Galaxy Note 10.1 nâng cấp vi xử lý vào phút chót
Kết quả bài kiểm tra Basemark ES 2.0 Taiji mới nhất cho thấy, vi xử lý và chip đồ họa mới đã xuất hiện trên phiên bản Galaxy Note 10.1 sắp lên kệ.
Máy tính bảng Note 10.1 có cấu hình mạnh hơn.
Theo thông tin rò rỉ trên GSM Arena, có vẻ như Samsung đã trang bị CPU và GPU hoàn toàn mới cho thế hệ Galaxy Note 10.1 sắp lên kệ tại Mỹ và các thị trường khác. GPU mới cho kết quả kiểm tra benchmark cao hơn 61 Megapixel một giây, cao gần gấp 3 lần so với mẫu Galaxy Note trang bị chip đồ họa Mali-400MP trước kia.
Kết quả bài kiểm tra benchmark mới trên GSM Arena.
Dù tên sản phẩm không thay đổi nhưng Note phiên bản 10.1 thế hệ mới có thể sẽ được trang bị chipset Exynos 4412 với vi xử lý Cortex-A9 lõi tứ tốc độ 1,5GHz của ARM, thay cho loại chip 2 nhân trước kia. Trong khi đó, GPU của thiết bị được cho là sẽ được sử dụng thế hệ chip mới hơn: Mali T-604, loại chip có khả năng cho tốc độ cao gấp 5 lần và có thể nâng cấp lên 4 nhân.
Galaxy Note 10.1 ra mắt từ cuối tháng 2 sử dụng nền tảng Ice Cream Sanwich và bộ giao diện Touchwiz. Mẫu máy tính bảng này có ba lựa chọn bộ nhớ là 16, 32 và 64GB, kèm theo hỗ trợ thẻ microSD dung lượng tối đa 32GB.
Theo Số Hóa
Asus Transformer Pad 300 - 'kẻ biến hình' giá rẻ
Với mức giá khoảng 8 triệu đồng (380 USD) cho model 16 GB, người dùng có cơ hội sở hữu một chiếc máy tính bảng lõi tứ hiệu suất cao, chạy hệ điều hành Android 4.0.
Video đang HOT
Dòng Transformer của Asus là một trong những sản phẩm được đánh giá cao nhất trên thị trường máy tính bảng hiện nay. Sự xuất hiện của chiếc Eee Pad Transformer đời đầu, với mức giá hợp lý (400 USD), như một "làn gió mới" thổi vào thị trường máy tính bảng vốn đầy rẫy những model na ná giống nhau.
Tiếp đó, Asus Transformer Prime ra mắt, thách thức các đối thủ nhờ cấu hình mạnh mẽ với chip lõi tứ, màn hình IPS và thiết kế vỏ kim loại siêu mỏng. Transformer Pad 300 là model thứ ba ra mắt thị trường nhằm thay thế dòng Transformer đời đầu đã có tuổi đời hơn một năm.
Model này được bán với giá 380 USD cho phiên bản 16 GB, 400 USD cho phiên bản 32 GB, trang bị chip lõi tứ Tegra 3 và hệ điều hành Android 4.0.3 Ice Cream Sandwich.
Màn hình IPS
Transformer Pad sở hữu màn hình IPS độ sáng 300 nit. Mặc dù không ấn tượng như màn hình IPS 600 nit của Transformer Prime, nhưng trừ khi sử dụng ở điều kiện ánh sáng trực tiếp, nó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày. Độ phân giải của máy chỉ ở mức 1.280 x 800 pixel, nhưng độ tương phản, màu sắc và độ cân bằng hình ảnh của chiếc máy tính bảng biến hình này đều được đánh giá rất cao.
Dock bàn phím
Giống như các model Transformer khác, Transformer Pad 300 cũng sở hữu dock bàn phím tùy chọn với giá 150 USD, với bàn phím, trackpad, cổng USB, khe cắm thẻ nhớ SD và pin ngoài. Chiếc dock di động giúp biến nó thành một chiếc netbook với đầy đủ các tính năng cần thiết.
Với một thiết bị kích cỡ màn hình 10 inch, các phím bấm trên dock không thực sự lớn, tuy nhiên bù lại nó có thiết kế khá mỏng, độ phản hồi tốt và hành trình phím vừa phải, thậm chí còn tốt hơn so với một số model laptop chạy Windows.
Dock bàn phím của máy được trang bị pin Lithium Ion 22 Wh, nhỏ hơn đôi chút so với pin 15 Wh của Transformer Prime, trong khi cổng USB của nó có thể hoạt động tốt với hàng loạt thiết bị cắm ngoài như ổ cứng di động, ổ CD-ROM, bàn phím, chuột hoặc tay cầm chơi game nhưng không thể kết nối với USB.
Thiết kế
Được làm bằng vỏ nhựa, Transformer Pad 300 dày hơn và nặng hơn so với Transformer Prime và khá tương đương với chiếc iPad thế hệ thứ 3 của Apple. Tuy nhiên, cũng nhờ thiết kế đó mà Transformer Pad 300 cho cảm giác chắc chắn và bắt sóng Wi-Fi tốt hơn so với phiên bản cao cấp Transformer Prime.
Hai loa nhỏ của máy được đặt ở cạnh dưới góc phải, cho chất lượng vừa phải, kém xa so với chiếc Acer Iconia Tab A510 (cũng là một máy tính bảng lõi tứ) với loa Dolby Mobile. Tuy vậy, âm thanh qua headphone lại rất tuyệt. Transformer Pad 300 còn có thể xuất các nội dung 3D ra một chiếc TV 3D qua cổng HDMI.
Hiệu suất
Transformer Pad 300 sử dụng chip Nvidia Tegra 3 lõi tứ với đồ họa GeForce. Mặc dù tốc độ đồng hồ của chip chậm hơn khoảng 100 MHz so với với Transformer Prime, nhưng người dùng gần như không nhận ra sự khác biệt của cả hai model, khi máy thực hiện các tác vụ rất nhạy và điểm benchmark cũng rất cao.
Trong khi hầu hết các máy tính bảng Android khác đều dùng RAM DDR2 thì Transformer Pad lại được trang bị RAM DDR3. Máy được bán ra với hai phiên bản 16 GB và 32 GB, nhưng người dùng có thể mở rộng bằng khe cắm thẻ nhớ microSD. Chiếc máy tính bảng này cũng cho khả năng chạy video 1.080p tốt hơn nhiều so với các máy tính bảng lõi kép trên thị trường.
Thời lượng pin
Transformer Prime cho thời lượng sử dụng thực tế khoảng 7,5 tiếng, với độ sáng 60%, Wi-Fi bật, lướt web, stream video từ YouTube và một số thao tác khác. Đó là một con số chấp nhận được, mặc dù không phải là cao so với nhiều sản phẩm hiện tại. Nếu có thêm dock bàn phím di động, thời gian sử dụng của máy kéo dài thêm khoảng 3,5 tiếng.
Kết
Asus Transformer Pad 300 là một chiếc máy tính bảng Android tốt. Với giá bán chỉ từ 8 triệu đồng, người dùng có cơ hội sở hữu một thiết bị chạy hệ điều hành mới nhất, CPU lõi tứ, màn hình IPS và dung lượng lưu trữ hợp lý. Thậm chí, nó còn có một số điểm vượt trội so với phiên bản cao cấp Transformer Prime như Wi-Fi và GPS hoạt động tốt hơn.
Điểm trừ của sản phẩm này là thiết kế vỏ nhựa cho cảm giác kém sang trọng, màn hình hiển thị kém khi dùng máy ngoài trời và độ mỏng không thực sự ấn tượng.
Clip dùng thử máy tính bảng Asus Transformer Pad 300.
Thành Duy
Theo Infonet.vn
Galaxy S III phải có gì để "đấu" với iPhone? Galaxy S III của Samsung sẽ ra mắt vào ngày 3/5. Sản phẩm này được hy vọng trở thành đối thủ của iPhone Apple. Nếu vậy nó sẽ cần phải có những gì? Smartphone mới của Samsung này gần như chiếm trọn sự quan tâm của những người yêu mến Android và ít nhiều cũng gây được sự chú ý của những người...