‘Gã khổng lồ’ Microsoft tăng 20% giá bán các sản phẩm chủ lực
Việc tăng giá bán này sẽ làm ảnh hưởng đến các khách hàng thương mại và là lần đầu tiên kể từ khi Microsoft triển khai dịch vụ cách đây 10 năm.
Bộ Microsoft 365 là sản phẩm chủ lực của Microsoft.
“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft Corp thông báo sẽ tăng giá bán lên tới 20% cho gói phần mềm có tên Microsoft 365, bao gồm các ứng dụng phổ biến như Teams và Outlook.
Trong một bài đăng trên blog, Microsoft cho biết việc tăng giá bán gói phần mềm này sẽ được áp dụng trong vòng sáu tháng.
Bộ Microsoft 365 là sản phẩm chủ lực của Microsoft, được phát triển như một bộ ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho các công việc văn phòng.
Riêng sản phẩm này đã mang về doanh thu 53,9 tỷ USD trong năm tài chính gần đây nhất cho Microsoft, chiếm khoảng 1/3 trong tổng doanh thu 168 tỷ USD của hãng.
Việc tăng giá bán này sẽ làm ảnh hưởng đến các khách hàng thương mại và là lần đầu tiên kể từ khi Microsoft triển khai dịch vụ cách đây 10 năm.
Ông Jared Spataro, Phó Chủ tịch phụ trách Microsoft 365, cho biết hãng này đã bổ sung thêm hơn 20 ứng dụng vào bộ phần mềm này kể từ khi ra mắt.
Ở phiên bản thấp nhất, gồm các phần mềm hỗ trợ kinh doanh cơ bản, mức giá bán sẽ tăng 20% từ 5 USD lên 6 USD cho mỗi người dùng, trong khi các phiên bản cao cấp nhất của bộ phần mềm Microsoft 365 sẽ có mức tăng thấp hơn là 12,5% từ 32 USD lên 36 USD cho mỗi người dùng.
Microsoft cho biết giá các phiên bản phần mềm dành cho người tiêu dùng hoặc giáo dục không thay đổi.
Video đang HOT
Trong một thông báo, ông Spataro cho hay mức giá bán mới này phản ánh giá trị gia tăng mà Microsoft đã cung cấp cho khách hàng trong 10 năm qua.
Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên 19/8 khi tăng 1,8% lên 295,96 USD/cổ phiếu.
Microsoft dùng Windows 11 để chống lại Apple?
Nhiều năm bị Apple tìm cách phá thế độc quyền trên PC, giờ đây đến lượt Microsoft nhắm vào mảnh đất độc quyền của đối thủ sừng sỏ.
Trong kế hoạch ban đầu, Windows 11 dường như là một bản cập nhật ổn định cho một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới PC. Điều đầu tiên đập vào mắt người dùng chính là thiết kế hợp lý tương tự điện thoại iOS và Android.
Microsoft cũng thêm các tính năng giúp người dùng làm việc tại nhà trong mùa dịch. Gã khổng lồ phần mềm đã tích hợp phần mềm chat video, công nghệ giúp game hiển thị đẹp hơn, các nút và cửa sổ trông hiện đại hơn.
Nhưng Microsoft tin rằng, điểm bán hàng độc nhất là cái mà họ không có. Sau khi công bố Windows 11 vào 24/6, CEO Satya Nadella cho biết, công ty đang xây dựng công nghệ để làm việc với càng nhiều sản phẩm càng tốt, bao gồm các phần mềm cạnh tranh trên kho ứng dụng khổng lồ của Android.
Bước đầu tiên trong kế hoạch này của Microsoft là phát hành miễn phí Windows 11.
Giá cổ phiếu của Apple và Microsoft có sự tăng trưởng gần như song hành trong suốt một năm qua, nhưng gần đây Microsoft đã bứt lên trong khi Apple có dấu hiệu đi ngang.
"Ngày hôm nay thế giới cần một nền tảng mở hơn nữa, một thứ cho phép các ứng dụng trở thành nền tảng theo cách riêng. Windows là một nền tảng nơi mọi thứ còn lớn hơn cả Windows", ông cho biết.
Vị CEO gốc Ấn thúc đẩy mục tiêu này bằng cách mời Google đưa Play Store lên Windows. Ông cũng cho phép các nhà phát triển bán phần mềm trên Microsoft Store với hoa hồng rất thấp để cạnh tranh với tỷ lệ 30% của Apple và Google. Satya Nadella cũng khuyến khích FaceTime và các công nghệ khác chạy trên Windows 11 và đưa tất cả lên Microsoft Store.
Sự thay đổi của Microsoft
Động thái của Microsoft với Windows 11 đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn của họ. Hai thập kỷ trước, Microsoft cố gắng nghiền nát đối thủ cạnh tranh của Windows mà cuối cùng dẫn đến vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thế kỷ.
Chiến lược của Microsoft khiến công ty này bị người dùng gọi một cách châm biếm là M$, ám chỉ công ty chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước khi nghĩ đến người dùng.
Đầu thập niên 2000, các đối thủ bắt đầu đánh mạnh vào thế độc quyền của Microsoft. Google ra mắt thị trường tìm kiếm với khẩu hiệu 'Đừng thành quỷ dữ' còn Apple bắt đầu chiến dịch 'Kiếm lấy máy Mac' ở thị trường máy tính vào năm 2005.
Microsoft đưa Teams vào Windows 11 để mở rộng hệ sinh thái hơn nữa.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2015, Google đổi khẩu hiệu thành 'Làm điều đúng đắn' trước các khẩu hiệu độc quyền nhắm vào chính gã khổng lồ tìm kiếm này. Còn Apple cũng điêu đứng với các vụ điều tra nhắm vào App Store ở Mỹ và châu Âu, được thêm dầu vào lửa bởi các đối thủ như IAC, Spotify hay Epic Games.
Trong khi đó, kể từ năm 2014, Microsoft đã theo đuổi chiến lược mới với tân thuyền trưởng Satya Nadella. Vị CEO mà khi đó mới 47 tuổi bắt đầu mềm mỏng hơn với các đối tác, đối thủ và thậm chí cả với các bộ phận nội bộ.
Và giờ đây với Windows 11, Microsoft đã có cơ hội hòa vào đám đông thay vì đứng ở phe đối lập. Sau đợt thử nghiệm vào mùa hè, Microsoft dự định phát hành Windows 11 vào cuối năm nay, có thể trùng thời điểm Apple cập nhật phiên bản hệ điều hành mới cho iPhone, iPad và máy Mac.
"Gió đông đã tới", nhà phân tích Maribel Lopez của Lopez Research cho biết. Sau một khoảng thời gian rất dài, Microsoft đã mở hơn, dễ dàng phát triển với hàng trăm triệu máy tính cá nhân được tiêu thụ. Ngay cả điểm yếu ở mảng smartphone giờ đây cũng dần được khỏa lấp khi sức mạnh của các con chip di động đã ngang ngửa và thậm chí còn hơn cả PC.
"Nhưng sẽ không thể hạ gục Apple một cách dễ dàng", ông này cho biết. Ám chỉ cuộc chiến sẽ còn kéo dài nhiều năm khi Apple vẫn có trong tay hai thứ vũ khí lợi hại là iOS và MacOS.
Windows kế tiếp
Thập niên 90s, Microsoft có nhiệm vụ đặt một chiếc máy tính lên trên bàn của mỗi nhà. Đến năm 2015, nhiệm vụ đó đã xong và giờ Microsoft muốn mọi người nhét một chiếc máy tính vào túi quần.
Vậy điều kế tiếp là gì? Nadella muốn trao sức mạnh cho mọi tổ chức và cá nhân trên hành tinh này. Điều này khá là kỳ quặc khi nghĩ rằng Microsoft là một công ty có sản phẩm giúp các công ty có sản phẩm khác thành công.
Nhưng Microsoft sẽ không hoàn toàn quên đi cái cũ. Trong bài phát biểu của mình, Nadella không chỉ muốn đánh bại kẻ thù lớn nhất Apple mà thực sự rất nghiêm túc với kế hoạch của mình.
Microsoft sẽ làm tất cả để Office chạy mượt mà, Teams và các phần mềm khác hoạt động tốt trên iPhone, iPad và Mac. Nhưng đổi lại Apple hiếm khi cập nhật iTunes trên Windows và vẫn chưa cho dùng FaceTime trên Windows.
Windows 11 là một vỏ bọc tốt đẹp hoàn mỹ cho Microsoft trong cuộc chiến với Apple.
Giới phân tích cho rằng, Microsoft tập trung đánh Apple để ẩn giấu vỏ bọc bên trong. Apple đang là tâm điểm chỉ trích bởi sự độc quyền và sẽ là tiếng vang cho bất cứ ai chống lại Táo khuyết.
Nhưng tấn công Apple là không đủ để thay đổi nhận thức của mọi người. Năm 2001, 9 trên 10 máy tính trên hành tinh này dùng Windows. Ngày nay con số này là 7 trên 10 theo StatCounter.
Vì thế Microsoft vừa muốn tranh thủ tầm ảnh hưởng vừa muốn đánh lạc hướng chú ý của mọi người để chống lại Apple. Nhiều người dùng sẽ buộc phải tải Windows 11 hoặc chờ IT cài hộ.
Và những gì Microsoft làm với Teams cũng tương tự như cách Apple tích hợp FaceTime trên tất cả các sản phẩm của mình. Nhưng Microsoft rõ ràng muốn tạo ra bản sắc riêng bằng cách 'mở cửa sổ' Windows.
"Chúng tôi đang xây dựng cho thập kỷ tới và hơn thế nữa. Đây là phiên bản đầu tiên của Windows kỷ nguyên mới", CEO của Microsoft nhấn mạnh.
Microsoft ra mắt ấn phẩm kỹ thuật số WorkLab Microsoft vừa tung ra ấn phẩm kỹ thuật số mới có tên gọi WorkLab nhằm mục tiêu làm nổi bật các nghiên cứu, những thông tin khoa học và các câu chuyện xung quanh tương lai của công việc. WorkLab là điểm đến về những đổi mới và tương lai của công việc, cũng như tầm ảnh hưởng đến sản phẩm của hãng...