Game giáo dục trực tuyến
Việc ra mắt game giáo dục 3D thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh học sinh.
Vừa qua, tại Hà Nội, game trực tuyến mang tên Chinh phục vũ môn đã chính thức ra mắt. Đây là game giáo dục 3D đầu tiên và được Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ GD-ĐT ủng hộ.
Chinh phục vũ môn là một trò chơi trực tuyến, nhập vai 3D đầu tiên ở Việt Nam mang yếu tố giáo dục, bổ trợ kiến thức cho học sinh, sinh viên. Game do Công ty cổ phần eGame phát triển, được lấy từ cốt truyện cá chép hóa rồng vượt vũ môn, đưa người chơi đến với cuộc thi nhằm đi tìm một nhân vật tài giỏi để đứng ra giải quyết một mối lo lớn cho cộng đồng đang đến gần. Muốn chiến thắng, người chơi không chỉ cần có kỹ năng, chiến thuật mà còn phải có kiến thức trải rộng của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kiến thức thường thức.
Khác với hình dung rằng game giáo dục thường nhàm chán và nặng nề, những thông tin đầu tiên cho thấy đây là một game được thiết kế khá công phu, bắt mắt. Bên cạnh đó, game còn có hệ thống lớp học 3D trực tuyến, có thầy cô giáo và học sinh với chỗ ngồi và bục giảng sinh động. Đặc biệt, hệ thống bài giảng đồ sộ để game thủ vào “sạc” kiến thức trước khi lâm trận. Hàng trăm bài giảng dành cho học sinh THCS và THPT của những môn học như toán, tiếng Anh, văn học, vật lý, hóa học do các thầy cô hàng đầu từ các trường như: Học viện Ngoại giao, THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, Lương Thế Vinh, Chuyên Ngoại ngữ Hà Nội… trực tiếp đứng lớp.
Là người đã có cơ hội chơi thử game này, bạn Lương Mai Hạnh, Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), kể lại đây là lần đầu tiên bạn được biết đến một game online mà có mục đích học tập, và không ngờ game giáo dục lại hấp dẫn đến vậy.
Video đang HOT
Không chỉ các game thủ mà ngay cả các phụ huynh cũng háo hức không kém. Chị Hương, phụ huynh có con học tại Trường phổ thông dân lập Lomonoxop (Hà Nội), hồ hởi: Việc cấm con chơi game là không thể nên nếu có nhiều loại game lành mạnh, hấp dẫn để các cháu lựa chọn thay vì tìm đến những game bạo lực chính là cách “lấy hoa thơm dập vùi cỏ dại” tốt nhất.
Ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB Văn hóa-Giáo dục- Thanh niên-Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng: Game online nói riêng cũng như internet nói chung có cả mặt tích cực và tiêu cực, nhưng tích cực là chính, vì vậy khi giải quyết vấn đề này phải làm sao hạn chế được tiêu cực và phát huy được những tích cực của nó. “Lẩn tránh hay cấm đoán là hoàn toàn không nên”, ông Thi nói.
Theo ông Thi, hướng giải quyết cho vấn đề này là phải có cách quản lý định hướng sao cho các nhà cung cấp game online làm ra những game vừa hấp dẫn vừa tích cực, lành mạnh hơn cho giới trẻ.
Ông Nguyễn Bá Bình – Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên (ĐH Sư phạm Hà Nội), cũng cho rằng: Xét về mặt tâm lý học, những người hoạt động tập trung trí não nhiều như học sinh thì rất cần có lúc giải trí để giảm căng thẳng. “Game giáo dục như Chinh phục vũ môn là giải pháp tốt giúp các em giải tỏa được căng thẳng mệt mỏi sau giờ lên lớp, đồng thời giúp các em ôn bài, thâu nhận thêm kiến thức mới”, thầy Bình nói.
Khẳng định chơi game là một nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên, ông Nguyễn Vinh Hiển – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, phát biểu tại buổi ra mắt game giáo dục 3D: “Việc các nhà phát hành game Việt Nam hướng tới sản xuất, phát hành một số game giáo dục là tín hiệu đáng mừng và đáng khích lệ. Nếu khai thác tốt game giáo dục sẽ góp phần trong việc hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức cho học sinh. Game giáo dục cần đạt được các tiêu chí giáo dục rõ ràng: giải trí lành mạnh và cung cấp tri thức, kỹ năng cho người chơi. Ở Việt Nam, các game giáo dục hay có thể sử dụng như một hoạt động ngoại khóa tại trường. Ở nhà, các bậc cha mẹ nên chủ động hướng dẫn con em mình chơi game giáo dục và chơi cùng con”.
Theo TNO
Sai sót trong Atlat địa lý 12: Không ảnh hưởng đến việc ôn thi tốt nghiệp
Đó là khẳng định của thầy Trần Văn Quang, Tổ trưởng môn địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), sau khi phát hiện sai sót ở biểu đồ (trang 10 và 15) trong Atlat địa lý Việt Nam.
Ảnh hưởng đến học sinh yếu kém
Thầy Trần Văn Quang cho biết: "Qua đối chiếu với các biểu đồ trong sách địa lý chuẩn, nhận thấy biểu đồ tròn và biểu đồ miền ở trang 10 và 15 có phần sai lệch so với chương trình SGK. Cụ thể, 2 biểu đồ minh họa này vẽ ngược chiều hoàn toàn so với chương trình dạy và học theo SGK".
Trang 10 trong Atlat địa lý Việt Nam, biểu đồ hình tròn (tỷ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông) bị vẽ lệch trục phân chia phần trăm - Ảnh chụp từ Atlat
Cũng theo thầy Quang, cùng một biểu đồ miền nhưng trang 15 và 17 trong Atlat địa lý cũng có sự khác nhau.
Tuy sai sót này không ảnh hưởng đến chương trình ôn thi tốt nghiệp của học sinh, nhưng nó sẽ tác động nhất định đến những em có học lực yếu kém trong việc phân biệt giữa các dạng biểu đồ.
Thầy Quang cũng khuyến cáo là học sinh 12 cần nắm vững kiến thức địa lý trong SGK, các dạng biều đồ minh họa trong Atlat chỉ để tham khảo và thực hành thêm.
Cô Diễm Trang, giáo viên địa lý, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay: "Kiến thức trong Atlat địa lý Việt Nam có nhiều điểm không đồng nhất với chương trình SGK. Trong quá trình học, chúng tôi cũng khuyến cáo học sinh không nên phụ thuộc nhiều vào Atlat...".
Atlat chi tiết hơn SGK
Theo thầy Quang, nếu so sánh giữa SGK địa lý và Atlat thì một số câu hỏi trong Atlat chi tiết hơn SGK, khiến nhiều học sinh phân vân khi làm bài.
Chẳng hạn, trong Atlat thường dùng từ "mô tả các dãy núi" còn SGK chỉ viết ngắn gọn là "các dãy núi", hoặc nếu Atlat chỉ ra chi tiết độ cao của các dãy núi thì SGK chỉ gộp lại nói chung là các ngọn núi có độ cao trung bình...
Vì vậy, theo thầy Quang, học sinh ôn thi tốt nghiệp cần hết sức lưu ý đến các dạng bài tập khác nhau để không hoang mang, nhầm lẫn.
Cô Hồng Thái, giáo viên địa lý Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) khẳng định: Nếu như trong quá trình dạy mà giáo viên không biết cách kết hợp giữa SGK và Atlat địa lý, thì các em rất dễ vẽ sai. Vì nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, trong khi có khá nhiều dạng biểu đồ nên rất dễ nhầm lẫn và không biết cái nào đúng, cái nào sai.
Theo TNO
Rối rắm tuyển sinh Năm nay, Bộ GD-ĐT ban hành một số quy định mới trong tuyển sinh. Tuy nhiên khi thực hiện, trường và thí sinh gặp không ít khó khăn. TS nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ ở bộ phận tuyển sinh của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Lúng túng mã ngành Theo quy định...