Game Mobile: Cứu cánh cho game mạng xã hội
Smartphone phát triển như vũ bão đã khiến người dùng quay lưng với game mạng xã hội. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, các công ty lớn như Zynga cần chọn nước đi khác.
Còn nhớ thời kỳ những năm đầu game mạng xã hội phát triển và thu nhiều thành quả, cho tới nay có hàng trăm game khác nhau với nội dung không mấy thay đổi, dần dần game mạng xã hội trở nên bão hoà, người chơi không còn hứng thú, và cái chết tất yếu của các Game mạng xã hội đã được định trước.
Chúng ta tiếp tục nói tới Zynga – NPH game thu lợi nhuận khổng lồ từ mảng game mạng xã hội, gần đây giám đốc điều hành Mark Pincus của NPH này tuyên bố công ty sẽ tập trung sâu hơn vào mảng game trên điện thoại di động so với các sản phẩm webgame, đây là nơi họ nhìn thấy tương lai kéo công ty ra khỏi sự thoái trào của những tựa game “trồng chọt – chăn nuôi” trên Facebook. Trưởng bộ phận game mobile của Zynga, ông David Ko tuyên bố rằng mảng game mobile của hãng đang phát triển tốt với 22 triệu lượt chơi mỗi ngày.
Quý IV năm 2012, Zynga có 72 triệu người chơi game trên điện thoại hàng tháng (tăng 75% so với cùng kỳ năm trước). Theo số liệu từ ComScore, Zynga có lượng người dùng trên di dộng đứng thứ 5 tại Mỹ, sau những gã khổng lồ như Google và Facebok. Tháng 12 năm 2012, khách hàng của Zynga dành ra 10,7 tỷ phút chơi các game trên di động, trong đó có tới 7,5 tỷ phút thuộc về tựa game Words With Friends.
Matching with Firends – Game Mobile sẽ được Zynga giới thiệu trong năm 2013.
Zynga hiện đang sở hữu hai tựa game nằm trong top download là Zombie Swipe và Worlds with Friends. Để nhanh chóng bắt kịp xu thế “mobile hoá”, Zynga sẽ tiếp tục cho ra mắt 2 tựa game mobile mới là Matching with Friends và Zynga Elite Slots. Ngoài ra, hãng hứa hẹn một sản phẩm quan trọng khác sẽ được tung ra trong năm 2013 là version 2 của game nổi tiếng Draw Something.
Video đang HOT
Game Mobile có ưu thế gì khiến nó được chọn làm bước đi tiếp theo sau Game mạng xã hội?
Hiện nay thị trường điện thoại thông minh (smartphone) phát triển như vũ bão. Theo thống kê từ Flury, chỉ trong vòng 1 năm (từ 02/2012 – 02/2013) tỉ lệ tăng trưởng của các thiết bị chạy hệ điều hành iOS & Android tăng lên tới 266%. Giờ đây chỉ với số tiền từ 3 – 4 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android. Số lượng smartphone bán ra trên thị trường trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 40-45%, đây hứa hẹn là thị trường lớn và đầy tiềm năng trong tương lai.
Game Mobile được chọn là bước đi để cứu cánh cho nền tảng Game mạng xã hội của Zynga.
Khi Webgame và Game mạng xã hội ra đời với yếu tố “mỳ ăn liền” đơn giản, nhanh gọn không yêu cầu cài đặt phức tạp đã phần nào làm thị phần của người anh cả Game PC giảm sút. Tuy nhiên cả hai thể loại game này bạn sẽ phải kè kè bên chiếc máy tính trong một khoảng thời gian nhất định để chơi game. Cả hai vấn đề trên đều được Game Mobile giải quyết tốt. Với một chiếc điện thoại, bạn có thể thoả mãn đam mê mọi lúc mọi nơi, từ trong văn phòng cho tới những quán cafe, trà đá vỉa hè,…
Còn nhớ trước đây khi “Nông trại vui vẻ” làm mưa làm gió, người người thi nhau làm nông dân. Rồi chỉ sau một thời gian ngắn, phiên bản mobile của tựa game này xuất hiện với ưu điểm “mọi lúc mọi nơi” đã nhanh chóng nhấn chìm webgame trên mạng xã hội vào quên lãng. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, và tôi tin chắc chắn rằng những tựa game như Farmville cũng khó tránh khỏi tình trạng trên.
Tựa game trồng trọt mang hơi hướng “Nông trại vui vẻ” Hay Day của Supercell đã thu về lợi nhuận lên tới 500.000 USD mỗi ngày cho công ty.
Có thể thấy smartphone ngày nay có thể coi như một chiếc máy tính thu nhỏ, các hệ điều hành đã hỗ trợ tốt hơn vấn đề cộng đồng như Game Center của iOS. Đây cũng là mục tiêu của Zynga: mang mạng xã hội game lên di động chứ không chỉ đơn thuần là một trò chơi đơn lẻ.
Điện thoại di động không phải là môi trường mạnh mẽ nhất để hỗ trợ chơi game, nhưng nó là thiết bị chúng ta luôn mang theo bên người. Rất có thể nền tảng này sẽ là lựa chọn hàng đầu khi người chơi muốn giết thời gian.
Game Mobile có phải là miếng bánh ngon?
Game Mobile là một thị trường mới, nó gần giống như thị trường Game mạng xã hội những năm Zynga độc tôn. Một mảnh đất mới cần chặng đường dài để hoàn thiện sẽ rất khó nói đến vấn đề thành hay bại của nó.
Có rất nhiều NPH game cả trong và ngoài nước đang tranh nhau miếng bánh ngọt Game Mobile. Nhiều tựa game có độ “phủ” rất rộng như Words with Friends của Zynga, bạn có thể chơi trên iOS, Android giá rẻ cho tới cao cấp, máy tính bảng, PC hay thậm chí cả Kindle dù chúng không thực sự mượt mà trên đó. Hiện tại ở Việt Nam có thể thấy Soha Game như một khác biệt khi sở hữu hai tựa game đồ hoạ đẹp mắt chỉ hỗ trợ hệ điều hành iOS là iGà và Tình Kiếm. Bước đi này của Soha Game nhằm vào đối tượng cộng đồng iOS khó tính và sẵn sàng chịu chi. Với độ ổn định khi phần cứng và hệ điều hành kết hợp tuyệt vời, hai tựa game này dễ dàng phát huy thế mạnh đồ hoạ đỉnh cao mà các game đa nền tảng khó thực hiện được.
Đặc điểm chung của Game Mobile là chi phí đầu tư ít hơn Game PC và Webgame nhưng thu lại lợi nhuận khổng lồ. Người dùng di động khá bận rộn, họ không có nhiều thời gian để “cày” game online hàng giờ đồng hồ. Những tựa game đơn giản có tính giải trí cao sẽ dễ hàng được lòng người chơi. Một ví dụ điển hình nhất là Angry Birds – một sản phẩm của Rovio, năm 2009 game này có giá $2,99. Chỉ sau 3 năm lượt tải về của tựa game này lên tới con số 1 tỷ và thu lợi cho hãng gần 3 tỷ USD với sản phẩm đơn giản nhưng chất lượng của mình. Tuy nhiên, ưu điểm cũng phần nào là nhược điểm của Game Mobile, khi mà các NPH khác dễ dàng sao chép hay thậm chí làm tốt hơn sản phẩm của họ.
Nhận xét một cách khách quan, với những ưu điểm lớn của Game Mobile, tôi tin sớm muộn nền tảng này sẽ đuổi kịp, thậm chí vượt xa sự thành công của Game PC, và sẽ là nơi cứu cánh cho các công ty Game mạng xã hội đang đứng trước tình cảnh khó khăn. Đây cũng là miếng bánh ngon cho nhiều bên khi người dùng di động sẽ có thêm thói quen trả phí cho các dịch vụ gia tăng kèm theo.
Theo GameK
Game Mạng xã hội đang tụt dốc không phanh
Từng được coi là xu thế mới của làng game quốc tế, nhưng giờ đây hàng loạt game Mạng xã hội đang mất dần người chơi và phải đóng cửa.Kể từ khi làn sóng Mạng xã hội tràn ngập cư dân mạng, đặc biệt là với sự bùng nổ của Facebook thì các trò chơi trên nền tảng này cũng sở hữu lượng người chơi khổng lồ. Thành công rực của của Zynga với FarmVille hay CityVille càng khiến nhiều NSX lao vào phát triển game Mạng xã hội, và nhiều người từng coi đây là xu thế mới của làng game quốc tế.
The Sims Social, một trong nhiều game MXH đóng cửa gần đây.
Tuy nhiên nhận định trên có vẻ là quá sớm vì trong thời gian gần đây, hàng loạt game Mạng xã hội đang mất dần người chơi và phải đóng cửa mà mới nhất là trường hợp của EA. Theo tin mới nhận hãng này vừa tuyên bố đóng cửa 3 game The Sims Social, SimCity Social và Pet Society.
Sở dĩ EA phải đóng cửa một số game cho Facebook vì họ thấy rằng lượng người chơi đã giảm rõ rệt. Quyết định này không có gì ngạc nhiên bởi vì trước đó cũng đã có một số sản phẩm tương tự bị đóng cửa với cùng lý do. Việc "ông lớn" này không còn mặn mà với game Mạng xã hội cho thấy nền tảng này bắt đầu xuống dốc.
Cách đây không lâu, ngay cả Zynga cũng đã đóng cửa một số game Facebook như PetVille, Mafia Wars 2, FishVille. Vampire Wars, Treasure Isle... Thậm chí hãng này còn ngừng một số studio phát triển và dự định không còn sản xuất game cho Facebook.
Lớp trẻ đang dần kém mặn mà với game trên Facebook.
Việc các game Mạng xã hội đang ngày một tụt dốc là không quá bất ngờ, nhất là khi mà mức độ quan tâm của người dùng đến Facebook không còn được như xưa. Giờ đây họ vào MXH chủ yếu để chia sẻ cuộc sống cá nhân thay vì giải trí như trước, ngay cả nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng Facebook sẽ mất vị thế trong tương lai.
Theo GameK
Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2) Lợi nhuận bị sụt giảm khi phải chia nhỏ thị phần, nhìn nhận kém sự phát triển của thị trường đã khiến các game mạng xã hội dần bị khai tử. Lợi nhuận sụt giảm, nhìn nhận kém thị trườngSự phát triển nhanh chóng cùng nguồn thu không nhỏ từ các NPH game đã khiến Facebook muốn ăn chia lợi nhuận và mạng...