm tải công việc bằng cách tìm người quản lý cho từng căn. Nhờ vậy, dù nhiều đầu việc nhưng mình vẫn đảm bảo được việc học”.
Tất Hậu và mẹ
Xác định mục tiêu theo kỳ, Hậu luôn coi kỳ đầu tiên là kỳ quan trọng nhất và đặt mục tiêu tổng kết kỳ sau phải cao hơn kỳ trước. Ngoài ra, cậu cũng tham gia nhiều vào các kỳ thi chuẩn quốc tế như lập trình ACM, CTF, Sinh viên với an toàn thông tin,…
Cậu cũng tự tạo thư mục riêng trên máy tính đối với mỗi môn học cụ thể và tìm thêm tư liệu bổ sung cho các môn học ấy.
Nhờ vào những chiến lược học tập hiệu quả, tổng kết các kỳ trong năm học, Hậu đều đạt loại Giỏi, Xuất sắc và nhận được nhiều bằng khen của trường.
Đến năm thứ ba đại học, Hậu được nhận vào thực tập và tiếp đó trở thành nhân viên tại Trung tâm An ninh mạng Viettel của Tập đoàn Viettel khi còn chưa nhận bằng tốt nghiệp. Mức lương kiếm được từ công việc này, theo Hậu là một con số mà trước đây khi đi phu hồ cậu chưa bao giờ nghĩ đến.
Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT. Ngày nhận bằng khen vinh danh thủ khoa cả nước tại Văn miếu Quốc tử giám, Hậu mời bố mẹ ra Hà Nội cùng. Chứng kiến khoảnh khắc con trai đứng lên bục vinh danh, nước mắt của người mẹ cứ thế rơi.
Sau hơn 4 năm học, cậu học sinh bỏ học năm nào đã trở thành Thủ khoa đầu tiên ngành An toàn thông tin PTIT
Giờ đây, Hậu đã có một công việc theo đúng sở thích và đam mê tại Trung tâm công nghệ thông tin, phòng Big Data của Mobifone. Tại đây, ngoài việc được nghiên cứu và áp dụng về các nền tảng công nghệ mới, Hậu còn hỗ trợ đạo tạo giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức thực tế. Cậu cũng chuẩn bị bảo vệ để lấy bằng Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính.
Nhớ lại quãng thời gian 3 năm bỏ học, Hậu nói: “Những ngày mưa lạnh, tiền không có, phải ngủ ở ngoài đường, lấy viên gạch làm gối, mình mới thấy thấm thía và quyết tâm thay đổi để cuộc sống tốt hơn”.
“Tiếp xúc với những con người ở nhiều môi trường khác nhau, mình thấy lựa chọn con đường học là đúng đắn nhất. Mình từng xấu hổ khi bắt đầu đi học trở lại hay e ngại ánh nhìn của ai đó, nhưng không bao giờ là quá muộn. Nếu không biết chấp nhận và thay đổi, có lẽ giờ mình vẫn đang phải lang thang để ngủ ở một góc công viên nào đó…”
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Không để con công nhân bỏ học
Hơn 8,5 tỉ đồng học bổng và quà đã được trao cho con công nhân ngành cao su trong 7 năm qua nhằm tiếp thêm động lực cho các em đến lớp
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên là con công nhân (CN) cao su vượt khó, học giỏi năm học 2018-2019 do Công đoàn (CĐ) Cao su Việt Nam và Hội Khuyến học 28/10 (Tập đoàn Cao su Việt Nam) tổ chức sáng 29-9 tại TP HCM diễn ra trong không khí xúc động xen lẫn tự hào của các em được khen thưởng cũng như cha mẹ, người thân.
Vượt khó, học giỏi
Là một trong số 500 em được khen thưởng năm nay, Đỗ Thành Tài là tấm gương sáng về tinh thần nỗ lực học tập.
Tài là con của chị Trần Thị Thành, nhân viên phục vụ và anh Đỗ Văn Bình, nhân viên lái xe của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Em liên tục là học sinh giỏi 12 năm liền, trong suốt những năm học phổ thông, Tài đã đoạt huy chương bạc kỳ thi Olympic 30-4, giải khuyến khích Anh văn cấp quốc gia... Với những thành tích đó, mới đây, em đã được tuyển thẳng và nhận học bổng toàn phần vào Trường Đại học FPT (trị giá 290 triệu đồng). Là con một nhưng Tài không ỷ lại mà rất tự lập. Thương mẹ bệnh nên em luôn cố gắng vươn lên trong học tập và phụ giúp ba mẹ việc nhà. "Em có được thành tích hôm nay là nhờ sự động viên, hỗ trợ của các cô, chú trong ngành cao su. Em hứa nỗ lực hết sức mình trong những năm đại học để không phụ lòng mọi người" - Tài chia sẻ.
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (bên trái) trao thưởng cho con công nhân
Em Đặng Ngọc Đức, tân sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM, cũng là một điển hình vượt khó. Nhìn vào thành tích học tập của Đức, ít ai biết rằng khoảng thời gian lớp 12, em đã phải trải qua một cú sốc lớn khi cha em (làm việc tại Công ty Cao su TNHH MTV Cao su Phú Riềng) bị tai nạn tưởng chừng không qua khỏi. Mẹ phải nghỉ việc chăm sóc cha, chị gái lại đi học xa, Đức phải nỗ lực rất lớn để vừa có thể học tập thật tốt vừa đỡ đần cho mẹ. Thành quả của tinh thần vượt khó ấy là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em xếp loại giỏi và đỗ đại học với số điểm cao. "Trúng tuyển ngành học mình yêu thích và sức khỏe của cha ổn định là hạnh phúc nhất với em và cả gia đình" - Đức chia sẻ.
Nuôi dưỡng ước mơ
Tài và Đức chỉ là 2 trong số rất nhiều học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt trong năm học vừa qua. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các em luôn là niềm tự hào của cha mẹ và của cả ngành cao su Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc Thuận, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - dù có khó khăn thì tập đoàn cũng sẽ luôn dành sự chăm lo cho thế hệ mai sau của mình. Việc thành lập Hội Khuyến học 28/10 cũng không ngoài mục tiêu đó. Sau hơn 7 năm hoạt động, Hội Khuyến học đã nhận được hơn 22,6 tỉ đồng, qua đó đã trích gần 8,5 tỉ đồng để khen thưởng cho hơn 2.800 học sinh, sinh viên học giỏi, vượt khó trong ngành. Không dừng lại ở đó, tập đoàn và CĐ Cao su Việt Nam còn hỗ trợ kinh phí hơn 5 tỉ đồng trang bị nội thất và trang thiết bị cho ký túc xá ngành Cao su Việt Nam tại khu B, ký túc xá ĐHQG TP HCM gồm 16 tầng, 369 phòng với sức chứa gần 3.000 sinh viên; thành lập Ban Liên lạc học sinh, sinh viên ngành Cao su Việt Nam để kịp thời quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ. "Với tất cả nỗ lực ấy, chúng tôi mong muốn tạo được động lực, vun đắp, bồi dưỡng nhân tài cho ngành và xã hội, không để bất kỳ một cháu nào trong ngành phải bỏ học" - ông Thuận nói.
Những suất học bổng nghĩa tình có ý nghĩa đặc biệt với gia đình CN khó khăn, đặc biệt là CN ngành cao su. Với sự tiếp sức kịp thời của tổ chức Công đoàn và Hội Khuyến học, các cháu có thêm động lực đến lớp và gặt hái kết quả cao trong học tập".
Chị Trần Thị Thành, mẹ học sinh Đỗ Thành Tài
Bài và ảnh: THANH NGA
Theo nguoilaodong
Đường lên đỉnh Olympia và hành trình 19 năm thắp lửa tri thức Việt Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 19 khép lại sau trận chung kết đầy cảm xúc với chiếc vòng nguyệt quế thuộc về Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An). Chặng đua hồi hộp và đầy cảm xúc chứng kiến cuộc tranh tài của 4 nhà leo núi cừ khôi đến từ Nghệ An, Khánh Hoà, Đắk Lắk...